Đàm phán Việt Nam - Trung Quốc về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ

4:50:00 AM |

QĐND - Trong hai ngày 26 và 27-9, tại Bắc Kinh, Trung Quốc,  đã diễn ra đàm phán vòng II cấp chuyên viên Việt Nam - Trung Quốc về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Đàm phán diễn ra trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và xây dựng. Hai bên khẳng định quyết tâm cùng nỗ lực thúc đẩy đàm phán trên cơ sở các nguyên tắc đã được xác định trong “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” ký tháng 10-2011, vững bước thúc đẩy phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.
Hai bên nhất trí nguyên tắc chỉ đạo phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là căn cứ vào Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan.
Hai bên thỏa thuận tiến hành đàm phán vòng III cấp chuyên viên Việt Nam - Trung Quốc về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ vào nửa đầu năm 2013 tại Việt Nam.
ĐOÀN CA
Read more…

Tàu ngầm Việt Nam do hậu duệ cụ Phan Bội Châu chế tạo

4:12:00 PM |

Trong buổi họp mặt Hội Biển TPHCM, Đại tá Nguyễn Văn Lợi- Nguyên phó Viện trưởng Viện kỹ thuật Hải Quân kéo tôi đi giới thiệu: “Đây là anh An – cháu mấy đời của cụ Phan Bội Châu đấy. Anh ấy đang phối hợp cùng với hội chúng tôi chế tạo tầu ngầm mini. Chạy rất tốt”. Người đàn ông tên An cười khiêm nhường: “Chỉ mới là thử nghiệm thôi mà”.
Ông tên đầy đủ là Phan Bộ An- Việt kiều nhưng đã trở về sống ở Việt Nam hơn chục năm nay. Theo ông An, cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn.
Cụ được triều đình cử vào cai quản một vùng đất phương Nam mà bây giờ là vùng Dĩ An- Bình Dương. Theo chân cụ, con cháu họ Phan cũng theo vào lập thành dòng họ Phan khá lớn ở khu vực này. Sau khi cụ tổ mất, dân trong vùng đã lập đền thờ.
Chiếc tàu ngầm mini của ông An lúc hạ thủy.
Chiếc tàu ngầm mini của ông An lúc hạ thủy.
Con tàu đầu tiên
Cha ông An từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam. Sau những đòn tra tấn dã man không khuất phục được ông, chúng đành thả ông ở tình trạng tàn phế. Năm 1975, đất nước thống nhất khi ông An đang du học tại Pháp.
Là sinh viên ngành hóa, ông được học chuyên sâu về vật liệu composit, đặc biệt là những loại composit chuyên được ứng dụng cho các thiết bị trong tàu ngầm, máy bay trực thăng. Sau khi học xong, ông An làm việc tại một hãng chuyên chế tạo tàu ngầm và có cơ hội nghiên cứu kỹ thuật chế tạo tàu ngầm.
Từ những kiến thức đã thu thập được, ông bắt đầu tự chế chiếc tàu ngầm đầu tiên và thử nghiệm tại hồ bơi cạnh nhà. Đó là vào đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước.
Ông bảo: “ Hồi tôi ở nhà, tôi đã được nghe nhiều về cuộc chiến đấu của du kích Củ Chi. Con người thì ít, vũ khí thì thiếu nhưng họ đã nghĩ ra phương thức chiến đấu khá hay: chui sâu xuống lòng đất. Quân thù có thể rải quân càn quét hết mặt đất nhưng dưới lòng đất thì chúng bó tay. Nếu trên biển, chúng ta có được một phương tiện xuyên vào lòng đại dương thì ngoài việc khám phá khai thác tiềm năng biển cả, chúng ta có thể bảo vệ chủ quyền. Khởi sự nhận thức chế tạo tàu ngầm trong tôi chỉ vậy.
Năm 1996, ông An trở về Việt Nam và mở phân xưởng nghiên cứu về composit. Ông cho rằng điều kiện ở Việt Nam đủ để có thể tự chế tạo tàu ngầm và bắt đầu tìm kiếm các phương tiện chế tạo vỏ tàu cũng như các trang thiết bị.
Ông biến căn nhà mình thành phân xưởng chế tạo với đủ thứ máy móc thiết bị. Dù từng chế tạo con tàu lớn nhưng với điều kiện sông nước ở Việt Nam, ông chọn chế tạo một con tàu thân nhỏ- vừa một người ngồi điều khiển.
