Nga giữ một vị thế khá mạnh trên thị trường vũ khí thế giới
Monday, April 22, 2013
Nga giữ một vị thế khá mạnh trên thị trường vũ khí thế giới trong phân khúc hàng không quân sự. Những loại máy bay như Su-30 và MiG-29 được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực các nước châu Á. Nhu cầu về máy bay quân sự của Nga sản xuất lại được hỗ trợ với sự xuất hiện của những khách hàng mới từ các quốc gia như Algeria, Venezuela, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Uganda. Trong danh sách này có lẽ sắp có thêm cả Bangladesh. Việc chuyển giao máy bay Yak-130 đến đất nước này có thể sẽ bắt đầu vào năm 2015.
Hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước châu Á luôn là một hướng ưu tiên đối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga. Những nước này phân bổ những khoản chi tiêu đáng kể để trang bị cho lực lượng vũ trang của họ, giám đốc Trung tâm Cục diện chiến lược Ivan Konovalov nhận định:
Những quốc gia trên đang có nhu cầu mua những máy bay loại này. Máy bay chiến đấu của Nga được khách hàng ưa thích và chọn lựa trên tiêu chí giá cả và chất lượng. Mặc dù giá của chúng khá cao, nhưng thật ra chúng vẫn rẻ hơn nhiều so với máy bay của Mỹ hoặc Pháp. Còn chất lượng thì rất tốt. Bởi vậy mà các nước Đông Nam Á, nơi còn tồn tại rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết, trong đó có vấn đề biên giới, đang quan tâm đặc biệt đến hàng không Nga. Thêm vào đó, các công ty Nga cũng đang tiến hành những hoạt động cân nhắc tại đây, ý tôi là chiến dịch quảng cáo máy bay MiG và máy bay Sukhôi tại thị trường này”.
Trong những năm vừa qua, Nga đã cung cấp cho Việt Nam 20 máy bay chiến đấu đa năng SU30-MK.
Máy bay huấn luyện chiến đấu mới nhất của Nga Yak-130 hiện nay chưa được nổi tiếng trên thế giới như Su-30 hoặc MiG-29. Tuy nhiên, phi cơ này có những đặc điểm kỹ thuật tuyệt vời và triển vọng xuất khẩu cao. Yak-130 độc đáo ở chỗ nó kết hợp cùng lúc hai chức năng, vừa giữ vai trò hoạt động như một máy bay huấn luyện để đào tạo phi công hàng không vừa như một phi cơ cường kích. Chủ tịch Ủy ban quân sự-công nghiệp thuộc Chính phủ Liên bang Nga Viktor Murakhovski phát biểu:
“Hệ thống điện tử trên máy bay cho phép mô phỏng trong phạm vi rộng một loạt mô hình máy bay chiến đấu khác nhau cùng những phương pháp sử dụng vũ khí. Như một máy bay tấn công hạng nhẹ, máy bay có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết bình thường và sử dụng vũ khí các loại: bom thả rơi tự do hoặc đạn pháo phản lực không điều khiển. Tất nhiên là Yak-130 không được trang bị hệ thống điện tử mạnh như máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hoặc thứ 5. Nhưng trong nhiều cuộc xung đột, đặc biệt là những đụng độ mang tính chất địa phương hoặc các hoạt động chống khủng bố thì điều này là không cần thiết”.
Các chuyên gia nhấn mạnh là máy bay Yak-130 hiện nay rẻ chỉ bằng một nửa so với giá của những chiến đấu cơ hiện đại. Điều này làm nó trở thành một sản phẩm độc đáo. Hợp đồng sắp ký với Bangladesh mới chỉ là bước đầu tiên trong việc đưa Yak-130 thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Tổng cộng, đến giữa năm 2012, trong 7 năm qua Rosoboronoexport đã xuất khẩu 290 máy bay quân sự ra nước ngoài với tổng trị giá hơn 20 tỷ dollar. Phần lớn máy bay xuất khẩu mang nhân hiệu "Su" và "MiG".
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment