Trong bản báo cáo của Global Firepower 2016 Ranking (GFP 2016 Ranking), Lực lượng vũ trang Quốc gia Indonesia (TNI) được xếp hạng về sức mạnh quốc phòng thứ 14 (tụt hai bậc so với năm 2015 thứ 12), trước ba bậc so với Quân đội Nhân dân Việt Nam (VPA) khi đứng thứ 17 (tiến bốn bậc khi đứng thứ 21 thế giới năm 2015), và trước sáu bậc với Quân đội Hoàng gia Thái Lan (RTAF) đứng thứ 20 (giữ nguyên vị trí 20 năm 2015), trong khi Úc đứng thứ 23.
Sức mạnh quốc phòng Việt Nam liệu chỉ nằm ở trang bị vũ khí?
Quân đội Indonesia (TNI)
Với lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân được trang bị tốt, đào tạo chuyên nghiệp của Indonesia, họ xứng đáng là quốc gia có sức mạnh quốc phòng đứng đầu ASEAN. Với dân số khoảng 261 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội GDP khoảng hơn 936 tỷ USD, vị thế sức mạnh quốc phòng số một ASEAN của Indonesia là không phải bàn cãi.
Máy bay chiến đấu Su-27/30 của không quân Indonesia
Quân đội Indonesia được trang bị hầu hết các trang bị vũ khí hiện đại từ phương Tây và Nga. Họ có trong trang bị khoảng 420 máy bay chiến đấu các loại, 152 máy bay trực thăng, 221 tàu hải quân, 468 xe tăng, 1.089 xe chiến đấu bọc thép và khoảng 80 khẩu pháo xe kéo. Theo ước lượng của GFP 2016 Ranking, tổng số quân thường trực của TNI khoảng 467.000 quân, lớn nhất trong các nước ASEAN, và tổng quân số dự bị khoảng 400.000 quân.
Không quân Indonesia được trang bị 16 máy bay chiến đấu Su-27/30 từ Nga, cùng 36 máy bay F-16 của Mỹ. Họ còn có các máy bay huấn luyện như T-50, Northrop F-5, EMB-314. Trong khi đó, Indonesia đang có tham vọng cùng Hàn Quốc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Về hải quân, Indonesia có trong trang bị 18 tàu chiến lớn, trong đó có 2 tàu ngầm, 6 tàu khu trục và 10 tàu hộ tống, cùng 39 tàu chiến cũ từ thời Chiến tranh Thế giới thứ II của Đông Đức.
Về tăng thiết giáp, Indonesia được trang bị 16 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard II RI (đặt hàng 42 xe). Quân đội Indonesia còn được trang bị xe bọc thép BTR-4M của Ukraine.
Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN-VPA), sức mạnh quốc phòng thứ 2 của ASEAN
Với bề dày lịch sử chiến đấu và chiến thắng các cường quốc quân sự lớn nhất thế giới như Pháp, Trung Quốc và Mỹ, QĐNDVN vẫn tiếp tục là một sức mạnh quốc phòng đáng gờm trong khu vực và trên thế giới. Đây là thứ hạng cao nhất mà QĐNDVN đạt được khi họ vượt qua quân đội Thái Lan vào năm 2014 (Việt Nam thứ 23 và Thái Lan thứ 24), VPA đã lấy lại vị trí là lực lượng vũ trang thứ hai, một trong những thứ hạng cao nhất trong khu vực ASEAN khi GFP 2016 xếp VPA là sức mạnh quân sự thứ 17 trên thế giới.
Quân cảng Cam Ranh, ảnh TTVNOL
Ngoài 415.000 quân số thường trực, VPA hiện đó đến hơn 5 triệu quân nhân dự bị (khoảng 5.040.000 quân), một lực lượng dự bị được coi là lớn nhất, hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. VPA hiện có trong trang bị khoảng 289 máy bay chiến đấu, 150 máy bay trực thăng, 65 tàu chiến, 1.470 xe tăng, 3.150 xe bọc thép và khoảng 2.200 khẩu pháo xe kéo cùng khoảng 1.100 pháo phản lực phóng loạt.
Mặc dù phần lớn các máy bay chiến đấu của VPA là các loại máy bay đã cũ từ thời Liên Xô, nhưng Không quân Nhân dân Việt Nam (VPAF) cũng đã và đang sở hữu một số lượng không nhỏ các máy bay chiến đấu hiện đại do Nga sản xuất, bao gồm 10 máy bay Su-27, 35 máy bay Su-30MK2, cùng các máy bay cũ từ thời Liên Xô gồm 144 máy bay MiG-21, 38 máy bay Su-22.
