Nga vừa bày tỏ ý định sẵn sàng nâng cấp tiêm kích thế hệ cũ MiG-29N của không quân Malaysia lên chuẩn MiG-29SM và bán tàu ngầm diesels-điện lớp Varshavyanka (Kilo) cho Indonesia.
Nga mang phi đội bay biểu diễn Su-30SM sang chào hàng ở Đông Nam Á
Nga muốn nâng cấp MiG-29N của Malaysia lên MiG-29SMHôm 21/3, đại diện Liên hiệp tập đoàn chế tạo máy bay Nga tuyên bố rằng, nước này sẵn sàng tiến hành hiện đại hóa phi đội chiến đấu cơ MiG-29N của Không quân Malaysia đến cấp độ MiG-29SM, vừa để hiện đại hóa chiếc tiêm kích này, vừa kéo dài tuổi thọ sử dụng.Người đại diện của Liên hiệp tập đoàn chế tạo máy bay Nga đã đề đạt trực tiếp nguyện vọng này với Thủ tướng Malaysia Najib Razak, khi ông thăm gian hàng của Liên hiệp tập đoàn trong ngày đầu tiên khai mạc Triển lãm hàng không LIMA-2017 ở đảo Langkawi.Năm 1994, Nga đã bán cho Malaysia lô MiG-29N gồm 18 chiếc. Trải qua 23 năm sử dụng, các máy bay này bắt đầu xuống cấp, đồng thời một số phiên bản mới của dòng MiG-29 đã ra đời, khiến các máy bay Malaysia trở nên lạc hậu so với mặt bằng chung.Đại diện của Liên hiệp tập đoàn Nga tuyên bố, để hiện thực hóa nguyện vọng này, Tập đoàn đã dành riêng mang tới Triển lãm hàng không Lima-2017 mẫu máy bay hiện đại hóa MiG-29SM để chứng minh những đặc tính ưu việt nhất của phiên bản nâng cấp này.Nga đã cung cấp 18 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29A cho Malaysia trong năm 1994-1995, sau đó là 18 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKM vào năm 2009. Sau đó, Nga đã mở trung tâm huấn luyện phi công vào năm 2011 và một trung tâm dịch vụ vào năm 2012 tại Malaysia.
Phi đội máy bay MiG-29N của không quân Malaysia
Không quân Hoàng gia Malaysia đã mua số máy bay chiến đấu MiG-29 với mức giá tương đối thấp, nhưng sau đó đã phải chi số tiền lớn để mua phụ tùng thay thế và bảo dưỡng - cựu bộ trưởng quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2010.Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tập đoàn Mikoyan đã giải thích vấn đề hiệu suất kém của máy bay và chi phí vận hành, bảo dưỡng tốn kém là do Malaysia đã mua các phụ tùng thay thế “trôi nổi” từ Ukraine và Ấn Độ chứ không phải là từ nhà cung cấp chính hãng.Thế nhưng, dù sao thì uy tín và danh tiếng của Mikoyan cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Do đó, hiện nay hãng muốn cung cấp một phiên bản mới hơn, chi phí rẻ hơn để nâng cấp cho máy bay Malaysia, qua đó hy vọng có thể thâm nhập sâu vào thị trường Đông Nam Á.Đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí sang Đông Nam ÁĐược biết, ngoài việc mang mô hình tiêm kích MiG-29SM của hãng Mikoyan, Nga còn mang sang triển lãm hàng không Malaysia lần này đội nay biểu diễn “Tráng sĩ Nga” với 6 chiếc tiêm kích đa năng tốt nhất dòng Su-30 là Su-30SM, cũng không ngoài mục đích là “show hàng”.Được thành lập từ năm 1991, sau 25 năm sử dụng tiêm kích Su-27, vào tháng 10/2016, đội bay biểu diễn “Tráng sĩ Nga” đã nhận được những chiếc tiêm kích đa năng thế hệ mới Su-30SM và kể từ ngày 01/12/2016, đơn vị này bắt đầu chính thức huấn luyện cùng máy bay mới.Tiêm kích này được coi là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất thuộc dòng Su-30 của Nga, được đánh giá là tương đương với Su-30MKI của Ấn Độ, cả về tốc độ, sự linh hoạt và hệ thống vũ khí, đặc biệt là nó có thể sử dụng được nhiều loại vũ khí tốt nhất của Nga.Giới chuyên gia nhận định rằng, sau hơn 2 thập niên, những chiếc Su-27 Nga đã lão hóa, lạc hậu, hết khả năng nâng cấp và xuất khẩu, trong khi đó Su-30SM hiện chỉ được sử dụng trong lực lượng không quân Nga, chưa xuất khẩu được cho bất cứ nước nào.Do đó, việc Nga thay Su-27 của đội bay “Tráng sĩ Nga” bằng Su-30SM là động thái hợp lý để phô diễn hết những tính năng siêu đẳng của nó với khách hàng khắp nơi trên thế giới, từ đó đẩy mạnh việc xuất khẩu dòng máy bay của hãng Sukhoi ra nước ngoài.Do đó, việc mang Su-30SM đến triển lãm Lima cũng có thể là chiêu PR của Nga để thuyết phục Malaysia nâng cấp phi đội Su-30MKM của mình, đồng thời cũng có thể là mời Indonesia nâng cấp phi đội Su-30MKK mua sắm trong giai đoạn đầu những năm 2000.
Nga đang chào bán tàu ngầm Kilo cho hải quân Indonesia
Bên cạnh máy bay, Nga cũng tranh thủ khoảng thời gian diễn ra Triển lãm hàng không quốc tế LIMA-2017 để đàm phán với một quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia về gói mua sắm tàu ngầm diese-điện lớp Varshavyanka thuộc Dự án 636 mà Jakarta ấp ủ đã mấy năm nay.Ngày 21-3, phó giám đốc Cơ quan Hợp tác quân sự-kỹ thuật Liên bang Nga (FSMTC) Mikhail Petukhov cho biết, nước này và Indonesia đang tiến hành các cuộc thảo luận về một hợp đồng cung cấp 2 chiếc tàu ngầm tàng hình được NATO mệnh danh là “Hố đen trong đại dương” Kilo cho Jakarta.Ông Mikhail Petukhov hiện đang dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự Triển lãm hàng không LIMA-2017 ở Langkawi - Malaysia, nơi các Tập đoàn chế tạo vũ khí Nga cũng mang tàu ngầm Dự án 636, cùng với khoảng 500 thiết bị quân sự khác sang trưng bày.Cùng với dự án tàu ngầm Kilo, Nga còn tranh thủ khoảng thời gian quý báu ở Đông Nam Á để tiếp tục thúc đẩy gói hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-35 của Indonesia. Dự kiến hợp đồng chính thức sẽ được ký trong tương lai gần.Như vậy, có thể nhận thấy Nga đang đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí tối tân sang khu vực Đông Nam Á - một thị trường đầy tiềm năng khai thác.
Nguyễn Ngọc
Comments[ 0 ]
Post a Comment