Mỹ - Nhật, phối hợp giúp Việt Nam trên Biển Đông
Thursday, April 18, 2013
Trong khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống, thì cả hai nước Hoa Kỳ và Nhật Bản trên vùng biển Đông Việt Nam đã phối hợp với nhau như một luồng gió, nhằm thúc đẩy lực lượng Hải quân Việt Nam và các lực lượng thực thi hàng hải của Việt Nam hạn chế những hành động và tham vọng của Trung Quốc.
Vào ngày 09 tháng Tư, Chuẩn Đô đốc William Lee thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ (US Coast Guard) sẽ tích cực giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá mỗi khi ngư dân Việt Nam “gặp rắc rối”, hiện phía Mỹ và phía Việt Nam đang hợp tác để xây dựng một lực lượng có thể giúp ngư dân Việt Nam và những người khác khi họ gặp tình huống rắc rối… Tiếp đó trang chuyên quốc phòng nổi tiếng của nước Anh tờ Jane đã đăng một tin gây xôn xao dư luận rằng chính chính phủ Mỹ đã đồng ý bán máy bay chống ngầm P-3C cho Việt Nam.
Theo kịp với tốc độ thay đổi của Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng đã cố gắng để giành một thành tích với Việt Nam. Theo hãng tin Kyodo News của Nhật Bản cho biết, ngày 13 tháng 4 vừa qua chính phủ Nhật Bản đã thông báo rằng, Nhật Bản và Việt Nam vào tháng tới sẽ có cuộc họp song phương lần đầu tiên về chủ đề an ninh hàng hải, Nhật Bản xem xét việc cung cấp cho lực lượng thực thi hàng hải Việt Nam các tàu tuầnt tra nhằm tăng cường năng lực để hạn chế những hành động của Trung Quốc.
Theo tin tức từ báo chí Hoa Kỳ cho biết rằng, Chuẩn Đô đốc William Lee đã tuyên bố tại một triển lãm thường niên về hàng hải, hàng không và vũ trụ đang diễn ra ở National Harbor thuộc bang Maryland, cách không xa thủ đô Washington DC của Mỹ về phía Nam.
Tại sự kiện này, ông Lee đã nói về một cuộc gặp gỡ hồi tháng 3 giữa ông với các quan chức thuộc lực lượng Hải quân và Lục quân của Việt Nam sau khi một trong những tàu cá của Việt Nam bị phía Trung Quốc phóng hỏa.
“Họ [Việt Nam] có hàng ngàn ngư dân ra biển mỗi ngày mà không được bảo vệ mỗi khi gặp rắc rối bởi một lực lượng tương tự như Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ”, ông Lee nói.
“Nhu cầu đang gia tăng đối với một lực lượng như Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ, cùng với những năng lực cần thiết và nỗ lực đào tạo. Vấn đề ở đây là ở thời điểm hiện tại, nhu cầu vượt xa khả năng đáp ứng”, ông Lee nhận xét.
Theo Chuẩn đô đốc Lee, sự tương tác giữa ông với các quan chức quân đội Việt Nam mới chỉ là “một việc nhỏ trong nhiều thứ đang diễn ra ở Đông Nam Á”.
Trong khi các quan chức chính quyền Obama đưa đội thực thi pháp luật hàng hải đến để giúp đỡ Việt Nam, thì ngay lập tức các tập đoàn vũ khí Mỹ cũng đã bày tỏ ý định sẵn sàng cung cấp trang thiết bị vũ khí.
Phát biểu tại triển lãm LAAD An ninh và Quốc phòng 2013 ở Rio de Janeiro (Brazil), ông Clay Fearnow, giám đốc Chương trình tuần tra trên biển của Lockheed Martin, cho biết Việt Nam đã gởi yêu cầu tới chính phủ Mỹ để nước này thông qua việc mua 6 chiếc máy bay tuần tra biển P-3 Orion (MPA: Maritime Patrol Aircraft). Được biết Hải Quân Việt Nam muốn mua MPA nhằm giúp bảo vệ bờ biển dài 3500km dọc theo đất nước, cũng như gần 1,4 triệu km vuông diện tích biển nằm trong khu đặc quyền kinh tế của nước ta.
"Hải Quân Việt Nam đang thể hiện rất nhiều mối quan tâm (với máy bay MPA P-3 Orion của Lockheed Martin) và họ đang có (chính phủ Mỹ) hỗ trợ để thực hiện điều đó", ông Fearnow nói. Tuy nhiên, vị quan chức này lại nói rằng những chiếc máy bay P-3 Orion nếu được bán cho Việt Nam sẽ là hợp đồng đầu tiên không được trang bị sẵn vũ khí (nhưng vẫn có những hệ thống phòng thủ và chống tàu ngầm khác như sonar DIFAR, phát hiện điểm từ trường bất thường MAD, quan sát hồng ngoại FLIR...). Kèm theo đó ông cũng nhấn mạnh rằng quan hệ song phương giữa Việt Nam và Mỹ đang ngày một tốt đẹp hơn, do đó rất nhiều khả năng gói trang bị vũ khí cho P-3 sẽ được cung cấp sau đó ít lâu.
Ngoài ra, Fearnow cũng đưa ra lời khuyên rằng Việt Nam nên chọn P-3C Orion (thay vì là P-3 Orio như nước ta đang đề nghị), vốn là phiên bản nâng cấp mới nhất của dòng máy bay này, tiên tiến và có tầm hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả hơn các thế hệ trước. Nếu như Việt Nam được Mỹ bán cho máy bay tuần tra biển P-3 thì chúng ta sẽ là quốc gia thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á có thứ vũ khí mạnh mẽ vào loại bậc nhất khi hoạt động trên biển này. Trước đó, cuối tháng 2/2013 cũng là thời điểm Mỹ giao hàng P-3C Orion, máy bay AH-64E Apache và Black Hawk UH-60M cho Đài Loan. Được biết Đài Loan đã mua 12 chiếc P-3C Orion với giá 1,96 tỷ USD, vì vậy nếu Việt Nam muốn mua 6 chiếc thì cũng ta cần số tiền khoảng 1 tỷ USD.
P-3C là máy bay chống tàu ngầm bay với tốc độ 610 km/h, tầm hoạt động lên tới 8.944 km, một đội bay tiêu chuẩn của P-3C Orion có 11 người, gồm 3 phi công, 2 sĩ quan hải quân giám sát bay, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung. P-3C Orion có khả năng mang nhiều loại vũ khí dành cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau khi hoạt động trên biển, với tổng khối lượng 9 tấn như: tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa không đối đất AGM-65F Maverick, ngư lôi Mk-46, Mk-50, Mk-54...
Sau khi gia nhập lực lượng hải quân Việt Nam máy bay chống tàu ngầm P-3C không chỉ có thể nâng cao khả năng giám sát của Việt Nam đối với các đảo trên Biển Đông và các rạn san hô, mà còn giúp tăng cường và tích hợp lực lượng tác chiến chống tàu ngầm của hải quân Việt Nam. Trong khi đó tại triển lãm LIMA-2013 diễn ra ở Malaysia vừa qua, đại diện phía Nga cho biết rằng tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky vùng Tatarstan Nga đã khơi công đóng thêm cho hải quân Việt Nam hai tàu khu trục nhỏ Gepard 3.9, sẽ được giao vào năm 2016 và 2017. Đây là hai tàu khu trục nhỏ thứ ba và bốn cho hải quân Việt Nam, hai tàu khu trục này sẽ được trang bị tăng cường hơn nữa khả năng tác chiến chống ngầm. Ngoài ra, Nga sẽ hoàn thành đơn hàng cho Việt Nam sáu tàu ngầm loại Kilo vào năm 2016.
"News of the World" dẫn lời các nhà phân tích quân sự chỉ ra rằng, Việt Nam sẽ nhận được các tàu hộ tống có khả năng chống tàu ngầm để tăng cường do Nga chế tạo và cả tàu ngầm lớp Kilo, P-3C máy bay chống tàu ngầm của Mỹ, Việt Nam sẽ có sức mạnh đáng nể với ba lực lượng mạnh trên không, trên mặt nước và dưới nước, lực lượng chống tàu ngầm Việt Nam đủ năng lực để đặt ra một mối đe dọa cho các nước khác hoạt động tàu ngầm ở Biển Đông.
Theo kịp với tốc độ của Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng bắt đầu sử dụng các nước Đông Nam Á để kiềm chế Trung Quốc. Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản cho biết, chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận rằng chủ đề an ninh hàng hải là chủ đề chính của cuộc tham vấn song phương đầu tiên sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng Năm. Phía Nhật Bản hy vọng các tham vấn về vấn đề an ninh biển sẽ được thông qua và nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Nhật Bản-Việt Nam.
Tờ Japan times của Nhật Bản cho biết Việt Nam đã bày tỏ hy vọng Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra như một phần nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện khả năng an ninh hàng hải của mình.
Cũng trong cuộc thảo luận lần này, hai bên sẽ khẳng định lại lập trường cứng rắn của mình trước sự bành trường của Trung Quốc và sự cần thiết phải tuân thủ luật pháp quốc tế để đảm bảo an ninh hàng hải.