Con tàu thử nghiệm ra đời với chiều dài chỉ có 3,2m, chiều cao 1m và ngang 1m, nặng hơn một tấn nhưng có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm. Tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa trên 15 hải lý/giờ. Vỏ tàu được làm bằng composit nên độ bền cao hơn vỏ thép.
Ông An cho biết: “Với vỏ thép, quá trình làm khuôn đúc rất phức tạp. Còn với vỏ composit, khuôn làm vỏ cũng bằng chính composit dễ và giá thành cũng thấp hơn”.
Theo ông An, hơn 90% linh kiện được tìm mua hoặc chế tạo trong nước, chỉ mỗi động cơ là phải mua từ nước ngoài. “Nếu sản xuất số lượng nhiều, tôi cũng sẽ mua công nghệ sản xuất động cơ để đảm bảo 100% tàu ngầm này đạt thương hiệu Made in Vietnam” – ông khẳng định.
Con tàu đã xong hình hài, nhưng việc thử nghiệm thực tế khá khó khăn. Ông phải liên hệ nhiều nơi có hồ, nhiều người nghe nói thử tàu ngầm thì họ lắc đầu bởi chả ai tin một người Việt Nam lại có thể chế tạo được.
Có người lại bảo tàu ngầm thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng phải là người của Quốc phòng mới thử được… Rất may là chiếc tàu ngầm mini đã được Hội biển TP HCM biết tới.
Nhiều thành viên trong Hội Biển từng là những sỹ quan hải quân nên họ hiểu được tầm quan trọng của một chiếc tàu ngầm và mọi người trong hội đã nhiệt tình giúp đỡ.
Anh An ( áo trắng).
Anh An ( áo trắng).
Đại tá Nguyễn Văn Lợi kể: “Chúng tôi phải liên hệ mãi mới tìm được một điểm có thể thử nghiệm được. Đó là hồ bơi thuộc trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân TPHCM.
Ngoài ra còn một địa điểm khác là khu vực bãi biển thuộc Cần Giờ. Ngày thử nghiệm không chỉ có anh em trong Hội Biển mà còn có nhiều người tới xem”.
Mai này, tàu ngầm Việt
Ngày ấy đến. Ông An là người lái chiếc tàu. Dưới sự điều khiển của ông, con tàu nhẹ nhàng lướt trên mặt nước rồi lặn xuống chạy tới chạy lui, quay đầu đủ hướng dưới nước gần 30 phút với sự vỗ tay cổ vũ của mọi người.
Lần thử nghiệm thứ hai tại bãi biển Cần Giờ, tàu được cải tiến đôi chút để đạt hiệu suất cao hơn. Ông An tiếp tục cho tàu lặn xuống biển, chạy ra xa bờ rồi quay tới quay lui.
Theo ông, tàu đã đạt hiệu quả đúng như thiết kế và có thể hoạt động ổn định trong lòng biển với các loại địa hình.
Một lãnh đạo Hội Biển cho rằng: Trong điều kiện Việt Nam chưa có trang thiết bị, phương tiện cho sinh viên các ngành học chuyên sâu về lặn được thử nghiệm, xa hơn là công tác nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cứu nạn cũng như sử dụng trong ngành dầu khí mà từ trước tới nay Việt Nam đều phải thuê hay nhập từ nước ngoài.
Hiện nay ông An đang bắt tay vào chế tạo con tàu sẽ lớn hơn, có thể chứa được ba người, tàu sẽ gắn động cơ di-ê-zen để có tầm hoạt động rộng hơn, xa hơn và sâu hơn…
Một tin vui đến với ông An là ngày 25-9, Trường Kỹ thuật Hải quân TP HCM đã đề nghị cho sinh viên của trường được luyện tập, huấn luyện kỹ năng về tàu ngầm trên chiếc tàu ngầm mini do ông An chế tạo.
“Tôi mong muốn góp chút sức lực nhỏ nhoi của mình cho đất nước. Việt Nam sẽ chế tạo được tàu ngầm và tôi sẽ làm hết sức để những con tàu ngầm Việt làm chủ lãnh hải đất nước”- ông tâm sự.
Trọng Thịnh
(TienPhong)
Read more…

Giữa lúc biển Đông căng thẳng, Việt Nam - Ấn Độ tổ chức cuộc đối thoại an ninh

9:22:00 PM |


Đoàn Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn. Đoàn nước chủ nhà do ngài Shashi Kant Shamar, Thứ trưởng Quốc phòng dẫn đầu.

