Theo giới phân tích, Nhật Bản thời gian qua vẫn luôn "nghe ngóng" tình hình ở Biển Đông.
Các nhà phân tích nhận định, nếu có được sự đồng thuận trong khu vực, mọi vướng mắc có thể sẽ được giải quyết trong hòa bình ổn định, có lợi cho tình hình chung của khu vực... và cũng có lợi cho Nhật Bản.Mối quan tâm lớnDù không phải là nước có hải phận ở Biển Đông nhưng Nhật Bản lại có lượng hàng vận chuyển qua khu vực này khá lớn, nên theo đánh giá của ông Ian Storey, chuyên gia về vấn đề an ninh của châu Á, Nhật Bản cũng có mối quan tâm trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Phân tích mối quan tâm sâu sắc của Nhật Bản đến Biển Đông, trong bài viết "Nhật Bản ngày càng lo lắng cho Biển Đông" đăng trên n ội san tháng tư của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS của Singapore, ông Ian Storey viết: “Sự tranh chấp trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc lưu thông hàng hóa của Nhật tại đây bởi kinh tế nước này chủ yếu do lĩnh vực hàng hải biển mang lại”.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario gặp ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida.
Bản thân Nhật Bản cũng thừa nhận Trung Quốc là một nước mạnh về kinh tế, là nước luôn tự tin vào vị thế của mình trên thế giới, là một cường quốc lớn. Các nhà phân tích an ninh của Nhật Bản có lần từng bày tỏ những quan ngại về tình hình bất ổn ở Biển Đông, nhất là sự xuất hiện của nhiều tàu tuần tra, tàu khảo sát bất hợp pháp trong vùng biển này.Thậm chí, họ còn dự đoán một cuộc đụng độ bất ngờ có thể diễn ra và biến thành cuộc khủng hoảng ngoại giao và quân sự. Tuy nhiên, bất cứ một vấn đề vướng mắc nào cũng có cách giải quyết. Trước tình hình trên, Nhật Bản đang tiến hành một số giải pháp được cho là có hiệu quả: Giải quyết vấn đề trên cơ sở đa phương với các nước Đông Nam Á, tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp chính sách với Mỹ và các nước khác, đưa tranh chấp hàng hải lên các diễn đàn quốc tế, khuyến khích sự đồng thuận trong ASEAN.Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn đang cố gắng né tránh các cuộc thảo luận về vấn đề tranh chấp này tại các diễn đàn an ninh khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), đồng thời từ chối đưa tranh chấp lên trọng tài quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Bởi Trung Quốc cho rằng, vấn đề Biển Đông chỉ có thể giải quyết dựa trên các thỏa thuận song phương, càng nhiều nước tham gia thì càng "rối".
Ông Ian Storey, chuyên gia về vấn đề an ninh của châu Á.