Các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Nhật Bản sẽ tham gia vào cuộc thảo luận.
Một quan chức cấp cao thuộc Bộ ngoại giao Nhật Bản cho biết: "Nhật Bản coi Việt Nam như một đối tác chiến lược để chia sẻ những lợi ích chung".
Trong cuộc thảo luận, phía Nhật Bản dự kiến sẽ thuyết trình về hoạt động hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkauku/Điếu Ngư thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản ở Biển Đông, bao gồm sự xâm nhập trái phép của tàu Trung Quốc vào lãnh hải của Nhật Bản ở xung quanh hòn đảo.
Việt Nam được coi là một đối thủ yếu trước Trung Quốc. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tháng Giêng năm nay thì chủ đề Trung Quốc đã trở thành một chủ đề nóng. Abe công khai kêu gọi Việt Nam và Nhật Bản cùng nhau đối phó với những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông Nhật Bản cho biết, "Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp cả trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tong khi đó Trung Quốc cũng tăng cường khiêu khích Nhật Bản ở quần đảo Senkakư, cả hai nước đều có quan điểm chung". Giữa hai nước đã "nhất trí phản đối việc sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng của Biển Hoa Đông và Biển Đông, kêu gọi các bên tuân thủ" luật pháp quốc tế. "Nhật Bản và Việt Nam đã quyết định để thúc đẩy lên một mức độ cao của các cuộc đối thoại chính trị và an ninh. Rõ ràng các vấn đề về an ninh hàng hải sẽ được hai bên thảo luận trong tháng tới, đó là kết quả hết sức quan trọng của ông Abe trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua.
Có thể dễ nhận thấy những dấu hiệu của việc cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đang tích cực giúp Việt Nam để họ có thể làm chủ được tình hình ở Biển Đông. Nhắc nhở người Mỹ rằng muốn Việt Nam làm chủ biển Đông thì có thể phải bán vũ khí cho Việt Nam, giúp hải quân Việt Nam nâng cao hiệu quả chiến đấu. Trong khi đó Nhật Bản nghiêng nhiều hơn đến việc cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra, để giúp Việt Nam tăng cường khả năng thực thi pháp luật hàng hải của mình trên biển Đông. Mỹ-Nhật Bản mỗi nước một việc, mặc dù bằng các cách giúp đỡ khác nhau, nhưng rõ ràng hai nước đã có những hành động quyết liệt hơn để giúp Việt Nam trong những tranh chấp quyết liệt với Trung Quốc trên Biển Đông.
“News of the World "viết riêng cho Phoenix
Tags:
Biển Đông,
Chính Trị Quốc Phòng,
VietNam-Japan,
VietNam-US
điên mới nhờ thnằng mỹ tàu tra hộ :)) nó là kẻ thù khi xưa, tuy chưa nguy hiểm bằng tàu hiện nay, nhưng n1o là đối thủ tiềm tàng chỉ sau tàu. việc tuần tra vn ta phải tự làm , còn nó tốt thì cứ bán hết vk với giá ưu đãi là dc :D
ReplyDeleteCái gì mà chả có giá của nó chứ bạn. Nga nó cũng đòi quay vào vịnh Cam ranh kìa. Nhưng khi chiến tranh liệu nó có giúp mình không. Việc nhờ mĩ vào tuần tra hộ đúng là như đùa với lửa, nhưng người múa lửa không phải cứ dùng sức mà làm được. Người múa lửa có thể gầy còm, có thể sức khỏe yếu nhưng quan trọng học tinh tế, biết dùng lửa ntn.
DeleteTrọng giai đoạn từ những năm 60 trở đi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã có những bước thay đổi, và chính Trung Quốc cũng là nước gây cho ta những vết thương nghiêm trọng trong quan hệ Việt – Mỹ từ giai đoạn sau năm 75, để đến năm 1995 ta và Mỹ mới bình thường hóa quan hệ được. ..
ReplyDeletenếu mua được 3P-C thì rất hay. Mình thấy việc đa dạng các nguồn vũ khí sẽ giúp cho việt nam ta khắc chế tốt hơn với vũ khí trung quốc.
ReplyDeleteHy vọng ta và Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận về P-3C. Một bước tiến mới trong quan hệ Mỹ - Việt.
Deletebay h phai nho my va nhat ban nhay vao ho tro chu neu kg tau khua no ma chiem dao thi minh lam gi dc no
ReplyDeleteKhông phải nhờ, mà họ tự đặt vấn đề với ta họ cần ta hợp tác, có qua có lại chứ...
Deletebay h phai nho my va nhat ban nhay vao ho tro chu neu kg tau khua no ma chiem dao thi minh lam gi dc no
ReplyDelete