Hai bên đã trao đổi về tình hình an ninh thế giới và khu vực, các cấu trúc an ninh khu vực và quan hệ quốc phòng song phương. Hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ quốc phòng giữa hai nước vừa qua đã đạt những kết quả rất tốt đẹp; nhất trí trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ. 

Hai bên thỏa thuận Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2013.

Trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Ấn Độ, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết trong những năm gần đây quan hệ quốc phòng Ấn Độ và Việt Nam có những dấu ấn rất quan trọng. Năm 2010, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã ký Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng, theo đó đề ra khuôn khổ cũng như những lĩnh vực hợp tác quốc phòng song phương. 

Năm 2011, trong chuyến thăm chính thức Cộng hoà Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên đã quyết tâm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, coi hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột hợp tác chiến lược giữa hai nước.

Nhiệm vụ của Đối thoại chiến lược lần này là cụ thể hoá quyết tâm của lãnh đạo, cũng như cam kết của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Ấn Độ. Có hai kết quả lớn đạt được trong Đối thoại chiến lược lần này: Một là hai bên đã trao đổi đầy đủ và thẳng thắn trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị về các vấn đề an ninh thế giới và khu vực, từ đó vạch ra những định hướng tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng. Hai là cụ thể hoá một số lĩnh vực hợp tác và sẽ triển khai trong thời gian tới như trao đổi các đoàn, huấn luyện, đào tạo, trao đổi về khoa học - công nghệ, an ninh và quốc phòng.

Sau cuộc Đối thoại, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, và Cố vấn Quốc gia Shivshankar Menon đã thân mật tiếp Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh. 

Chiều cùng ngày, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc phòng (IDS), Bộ Quốc phòng Việt Nam và Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ (IDSA) đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác, theo đó hai bên sẽ tiến hành hợp tác nghiên cứu về các chủ đề chiến lược và những vấn đề chung mà hai bên cùng quan tâm, chẳng hạn như chính sách quốc phòng, các vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng; hai Viện sẽ cùng tổ chức các cuộc hội thảo về những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm..

VietNam +






Read more…

"Hổ mang chúa" Việt Nam đe dọa tàu sân bay Trung Quốc, chuyên gia Singapore

4:11:00 PM |

26/9/2012- BẮC KINH - Trong một buổi lễ với tham dự của các nhà lãnh đạo hàng đầu Bắc Kinh, Trung Quốc đưa tàu sân bay đầu tiên của mình vào phục vụ hôm thứ Ba, một động thái nhằm báo hiệu sức mạnh quân sự ngày càng tăng trong khi căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng trong tranh chấp các đảo ở các vùng biển lân cận.

Các quan chức cho biết tàu sân bay, một tàu loại phế liệu mua từ Ukraina vào năm 1998 và được Trung Quốc nâng cấp, để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã trở thành một chuẩn mực thể hiện sự quyết đoán trong tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về quyền sở hữu các đảo ở Biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, bất chấp những giai điệu chiến thắng của buổi lễ, được theo dõi bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và mặc dù được đánh giá nồng nhiệt bởi các chuyên gia quân sự hàng đầu của Trung Quốc về tầm quan trọng của tàu sân bay, đống sắt này sẽ chỉ được sử dụng trong đào tạo và thử nghiệm cho nghiên cứu phát triển tàu sân bay trong tương lai.

Số hiệu "16" trên thân tàu chỉ ra rằng nó bị hạn chế đào tạo, chuyên gia quân sự Trung Quốc và các nước khác cho biết. Trung Quốc không có các máy bay có khả năng hạ cánh trên tàu sân bay và cho đến nay việc huấn luyện hạ cánh như vậy đã được thực hiện trên đất liền, họ nói.

Mặc dù vậy, sự xuất hiện công khai của con tàu tại cảng phía đông bắc Đại Liên đã được sử dụng như là một dịp để khuấy động cảm xúc yêu nước, đã trở thành một cơn sốt trong 10 ngày gần đây trong tranh chấp Quần đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Con tàu sẽ "nâng cao sức mạnh tổng thể hoạt động của Hải quân Trung Quốc" và giúp Trung Quốc "bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và phát triển lợi ích có hiệu quả", Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

Đại hội Đảng sẽ bắt đầu được tổ chức vào tháng tới, và sự ra mắt tàu sân bay trước công chúng dường như là một phần của một nỗ lực để tạo nên sự thống nhất quốc gia trong sự kiện này.