Mặc dù là quân đội được coi là cực kỳ thiện chiến và có sức mạnh cực kỳ đáng nể, nhưng VPA vẫn đang sở hữu các xe tăng chiến đấu chủ lực từ thời Liên Xô như T-62, T-54/55. Hiện tại, Việt Nam đang đàm phán với Nga để mua xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 hiện đại từ Nga, hiện chưa có thêm thông tin gì về thương vụ này.
Lực lượng phòng không Việt Nam nổi tiếng với khả năng hủy diệt các máy bay chiến đấu Mỹ bằng các tên lửa SAM-2 và SAM-3, thì hiện nay họ đã nâng cấp các hệ thống tên lửa này, đồng thời trang bị thêm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300, là hệ thống phòng không được coi là tốt nhất thế giới. Đã có những thông tin tiết lộ về việc Việt Nam đang đàm phán với Nga để mua sắm và trang bị hệ thống tên lửa phòng không cực kỳ tiên tiến S-400Triumf.
Trong khi đó, Hải quân Nhân Dân Việt Nam (VPN) được tiến thẳng lên hiện đại với 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga, cùng 4 tàu hộ vệ Gepard. Ngoài ra VPN còn được trang bị các tàu tên lửa tấn công nhanh cảu Nga như 8 tàu tên lửa Molniya (hiện đang đóng thêm bản nâng cấp), 4 tàu tên lửa Tarantul, 1 tàu BPS-500 và 6 tàu chống ngầm lớp Petya.
Với mối quan hệ bình thường với phương Tây, Việt Nam đã và đang đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí của mình với các quốc gia như Israel với hệ thống tên lửa Spyder, Extra và các hệ thống radar tầm xa ELM-2288, với Tây Ban Nha như máy bay Casa-212, C-295, Pháp với các loại máy bay trực thăng Super Puma, cùng hệ thống radar giám sát biển tầm xa Coast Watcher 100, Canada với các máy bay DHC-6. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang đàm phán với các đối tác khác để mua máy bay Eurofighter Typhoon, hay đàm phán với Thụy Điển để mua máy bay tuần tra giám sát hàng hải, đàm phán với Hà Lan để đóng các tàu khu trục nhỏ, thương lượng với Mỹ để mua máy bay tuần tra trinh sát tầm xa P-3 Orion và với Hàn Quốc là máy bay huấn luyện FA-50.
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tích cực hiện đại hóa quân đội để duy trì sự cân bằng trong khu vực.
Quân đội Hoàng gia Thái Lan (RTAF)
Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tàu sân bay, tuy nhỏ và đã cũ của Tây Ban Nha, nhưng tàu sân bay này không được trang bị các máy bay trên đó, con tàu đã bị loại biên vào năm 2006 do thiếu hụt ngân sách và khả năng hạn chế.
RTAF là sức mạnh quốc phòng thứ ba trong ASEAN với quân số thường trực khoảng 310.000 quân, và khoảng 245.000 quân dự bị. RTAF có khoảng 551 máy bay chiến đấu, 282 máy bay trực thăng, 81 tàu chiến, 722 xe tăng, 2.614 xe bọc thép và 695 khẩu pháo xe kéo.
Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet của hải quân Thái Lan
Đáng chú ý nhất của RTAF là 40 máy bay chiến đấu hiện đại F-16 của Mỹ và 8 máy bay JAS-39 Gripen của Thụy Điển. Thái Lan cũng là quốc gia duy nhất của ASEAN có 2 máy bay trinh sát cảnh báo sớm trên không (AWACS) SAAB 340 AEW&C từ Thụy Điển. Không quân Thái Lan hiện đang sử dụng một lượng lớn các máy bay F-5E đã cũ của Pháp-Đức.
Lục quân Hoàng gia Thái Lan (RTA) được trang bị 10 trong số đơn hàng 49 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot-M từ Ukraine. Thái Lan đã quay sang Trung Quốc đặt 28 xe tăng chiến đấu MBT-3000 của hãng Norinco.
Ngoài việc giữ kỷ lục về tàu sân bay, RTAF còn có 10 tàu khu trục lớp Knoxx của Mỹ, hai tàu khu trục Type 025T và Type 053HT của Trung Quốc, 5 tàu hộ tống cỡ nhỏ, 27 tàu tuần tra bờ biển và 7 tàu quét mìn. Thái Lan cũng đã lên kế hoạch trang bị từ Trung Quốc 3 tàu ngầm.
Campuchia, Lào hai nước yếu nhất ASEAN
Campuchia và Lào hai quốc gia láng giềng quân đội yếu nhất trong ASEAN theo GFP 2016, lần lượt được xếp hạng thứ 88, Campuchia, và Lào với vị trí 121 (trên 126).
Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF) hiện có khoảng 125.000 quân thường trực và khoảng 200.000 quân nhân dự bị. Ngân sách quốc phòng của họ đứng hàng thấp nhất trong các quốc gia ASEAN và chỉ đạt mức 192 triệu USD mỗi năm. Trang bị của quân đội Campuchia chỉ khoảng 21 máy bay chiến đấu MiG-21, 16 máy bay trực thăng, 27 tàu chiến, 525 xe tăng (trong đó khoảng 300 xe tăng T-54/55 từ Liên Xô), 300 xe bọc thép, và 600 pháo xe kéo.
Lực lượng vũ trang Nhân dân Lào (LPAF) có khoảng 30.000 quân thường trực, và khoảng 100.000 quân nhân dự bị, là lực lượng nhỏ nhất khu vực. LPAF được trang bị 17 máy bay chiến đấu, 14 máy bay trực thăng, 55 xe tăng, 185 xe bọc thép và 149 pháo xe kéo. Lực lượng hải quân Lào có khoảng 52 tàu tuần tra trên sông Mê Kông. Lào có mối quan hệ quan hệ cực kỳ chặt chẽ với Việt Nam.
Singapore là quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng lớn nhất ĐNA
Singapore là quốc gia có mức chi cho quốc phòng lớn nhất trong số các nước ASEAN, khoảng 9,7 tỷ USD vào năm 2016. Tuy nhiên quốc gia này chỉ được xếp hạng về sức mạnh quốc phòng thứ 64 toàn cầu, mặc dù có số quân thường trực khoảng 72.000 quân và dự bị khoảng 950.000 quân.
Mức chi cho quốc phòng trong các nước ASEAN có sự khác biệt lớn, Indonesia khoảng 6,9 tỷ USD, Thái Lan với 5,3 tỷ USD, Malaysia khoảng 4,7, Việt Nam với 3,3 tỷ USD, Philippines với 3 tỷ USD và Myanmar với 2,4 tỷ USD. Mức chi thấp nhất trong ASEAN là Campuchia với 192 triệu USD và Lào là 18,5 triệu USD.
Xếp hạng của GFP 2016 Ranking chỉ mang tính biểu tượng
Bảng xếp hạng sức mạnh quốc phòng thể giới của GFP chỉ mang tính biểu tượng, khi họ chỉ thống kê về số lượng vũ khí thông thường và chưa đánh giá về mức độ hiện đại hóa ở mỗi quốc gia.
Trong khi đó, nhiều thành phần đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh quân sự của một quốc gia như các loại trang bị vũ khí mang tính chiến lược (tên lửa đạn đạo, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược, đầu đạn hạt nhân, vệ tinh quân sự...) thì lại bị bỏ qua.
Việc sức mạnh quốc phòng Việt Nam được đánh giá là đứng thứ 17 trên thế giới là chưa hợp lý, trong khi chỉ số năng lực công nghiệp quốc phòng của Việt Nam lại đang quá thấp, sức mạnh quân sự lại đứng trên nhiều nước có nền công nghiệp quốc phòng lớn và mạnh hơn Việt Nam cho thấy rằng chỉ số của GFP chưa chuẩn xác.
Quang cảnh lễ diễu binh 1000 năm Thăng Long ngày 10/10/2010
Hiện tại, QĐNDVN đang được trang bị khá nhiều các trang bị vũ khí từ thời Chiến tranh Thế giới thứ II, trong khi ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam vẫn đang đi phía sau rất nhiều nước trong khu vực và thế giới, trang bị vũ khí chủ yếu vẫn mua sắm từ nước ngoài, các đề tài nghiên cứu khoa học quân sự vẫn chưa nhiều.
Sức mạnh quân sự của Việt Nam không nằm tất cả ở trang bị vũ khí, mà các trang bị vũ khí phải được kết hợp với tinh thần yêu nước, ý chí sắt đá, bản lĩnh chính trị của người lính Cụ Hồ, kết hợp với nghệ thuật quân sự của QĐNDVN, sự đoàn kết giữa toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân, chiến đấu vì mục tiêu cao nhất "Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu". Tất cả các yếu tố trên được kết hợp lại để hợp thành sức mạnh của QĐNDVN.
Tổng hợp
Chiến dịch Gió lốc: Cuộc tháo chạy tán loạn khỏi Sài Gòn...
ReplyDeletehttp://www.nguyenanhduy.com/2017/04/chien-dich-gio-loc.html
bài viết rất hay, Việt Nam ngày càng lớn mạnh để có thể tự bảo vệ mình.
ReplyDeletenội thất chung cư
thiết kế nội thất chung cư
thiết kế nội thất nhà hàng
nội thất nhà hàng