Vịnh Cam Ranh, cuộc tranh giành Mỹ - Nga và đối thủ Trung Quốc
Saturday, April 13, 2013
Với sự kết thúc chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, vịnh Cam Ranh Việt Nam, nơi thu hút những cường quốc số một thế giới lại một lần nữa lọt vào tầm ngắm của các cường quốc lớn trên thế giới. Có dấu hiệu cho thấy Nga đang dẫn đầu trong “cuộc chơi” cạnh tranh này với Hoa Kỳ, và Nga đã tiến được một bước đáng kể.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không bỏ cuộc dễ dàng và họ đang hy vọng quay trở lại? Việt Nam sẽ và luôn vì lợi ích riêng của mình và họ sẽ xem xét kế hoạch nào? Sau khi lựa chọn việc này sẽ tác động như thể nào đến tình hình an ninh của đất nước Việt Nam?
Hãy nhìn vào châu Á và trên thế giới, có rất ít những vịnh như vịnh Cam Ranh, trong những thập niên trước, nơi đây đã trở thành căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, Nga và các cường quốc khác trong những thế kỷ qua, trong những năm 60 đến những năm 1970 trong cuộc chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh trở thành một căn cứ hậu cần kỹ thuật quân sự lớn nhất của Mỹ; sau khi Mỹ rút quân nơi đây đã trở thành căn cứ quân sự ở nước ngoài lớn nhất của Liên Xô. Vịnh Cam Ranh là ột vịnh như thế nào? Vai trò quan trọng nhất của nó?
Vịnh Cam Ranh mà nằm ở bờ biển phía đông Nam của Việt Nam nơi lồi ra của phần đất liền về phía Đông của lãnh thổ đất liền Việt Nam, gần cảng Subic, Philippines. Đây là trung tâm giữa eo biển Ba Sĩ (Bashi) trung tâm giữa tuyến đường từ eo biển Malacca, Singapore - Hồng Kông và là con đường chiến lược từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương đây là cổ họng chiến lược để kiểm soát eo biển Malacca Singapore, nhưng cũng có thể là nơi giám sát khu vực phía bắc của Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư, Biển Hoa Đông, do đó vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược rất quan trọng.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và chuyến thăm lịch sử đến Cam Ranh ngày 3 tháng 6 năm 2012
Địa hình bán đảo Cam Ranh như lòng chảo bao quang bởi núi chỉ một lối ra có, với những dãy núi bao quanh, đây là nơi dễ phòng thủ khó tấn công, được hình dáng tự nhiên che chở…Trở lại thời kỳ quân đội Mỹ đóng quân tại đây họ đã xây dựng các sân bay và cảng hiện đại tại đây, sau khi Liên Xô tiếp quản tất cả cơ sở hạ tầng đã được chuyển đổi, cuối cùng nơi đây đã trở thành một cảng hải quân lớn nhất ở nước ngoài của Liên Xô, nơi đây có thể chứa hàng trăm tàu chiến kể cả tàu sân bay.
Đối với Nga, việc trở lại vịnh Cam Ranh với các lý do sau đây. Đầu tiên, Nga đang có một nhu cầu cấp thiết để trở về Ấn Độ Dương và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, lấy lại cảm giác thực sự của một cường quốc hàng hải và lấy lại vinh quang cũ. Vị trí chiến lược quan trọng của Vịnh Cam Ranh và các lợi ích cơ bản, sẽ giúp Nga đạt được lợi ích địa chính trị của mình tại Đông Nam Á. Nếu Nga thực sự có thể làm như vậy để khôi phục lại căn cứ quân sự ở vịnh Cam Ranh, có thể nói rằng Nga đã đạt được một bước tiến rất quan trọng cho mình.
Nga hy vọng sẽ hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Nam Á thông qua các đơn vị đồn trú tại Vịnh Cam Ranh. Nga hy vọng sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam, và đặc biệt khi xem chi tiết những vũ khí mua sắm để phục vụ và củng cố tiềm năng và lợi ích khổng lồ của Vịnh Cam Ranh. Với việc mở rộng quy mô của các thỏa thuận hợp tác kỹ thuật – quân sự và mua sắm trang thiết bị quân sự giữa Nga và Việt Nam, tương lai Việt Nam thậm chí có thể trở thành một nước đứng chỉ sau Ấn Độ và là nước thứ hai mua nhiều nhất vũ khí của Nga.