Đối với mục đích quốc tế, việc ra mắt tàu sân bay dường như để báo hiệu cho các quốc gia nhỏ hơn ở Biển Đông, bao gồm Philippines, một đồng minh của Mỹ, rằng Trung Quốc có một số lượng tài sản hải quân ấn tượng và ngày càng tăng để triển khai.

Các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã giảm nhẹ tầm quan trọng của tàu sân bay này. Một số quan chức Hải quân Mỹ đã thậm chí còn nói rằng họ sẽ khuyến khích Trung Quốc phát triển tàu sân bay nội địa và hộ tống hạm đi cùng với nó, bởi vì nó sẽ là một sự lãng phí tiền bạc.

Các chuyên gia quân sự khác bên ngoài Trung Quốc đã đồng ý với đánh giá đó.

"Thực tế, chiếc tàu sân bay này là vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc," You Ji, một vị khách mời, nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói thêm: "Nếu nó được sử dụng để chống lại Mỹ, nó không có khả năng sống sót. Nếu nó được sử dụng chống lại các nước láng giềng của Trung Quốc, đó là một dấu hiệu của sự bắt nạt".


Chiến đấu cơ SU-30MK2V

"Việt Nam, một hàng xóm mà Trung Quốc đã từng tiến hành chiến tranh xâm lược nhưng thất bại, với các chiến đấu cơ Su-30 Nga có thể đặt ra một mối đe dọa cho tàu sân bay", ông nói thêm, "Trong Biển Đông, nếu tàu sân bay này bị đánh chìm bởi Quân đội Việt Nam, đó là một mất mát uy tín rất lớn," ông nói tiếp, "Nó không có giá trị."

Cho đến nay, các phi công Trung Quốc đã bị giới hạn trong thực hành hạ cánh xuống tàu sân bay mô phỏng trên dải bê tông trên mặt đất bằng máy bay J-8, ăn cắp công nghệ của máy bay MIG-23s Liên Xô sản xuất khoảng 25 năm trước đây, ông nói. Các phi công không thể thực hiện một chiến thuật khó khăn của việc hạ cánh trên một tàu sân bay đang di chuyển bởi vì Trung Quốc không có máy bay phù hợp, ông nói.

Các câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ phát triển các tàu sân bay và máy bay có thể hạ cánh trên tàu sân bay của riêng mình, ông nói, "Đó là một quá trình lâu dài để chế tạo máy bay đó", ông nói.

Trái ngược với một số những hoài nghi được thể hiện bởi các chuyên gia quân sự bên ngoài Trung Quốc, Li Jie, một nhà nghiên cứu tại Chinese Naval Research Institute (Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc), cho biết trong một cuộc phỏng vấn của Nhân dân Nhật báo rằng các tàu sân bay sẽ thay đổi truyền thống của Hải quân Trung Quốc và mang lại những thay đổi về chất lượng và cơ cấu hoạt động của nó, ông nói.

Mặc dù quân đội Trung Quốc không công bố một phân tích về chi tiêu quân sự của mình, các chuyên gia quân sự nước ngoài nói rằng hải quân ít được tài trợ hơn so với bộ binh và lực lượng không quân.

Hổ mang chúa 

Trong một bản tin trên tờ Tuổi Trẻ, báo này gọi những chiếc SU-30MK2V của Việt Nam là “Hổ mang chúa” trên bầu trời.

Bản tin còn nói, “Su-30MK2 có những kỹ thuật bay mà nhiều máy bay chiến đấu khác không thực hiện được, tính năng cơ động tốt, hệ thống vũ khí tối tân rất thông minh, khả năng làm chủ trên không lớn và rất dài”.

Đây là một trong những loại máy bay cất cánh nhanh nhất, có thể tác chiến mà không cần dẫn dắt của mặt đất. “Tất cả phi công trẻ lần đầu tiên được lái Su-30MK2 đều rất tự hào, hãnh diện vì đó là một dấu ấn lớn trong đời, đánh dấu sự trưởng thành”

Sử dụng dữ liệu từ bài China Launches Carrier, but Experts Doubt Its Worth của tác giả là Bà Jane Perlez (ảnh bên trái) trên tờ The New York Times.

Jane Perlez là phóng viên ngoại giao chính trong văn phòng Bắc Kinh của The New York Times. Bà phụ trách về Trung Quốc và chính sách đối ngoại, đặc biệt là mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và tác động của 2 nước này ở khu vực châu Á.
Read more…