Thúc đẩy sự đồng thuận trong ASEANĐề cập đến Hội nghị cấp cao ASEAN sắp diễn ra năm nay, ông Ian Storey cũng viết, Nhật Bản rất hi vọng vào tính thống nhất của các quốc gia thành viên ASEAN. Do lợi ích và quan điểm khác nhau nên sự không đồng thuận của các thành viên cũng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, tuyên bố chung về Biển Đông vẫn đang được soạn thảo và chờ sự quyết định của các nước thành viên ASEAN. Nhật Bản cho rằng, sự thiếu đoàn kết sẽ cản trở nỗ lực giải quyết các tranh chấp hiện tại và tất nhiên, ảnh hưởng đến cả việc giải quyết tranh chấp trên quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Đó là lý do Nhật Bản muốn thúc đẩy tính đoàn kết và sự thống nhất trong ASEAN.Bên cạnh đó, Ian Storey cũng nhắc đến việc Nhật Bản đặc biệt chú ý đến Philippines, nước được Nhật Bản coi là đối tác có thiện ý. Trong tranh chấp đảo Hoàng Nham (Philippines gọi là Scarborough), Philippines có vẻ lùi bước và Trung Quốc về cơ bản nắm quyền kiểm soát đảo này. Nhật Bản lo ngại rằng, Trung Quốc cũng theo đuổi một chiến lược tương tự ở Biển Hoa Đông, tức là sử dụng tàu của cơ quan thực thi pháp luật hàng hải để đạt được kiểm soát trên thực tế tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.Bởi vậy, Nhật Bản đã bổ sung nguyên tắc song phương vào phương pháp tiếp cận đa phương của mình với việc các bộ trưởng của Nhật Bản thường xuyên thảo luận về tranh chấp Biển Đông với các đối tác Đông Nam Á. Tại một cuộc họp báo chung, ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Albert del Rosario của Philippines đã ra một tuyên bố rằng, hai nước cùng có mối quan ngại chung về vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, "đường lưỡi bò" bất ổn ảnh hưởng lớn đến an ninh khu vực và tự do hàng hải của các nước.Các nhà nghiên cứu về an ninh châu Á của Singapore đánh giá, các tranh chấp lãnh hải được Nhật Bản coi là chương trình nghị sự hàng đầu về an ninh, ảnh hưởng lớn đến các nước trong khu vực, kéo theo đó là lưu thông hàng hải bị gián đoạn, khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng. Trong bài viết của mình, Ian Storey còn viết, Nhật Bản hiện tại đang theo đuổi một số chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp, dù rằng những chiến lược này vẫn có không ít hạn chế.Để kết luận, Ian Storey nhấn mạnh, Nhật Bản rất muốn thúc đẩy tình đoàn kết ASEAN vì cũng có lợi cho Nhật Bản trong việc giải quyết tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Sức mạnh của Hải quân Nhật BảnTheo nhận định của Thượng tá Christopher Taylor, sĩ quan chỉ huy lực lượng viễn chinh lính thủy đánh bộ 13 Mỹ, khả năng quân sự của Nhật Bản đã lớn hơn rất nhiều trong 10 năm qua, trong đó sức mạnh trên biển và khả năng ứng phó với mọi tình huống bất ổn trên biển cũng có những bước chuyển mình đáng kể. Những năm gần đây, Nhật Bản tích cực thúc đẩy hệ thống 2 phòng thủ tên lửa, huấn luyện năng lực tác chiến trên biển. Theo giới công nghiệp quốc phòng Mỹ, việc quân đội Nhật Bản tiếp tục trang bị những loại vũ khí hiện đại như xe lội nước, các hệ thống thông tin mới và máy bay tiêm kích Lockheed Martin F-35A Lightning II Joint Fighters… chứng tỏ sức mạnh hải quân của Nhật Bản đã rất lớn mạnh.Về hệ thống phòng thủ tên lửa, ngoài các hệ thống báo động tiên tiến, các tàu khu trục Aegis lớp Atago, các tên lửa PAC-3 đã được hiện đại hoá, đồng thời, một tên lửa đánh chặn cũng được đầu tư có hiệu năng cao hơn SM-3 Block IIA. Các lực lượng phòng vệ trên biển cũng đang lên kế hoạch chế tạo một tàu khu trục 5.000 tấn lớp Akizuki với một hệ thống đẩy kết hợp diesel, điện và khí đốt sẽ giảm được phí tổn khi vận hành. - (Theo Reuters/Jiji Press)Khách du lịch, nước cờ đầy toan tính của Trung QuốcTrung Quốc có kế hoạch đưa tàu du lịch đi thăm đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã tính toán rất kỹ khi đưa tàu du lịch với du khách ra Biển Đông. Về vấn đề này, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối kế hoạch tổ chức cho du khách tới thăm quần đảo Hoàng Sa. Và khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.- (Theo Reuters)An Mai (ISEAS) - Người Đưa Tin
Comments[ 0 ]
Post a Comment