Từ quan điểm của Mỹ, họ muốn trở về vịnh Cam Ranh với mục đích là đơn giản và rõ ràng, và đó không phải là chỉ để tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, mà còn để đạt được mục đích là kiềm chế Trung Quốc. Ngay cả các chuyên gia quân sự Mỹ cũng thẳng thắn nhận xét, Mỹ muốn bố trí tại Việt Nam, hướng vào biển Đông và eo biển Đài Loan. Từ bản đồ, vị trí của cơ sở Cam đến Yokosuka Nhật Bản, Changi Singapore, Busan Hàn Quốc những điểm này sẽ đưa Hoa Kỳ đến gần hơn với Biển Đông, "vùng nóng", nắm lấy cổ họng của biển Đông ( vùng biển phía Nam Trung Quốc), và sẽ là người giám hộ các kênh thông tin liên lạc quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nếu Mỹ có được vịnh Cam Ranh, các căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương với chuỗi phía tây sẽ hơn cả "hoàn hảo." Do đó, với việc chuyển hướng trọng tâm chiến lược về châu Á, Mỹ sẽ không những không từ bỏ hy vọng quay trở lại vịnh Cam Ranh, mà sẽ còn quyết tâm đạt được nơi này hơn nữa.
Đối với Việt Nam, rõ ràng Vịnh Cam Ranh như một nơi để mở rộng sức mạnh quân sự của Việt Nam ở Biển Đông nhằm để bảo vệ quyền lợi và lợi ích trong những tranh chấp khốc liệt với Trung Quốc. Ngoài ra để đạt được nhiều nhất các lợi ích từ một liên minh với Nga, Việt Nam tích cực mời các nước lớn, liên minh quân sự để nhận được những lợi ích kép. Được biết, Việt Nam dưới sự hỗ trợ quân sự mạnh mẽ của Nga trong vài năm qua để tăng cường xây dựng lớn mạnh lực lượng hải quân và không quân, trọng tâm chiến lược hoàn toàn chuyển sang biển Nam Đông. Hai năm qua, Việt Nam đã nhận được từ Nga hai tàu khu trục tên lửa Gepard 3.9 và có thể được trang bị một tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng thủ ven bờ biển “Pháo đài” ( Bastion – P).Trong năm 2012, Không quân Việt Nam được trang bị với tổng số 24 máy bay chiến đấu Su -30MKV/MK2, 12 Su -27SK/UBK, là quốc gia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á được trang bị series máy bay “Su”.
Cầu cảng quân sự tại Vịnh Cam Ranh
Ngoài Nga, Việt Nam vẫn đang tích cực mời gọi Hoa Kỳ. Theo báo cáo, Mỹ đang xem xét việc dỡ bỏ dần dần của các lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Một số nhà phân tích cho rằng, bán vũ khí cho Việt Nam không chỉ là lợi ích trước mắt từ việc bán vũ khí, Obama quay trở lại Châu Á, Vịnh Cam Ranh là một mục tiêu quan trọng trong sự trở lại của Hoa Kỳ. Điều này không chỉ có lợi cho Hoa Kỳ, mà còn có lợi trong việc sẽ bảo đảm sự an toàn cho Vịnh Cam Ranh ở Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông.
Có thể chắc chắn rằng, cho dù đó là Nga quay trở lại vịnh Cam Ranh hay Mỹ quay lại vịnh Cam Ranh, thì điều đó cũng sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vô vàn sự phức tạp trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông Việt Nam, không chỉ vậy việc Nga hay Mỹ về Cam Ranh không chỉ làm gia tăng các yếu tố ảnh hưởng đến tranh chấp Biển Đông mà còn làm gia tăng những khó khăn thách thức trong việc duy trì lợi ích (của Trung Quốc) ở Biển Đông. Ngoài ra, áp lực đối với lực lượng Hải quân Trung Quốc cũng tăng lên không giới hạn. Đây là một mối quan tâm rất lớn đối với Trung Quốc.
Comments[ 0 ]
Post a Comment