Mặt tối của nền dân chủ kiểu Úc
Monday, June 12, 2017
Cho phép các đảng phái chính trị nhận tiền quyên góp từ nước ngoài, nước Úc giờ đang đứng trước bài toán làm thế nào để giữ được sự tự chủ.
Trong khi nhiều quốc gia phương tây, kể cả Mỹ đã cấm các đảng chính trị nhận tiền quyên góp của nước ngoài, nước Úc tự hào là một trong số ít những nước cho phép. Nói như Phó Thủ hiến bang Tây Úc Roger Cook, "đó là một thực tế phải thừa nhận và chấp nhận trong hệ thống dân chủ hiện đại của nước Úc".
Chuyện Trung Quốc ra sức tạo dựng ảnh hưởng ở nước ngoài không phải hiếm. Nhưng khác với ở Mỹ, nơi Bắc Kinh có thể công khai bỏ tiền cho các tổ chức vận động hành lang để tác động tới chính phủ Mỹ, điều này là không thể tại Úc. Vậy nên mới có chuyện khi một số cá nhân người Trung Quốc bỏ tiền ra quyên góp cho các đảng chính trị ở Úc, người ta lập tức nhao nhao vẽ ra viễn cảnh Bắc Kinh dùng tiền mua ảnh hưởng.
Nhưng thực tế cũng đã chứng minh những lo lắng đó là có cơ sở. Câu hỏi đặt ra là mức độ thực sự của những khoản quyên góp và ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc là bao nhiêu?
Rất khó có câu trả lời chính xác, nhưng nó đã ở một mức độ nào đó khiến Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ngày 6-6 phải lên tiếng cảnh báo Bắc Kinh đừng dùng tiền thao túng chính trường Úc!
Nhân vật bí số CC3
Giới kinh doanh và chính khách Úc không hề xa lạ với cái tên Chau Chak Wing. Ông chủ tỉ phú của tập đoàn bất động sản Kingold Group, có trụ sở tại Quảng Đông, không phải nổi tiếng vì thành tích kinh doanh đáng nể, mà bởi mối quan hệ và các khoản đóng góp hào phóng dành cho các đảng chính trị ở Úc.
Cái tên Chau Chak Wing bắt đầu được nhắc tới nhiều trên thế giới sau vụ một công dân Trung Quốc Sheri Yan nhận tội hối lộ các quan chức Liên Hiệp Quốc tại Mỹ. Trong hồ sơ của cảnh sát New York, có một nhân vật mang bí số CC3 được xác định là người đã đưa 200.000 USD cho bà Sheri để hối lộ.
Rất nhanh sau đó, người ta xác định CC3 chính là ông Chau - một công dân người Úc gốc Hoa và ông chủ một thời của bà Sheri. Nhưng ông ta không hề bị truy tố trong khi bà Sheri đang thụ án tù 20 tháng ở Mỹ.
Năm 2015, Cơ quan tình báo Úc (ASIO) khám xét một căn nhà ở Canberra - nơi họ tìm thấy nhiều tài liệu mật của chính phủ Úc. Bất động sản cá nhân đó thuộc về bà Sheri và chồng bà, ông Roger Uren - một cựu quan chức tình báo cấp cao của Úc.
ASIO không đưa ra kết luận gì nhưng cùng năm đó, họ ra một báo cáo và danh sách khuyến nghị các đảng ở Úc cảnh giác trước các khoản quyên góp từ những cá nhân người Trung Quốc, bao gồm cả ông Chau.
Doanh nhân người Hoa hay điệp viên của Bắc Kinh?
Ông Chau Chak Wing (trái) nâng ly cùng cựu Thủ tướng Úc John Howard trong một sự kiện năm 2011. Ông Howard từng là chủ tịch đảng Tự do Úc trước khi lên làm thủ tướng - Ảnh: UTSTheo điều tra của đài truyền hình ABC, năm 2016 tập đoàn Kingold của ông Chau đã quyên góp gần 1 triệu USD cho đảng Tự do. Nếu so với khoản tiền 560.000 USD quyên góp cho đảng này ở cấp toàn quốc, con số 200.000 USD chỉ riêng ở Tây Úc là điều cần phải suy nghĩ.“200.000 USD quyên góp cho một đảng chính trị ở cấp bang là số tiền rất lớn, cần phải làm rõ bản chất của việc quyên góp đó”, Phó thủ hiến bang Tây Úc Roger Cook nêu cảnh báo vào ngày 10-6.Trong vòng một thập kỷ, cùng với ông Huang Xiangmo - nhà sáng lập công ty bất động sản Yuhu Group (Trung Quốc), ông Chau đã quyên góp cho các đảng chính trị ở Úc tổng cộng 6,7 triệu USD.Số tiền này cũng chẳng bõ bèn gì với con số 20 triệu USD mà ông Chau bỏ ra quyên góp để xây tặng Đại học Kỹ thuật Sydney (UTS) một công trình mang chính tên mình - “tòa nhà Chau Chak Wing”. Vấn đề là Viện Quan hệ Úc - Trung Quốc, một tổ chức học giả của Úc có quan điểm ủng hộ Bắc Kinh lại có liên hệ với UTS và một thời từng nằm dưới quyền chủ tịch của ông Huang.Nhưng khác với ông Huang, sau vụ lùm xùm chi tiền cho nghị sĩ Úc để nói có lợi cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông này bị ASIO gây áp lực từ chối cho nhập quốc tích, ông Chau là một công dân Úc đúng nghĩa về mặt pháp lý.Điều đó có nghĩa các khoản quyên góp của ông Chau sẽ không được tính là tiền từ nước ngoài, bất chấp tập đoàn của Chau vẫn nằm ở Trung Quốc còn bản thân ông ta là một thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tỉnh Quảng Đông.Trước những nghi ngờ làm việc cho chính quyền Bắc Kinh, hôm 9-6, ông Chau đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc.“Tôi thấy phiền phức trước những cáo buộc mấy ngày gần đây nói tôi bằng cách nào đó đang làm việc như một đường dây thông tin cho chính phủ Trung Quốc và đặt ra nguy cơ gây nguy hiểm cho chủ quyền của nước Úc. Nói cho rõ, tôi không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi bác bỏ bất kỳ thông tin nào nói những gì tôi làm là nhân danh hay chịu sự chỉ đạo từ tổ chức đó”, ông Chau khẳng định chắc như đinh đóng cột.
Nhiều ý kiến kêu gọi Úc cải tổ quy định quyên góp
Chính quyền Úc đang cân nhắc thay đổi Luật gián điệp, cấm tiệt các khoản quyên góp chính trị có nguồn gốc nước ngoài do quan ngại Bắc Kinh dùng tiền mua ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo giới quan sát, điều này lẽ ra đã nên làm từ lâu chứ không đợi đến bây giờ.
“Nhận thức được vấn đề là một chuyện, vấn đề là các cơ quan (ám chí ASIO) lại không có quyền quyết định thay đổi hay cải tổ cái gì”, Giáo sư Rory Medcalf thuộc Trường An ninh quốc gia (Đại học Quốc gia Úc) bức xúc. Theo ông Medcalf, giới chính khách cần sớm hành động để bảo vệ lợi ích cốt lõi, sự tự chủ của nước Úc và hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài đến chính trường của xứ chuột túi.
DUY LINH
TUỔI TRẺ
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment