"Huyệt tử" của tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc
Wednesday, January 4, 2017
Các phương tiện truyền thông Đài Loan vừa qua cho biết rằng, tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở Tây Thái Bình Dương, nhưng tàu sân bay Liêu Ninh chưa bao giờ thực hiện một cuộc diễn tập vào ban đêm, điều đó cho thấy rằng, tàu sân bay Liêu Ninh không có khả năng để hoạt động trong điều kiện thời tiết phức tạp.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Đài Loan, hiệu suất chiến đấu tổng thể của Liêu Ninh chỉ đạt được 30%. Trong khi đó, Lầu Năm Góc cũng đưa ra đánh giá rằng, tàu sân bay Liêu Ninh có lượng choáng nước nhỏ, đường băng ngắn đã làm hạn chết rất nhiều khẳ năng chiến đấu của nó.
Trước đó, trong tháng 12 vừa qua, tàu sân bay Liêu Ninh đã thực hiện các cuộc diễn tập trên biển Hoa Đông, sau đó di chuyển qua eo biển Ba Sĩ và xuống Biển Đông để tập trận. Theo các phương tiện truyền thông Đài Loan, Đài Loan đã cử máy bay F-16 từ căn cứ không quân Hualien phía Đông Đài Loan theo dõi tàu Liêu Ninh chụp và gửi các hình ảnh rõ nét về các hoạt động của tàu Liêu Ninh và nhận thấy rằng, tàu Liêu Ninh không bao giờ thực hiện các cuộc diễn tập vào ban đêm, việc đào tạo J-15 trên Liêu Ninh vẫn chỉ ở giai đoạn cở sở của giai đoạn đào tạo hàng hải, có thể kết luận rằng, tàu sân bay Liêu Ninh không có khả năng hoạt động chiến đấu vào ban đêm.
Các chuyên gia quân sự Đài Loan cho rằng, việc tàu sân bay Liêu Ninh không có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết thì các máy bay trên tàu sân bay cất cánh vào ban đêm không thể mở rộng phạm vi cảnh báo phòng không, nhiệm vụ này chỉ có thể dựa vào khả năng phòng không của các tàu hộ tống. Điều này không chỉ làm mất đi giá trị của khả năng chiến đấu của tàu sân bay mà tàu sân bay còn có thể là mục tiêu rất tốt cho các máy bay đối phương thực hiện các cuộc tấn công vào ban đêm. Như vậy, tàu sân bay Liêu Ninh có hiệu suất chiến đấu chỉ đạt 30%.
Một đánh giá mới đây của chuyên gia quân sự Trương Quân Xã (Zhang Junshe), một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân của PLA, về cuộc diễn tập vừa qua của tàu CV-16 và các tàu đi kèm. Vị chuyên gia này cho rằng, về cơ bản đội tàu chiến đấu hộ tống tàu CV-16 là tương tự đội tàu của hải quân Mỹ, nhưng vẫn thiếu một tàu tuần dương mang tên lửa tầm xa dẫn đường bằng radar mà lại nhiều tàu mang tên lửa đất-đối-không (SAM) và chống tên lửa chống hạm (AShMs).
"Trong cụm chiến đấu này, thì có các tàu khu trục có trách nhiệm trong nhiệm vụ cảnh báo sớm và phòng không, trong khi các tàu hộ vệ khác có nhiệm vụ chống lại các tàu chiến mặt nước và chống ngầm," ông Trương Quân Xã cho biết.
Chính thiếu sót này làm cho cụm chiến đấu tàu sân bay Liêu Ninh trở thành mục tiêu dễ dàng đối với các cuộc tấn công trên không và tên lửa diệt hạm từ xa.
Một điểm yếu khác, và là một điểm yếu nghiêm trọng hơn ở tầm chiến lược, là việc Trung Quốc thiếu căn cứ quân sự ở nước ngoài.
"Cho đến nay, chúng tôi chưa có bất kỳ căn cứ hải quân nào ở nước ngoài, vì vậy các tàu sân bay và các nhóm tàu chiến đấu chỉ dựa vào tàu cung ứng hậu cần. Do đó, thời gian diễn tập và các hoạt động tầm xa sẽ bị giới hạn," ông Trương cho biết.
Ông Trương Quân Xã cũng cho biết rằng, "các cuộc diễn tập của tàu Liêu Ninh chủ yếu là nhằm mục đích đào tạo nhân lực và tiến hành nghiên cứu hơn là việc chuẩn bị cho việc sẵn sàng chiến đấu của tàu sân bay, do đó không thể so sánh Liêu Ninh với các tàu sân bay khác về khả năng và năng lực sẵn sáng chiến đấu."
"Ngoài ra, Hải quân Hoa Kỳ đã và đang thực hiện các nhiệm vụ trên toàn cầu, còn hải quân Trung Quốc chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ phòng thủ gần bở và ngoài khơi," chuyên gia Trương đánh giá.
Ông Trương cũng tự hào rằng, việc triển khai sẵn sàng chiến đấu của tàu sân bay Liêu Ninh ở vùng biển mở chỉ mất bốn năm, trong khi so với các quốc gia khác phải mất 5-6 năm, thậm chí là 10 năm để có khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Trong khi đó tờ South China Morning Post ngày 3 tháng 1 đã dẫn lời các sỹ quan chỉ huy của hải quân Trung Quốc cho biết rằng, "so với vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải và biển Hoa Đông thì các điều kiện khí hậu, nước biển ở Biển Đông lại phức tạp hơn nhiều... đặt ra nhiều thánh thức hơn cho các máy bay khi thực hiện nhiệm vụ cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay. Nhưng các cuộc diễn tập tại đây cung cấp các nền tảng cơ bản cho khả năng sãn sàng chiến đấu của tàu sân bay tại khu vực này.
Như vậy có thể thấy rằng, các điều kiện tự nhiên ở Biển Đông đang đặt ra không ít thách thức cho khả năng sẵn sàng chiến đấu của tàu sân bay Liêu Ninh, đó cũng là trở ngại lớn đối với tham vọng độc chiếm Biển Đông Việt Nam của Trung Quốc.
Tổng hợp
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment