Trang mạng Global Fire Power xếp hạng 5 lực lượng không quân mạnh nhất khu vực.
Các quốc gia Đông Nam Á đang đầu tư rất mạnh cho không quân. Gần như tất cả máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 4++ đều có mặt trong biên chế các nước khu vực.
Number-5: Indonesia
Vào những năm 1960, Indonesia từng là lực lượng không quân đầu tiên và hùng mạnh nhất của Đông Nam Á. Vào thời điểm đó với sự trợ giúp của Liên Xô, Không quân Indonesia là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á được tiếp nhận các máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời đó như: MiG-15, MiG-17, MiG-19 và MiG-21. Su-27SK và Su-30MK là những tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Indonesia tuy nhiên những tiêm kích này lại không được trang bị vũ khí. Trong ảnh Su-27, Su-30 của Indonesia cùng với F/A-18 của Australia trong một cuộc tập trận.
Tuy nhiên sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự năm 1965, quá trình biên chế của Không quân Indonesia bị thay đổi hoàn toàn. Những máy bay của Liên Xô bị bán tháo ra nước ngoài thay vào đó các máy bay của Mỹ.
Những chiếc F-5, F-86 đã được đưa đến để thay thế cho những chiếc MiG của Liên Xô. Đến cuối năm 1980 gần như toàn bộ máy bay của Liên Xô đã bị loại bỏ và không còn được sử dụng nữa. Vào năm 1986, Indonesia bắt đầu lên kế hoạch hiện đại hóa lực lượng bằng việc mua 12 chiếc F-16A/B từ Mỹ.
Kế hoạch ban đầu là mua 60 chiếc nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã khiến chương trình bị chấm dứt hoàn toàn. Đến năm 1999 Indonesia xảy ra biến cố chính trị và họ phải chịu lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ. Trong bối cảnh đó, Jakatar lại tìm đến Moscow để tăng cường sức mạnh.
Indonesia đã lên kế hoạch mua 24 chiếc Su-30MKK từ Nga nhưng kế hoạch vẫn chưa thực hiện được do khó khăn về kinh tế. Đến năm 2003 Indonesia chỉ nhận từ Nga 2 chiếc Su-27 và 2 chiếc Su-30MK và hợp đồng này không kèm theo bất kỳ vũ khí nào.
Tuy khá nghèo nàn về trang bị nhưng Indonesia lại là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được máy bay để trang bị cho quân đội và xuất khẩu. Trong ảnh máy bay vận tải đa năng CN-235 do Indonesia hợp tác sản xuất cùng với Tây Ban Nha.
Đến năm 2005 Không quân Indonesia lâm vào cuộc khủng hoảng lực lượng thực sự khi có đến 80% trong tổng số 110 chiếc máy bay của họ không thể hoạt động do thiếu phụ tùng thay thế. Tệ hại hơn, 2 chiếc Su-27 và 2 chiếc Su-30 không tương thích với cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc sẵn có.
Hiện tại, Không quân Indonesia chỉ có 4 loại tên lửa chủ lực là tên lửa chống tàu AS-1 Kennel tuy nhiên nó chỉ được sử dụng cho Tu-16. Tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và tên lửa không đối không tầm ngắn AA-2 Atoll.
Không quân Indonesia cũng đã lên kế hoạch mua các loại tên lửa hàng không hiện đại từ Nga như R-73, R-77, R-37, tên lửa tấn công mặt đất Kh-29, Kh-31 thậm chí là còn đề nghị mua cả tên lửa không đối không tầm siêu xa K-100 nhưng tất cả chỉ mới là kế hoạch và không có gì cụ thể.
Dự án sản xuất tiêm kích thế hệ 5 đầy tham vọng của Indonesia và Hàn Quốc có nguy cơ bị đóng cửa khi Seoul đình chỉ dự án.
Trong bối cảnh khủng hoảng lực lượng nghiêm trọng Bộ Quốc phòng Indonesia đã lên một kế hoạch cực kỳ tham vọng nhằm đưa họ trở lại “ngôi vua”. Kế hoạch mua đến 180 chiếc Su-27 và Su-30 để thành lập 10 phi đội chiến đấu. Tháng 4/2011, Indonesia xác nhận sẽ mua 16 chiếc máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ T-50 của Hàn Quốc. Tháng 12/2011, Indonesia xác nhận mua 6 chiếc Su-30MK2 của Nga công tác giao hàng sẽ được thực hiện trong năm 2013.
Tuy bị đánh giá khá thấp về mặt trang bị nhưng Indonesia lại là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được máy bay để trang bị cho quân đội và xuất khẩu. Công ty Indonesia Aerospace đã hợp tác cùng với CASA của Tây Ban Nha để sản xuất máy bay vận tải đa năng CN-235. Hiện tại có 3 chiếc đang phục vụ trong Không quân Indonesia.
Indonesia Aerospace có rất nhiều tham vọng trong việc đưa nước này trở thành quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu khu vực. Một trong những dự án để cụ thể hóa điều này là hợp tác cùng với Hàn Quốc để phát triển tiêm kích thế hệ 5 trong chương trình KF-X/IF-X. Số lượng sản xuất máy bay của dự án này lên đến 250 chiếc trong đó Không quân Indonesia sẽ nhận 50 chiếc số còn lại sẽ bàn giao cho Không quân Hàn Quốc.
Kinh phí ban đầu của dự án lên đến 5 tỷ USD. Tuy nhiên vào tháng 3/2013 Hàn Quốc tuyên bố đình chỉ dự án do kinh phí quá cao. Tuy vậy, Indonesia tuyên bố họ vẫn tiếp tục theo đuổi dự án cho dù Hàn Quốc có tham gia hay không. Cuộc thập tự chinh để quay lại vị trí số 1 Đông Nam Á của Không quân Indonesia vẫn còn quá dài và đầy chông gai.
Number-4: Thái Lan
Không quân Hoàng gia Thái Lan là lực lượng không quân đầu tiên của châu Á được thành lập vào năm 1913. Tính đến nay Không quân Hoàng gia Thái Lan có tổng quân số 45.000 người, 58 máy bay huấn luyện, 158 máy bay chiến đấu các loại, 10 máy bay trinh sát cùng 33 chiếc trực thăng.
JAS-39 Gripen là những tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Hoàng gia Thái Lan. Tiêm kích này được đánh giá rất cao trong vai trò bảo vệ không phận.
Tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Hoàng gia Thái Lan là JAS-39 Gripen. 3 chiếc đầu tiên trong hợp đồng 6 chiếc đã được chuyển giao. JAS-39 Gripen được đánh giá là loại tiêm kích bảo vệ không phận xuất sắc hàng đầu thế giới hiện nay.
Theo kế hoạch Không quân Hoàng gia Thái Lan sẽ mua 12 chiếc JAS-39 Gripen cùng 2 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không SAAB-340 Erieye.
Ngoài ra , không quân nước này còn sở hữu 56 chiếc tiêm kích F-16A/B block 25/30. Đây là những chiếc F-16 thuộc thế hệ đầu đã khá lạc hậu so với những tiêm kích mới trong khu vực, 27 chiếc tiêm kích F-5E/F.
Không quân Thái Lan là lực đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á về số lượng máy bay vận tải C-130, có 12 chiếc đang hoạt động cùng một số máy bay vận tải kiêm chở khách hạng VIP dành cho các quan chức quân đội do châu Âu sản xuất.
Loại tên lửa không đối không chủ lực của Không quân Thái Lan là tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, IRIS-T tên lửa không đối không tầm trung AIM-120, tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Meteor của châu Âu cũng được lên kế hoạch tích hợp cho JAS-39 của Thái Lan.
Thái Lan là lực lượng không quân thứ 2 ở ĐNA sở hữu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS. Trong ảnh máy bay AWACS SAAB-340 Erieye của Không quân Hoàng gia Thái Lan.
Vũ khí không đối đất lực của họ là tên lửa AGM-65 Maverick cùng một số bom thông minh họ Paveway. Thái Lan cũng đã lên kế hoạch trang bị tên lửa chống tàu RBS-15F cho tiêm kích JAS-39. Khả năng tấn công mặt đất của Không quân Hoàng gia Thái Lan không được đánh giá cao số lượng vũ khí dành cho nhiệm vụ này không nhiều và không đa dạng.
Kết hợp cả máy bay Mỹ, Anh và Nga trong cùng một tổ chức, Không quân Hoàng gia Malaysia là lực lượng đa quốc tịch nhất ở Đông Nam Á.
Number-3: Malaysia
Không quân Hoàng gia Malaysia RMAF là lực lượng được thành lập sớm thứ 3 ở Đông Nam Á. Cơ cấu tổ chức của họ có ảnh hưởng rất lớn từ Không quân Hoàng gia Anh do trước đây nước này là thuộc địa của Anh. Không quân Hoàng gia Anh cũng đã huấn luyện và xây dựng nên Không quân Hoàng gia Malaysia hiện nay.
Su-30MKM là tiêm kích hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với hệ thống điện tử hàng không tối tân. Đây là chiếc Su-30 mạnh thứ 2 trong gia đình Su-30MK mà Sukhoi từng sản xuất cho xuất khẩu.
Sau khi quân đội Anh rút khỏi Malaysia vào những năm 1970, không quân nước này bắt đầu tiến hành quá trình hiện đại hóa. Họ đã mua từ Mỹ 16 chiếc F-5E Tiger II, trong đó có một số chiếc RF-5E hoạt động với vai trò trinh sát, mua lại 88 chiếc A-4C đã qua sử dụng của Hải quân Mỹ trong đó có 40 chiếc đã được nâng cấp với cấu hình tương tự A-4M của Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ áp đặt những hạn chế về xuất khẩu vũ khí đối với các quốc gia như Malaysia nên họ không thể có được các tên lửa không đối không tầm xa. Do đó, Malaysia phải tìm đến các nguồn cung cấp khác như Nga để bổ sung cho trang bị.
Vào những năm 1990, RMAF trải qua quá trình hiện đại hóa thứ 2 bằng việc mua 13 máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ BAE Hawk Mk108/208 từ Anh. Giai đoạn này chứng kiến một sự chuyển đổi bất ngờ về mặt trang bị của RMAF, họ đã mua 12 chiếc MiG-29N từ Nga trong đó có 2 chiếc MiG-29NUB phục vụ cho huấn luyện.
Đến năm 1997, do không muốn để mất thị phần tại Malaysia, Mỹ đã chiều lòng nước này bằng việc cung cấp cho họ 8 chiếc tiêm kích đa nhiệm F/A-18D với khả năng hoạt động chiến đấu bất kể ngày đêm. Đây là biến thể 2 chỗ ngồi của F/A-18. Tuy nhiên, vẫn không rõ Washington có đồng ý bán cho RMAF các loại tên lửa không đối không tầm xa AIM-120AMRAAM hay không.
MiG-29N, F/A-18D của RMAF và F/A-18A của Không quân Hoàng gia Australia trong một cuộc tập trận.
Sau thương vụ F/A-18D, những chiếc MiG-29N của Malaysia bắt đầu có vấn đề, phụ tùng thay thế từ Nga rất khan hiếm và chậm chạp khiến khả năng hoạt động trực chiến của những chiếc MiG-29N không cao.
Đã thế, chi phí vận hành và bảo dưỡng đối với những chiếc MiG-29N lại rất đắt đỏ. Tuy nhiên, đến năm 2003 Malaysia bất ngờ công bố hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích đa nhiệm Su-30MKM từ tập đoàn Sukhoi của Nga. Cùng với đó là hợp đồng mua tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn R-77, tên lửa không đối không tầm trung R-27.
Tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet biến thể mới nhất, hiện đại nhất của gia đình F/A-18 mà Boeing của Mỹ mang đến giới thiệu cho RMAF đã bị loại. Hợp đồng này khiến người ta lờ mờ hiểu ra rằng Washington vẫn chưa đồng ý cung cấp các tên lửa hàng không hiện đại cho RMAF và họ phải tìm đến Nga.
Theo yêu cầu của RMAF, Su-30MKM chia sẻ đến 95% kết cấu phần cứng tương tự như Su-30MKI của Ấn Độ. Ngoài ra tiêm kích này còn được bổ sung các công nghệ sử dụng cho tiêm kích Su-35 và mẫu thử nghiệm công nghệ Su-37. Su-30MKM được đánh giá là tiêm kích hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 2 khu vực châu Á sau Su-30MKI của Ấn Độ.
KC-130 đang tiếp nhiên liệu cho 2 chiếc F/A-18D của RMAF, khả năng vận tải đường không của RMAF được đánh giá khá cao.
Cảm biến chính của Su-30MKM là radar quét mạng pha điện tử bị động N011M Bars, giúp nó trở thành tiêm kích thứ 2 sau Su-30MKI được trang bị loại radar tối tân này.
Radar N011M có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 400 km, theo dõi mục tiêu từ khoảng cách 200 km trong chế độ không đối không. Radar này có thể khóa một chiếc MiG-29 ở cự ly 140 km ở bán cầu trước và 60 km ở bán cầu sau.
Trong chế độ không đối đất và đối hải, radar này có thể theo dõi 2 mục tiêu cùng lúc, radar N011M phát hiện ra xe tăng ở cự ly từ 40-50 km, phát hiện một tàu khu trục ở cự ly từ 80-120 km. Ngoài ra, radar này còn có chế độ lập bản đồ mặt đất bằng cách sử dụng chùm tia thực hoặc sử dụng xung Doppler với chế độ khẩu độ tổng hợp với độ phân giải tối đa là 10 mét.
Radar N011M cung cấp khả năng theo dõi 15 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc, bộ vi xử lý có thể duy trì việc theo dõi mục tiêu trong khi đang quét các khu vực khác. N011M Bars là radar mạnh nhất từng được trang bị cho Su-30MK.
Năng lực vận tải đường không của RMAF được đánh giá khá mạnh với tổng số 48 chiếc đang hoạt động. Họ có phi đội 19 chiếc máy bay vận tải đa năng C-130 trong đó có 4 chiếc KC-130 phục vụ cho nhiệm vụ tiếp dầu trên không. Trong năm 2005, RMAF cũng đã đặt hàng 4 chiếc vận tải cơ hàng khủng A-400M của châu Âu để nâng cao khả năng vận tải hàng không chiến lược. Dự kiến các máy bay này sẽ được giao hàng trong năm 2016.
Về lực lượng trực thăng, RMAF có tổng cộng 75 chiếc với đủ quốc tịch Nga, Mỹ, Italy, Pháp. Lực lượng trực thăng này chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ vận tải và không có chiếc trực thăng tấn công nào. Khả năng chi viện hỏa lực đường không của RMAF tương đối hạn chế. Các máy bay chiến đấu của họ chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ ngăn chặn trên không và bảo vệ không phận.
Mặc dù Su-30MKM hay F/A-18D đều là những tiêm kích đa nhiệm nhưng nó thiếu các hệ thống vũ khí chuyên dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Một hạn chế khác của RMAF là việc sử dụng tiêm kích đa quốc tịch khiến việc tích hợp các hệ thống vũ khí và thông tin liên lạc trở nên khó khăn hơn.
Number-2: Việt Nam Không quân nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 03/03/1955, ngay sau khi thành lập không lâu Không quân Việt Nam đã phải chạm trán với lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ.
Tuy "non kém về kinh nghiệm", thiếu thốn về trang thiết bị nhưng Không quân nhân dân Việt Nam đã giành được những chiến công hiển hách trước Không quân Mỹ.
Su-30MK2V tiêm kích hiện đại nhất Không quân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
Trong chiến tranh, có đến 16 phi công Việt Nam đạt danh hiệu “Át chủ bài” (phi công có số lần bắn rơi máy bay đối phương từ 5 lần trở lên). Sự xuất sắc của các phi công Việt đã buộc Không quân Mỹ phải tiến hành quá trình huấn luyện chiến đấu khác biệt Top Gun để cải thiện khả năng không chiến của họ.
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Không quân Việt Nam lại tiếp tục tham chiến trên chiến trường Tây Nam. Những chiếc trực thăng tấn công Mi-24 thực hiện nhiệm vụ chi viện hỏa lực, tiêu diệt các tiền đồn và truy quét tàn quân Khơ-me đỏ.
Những năm 1980, Không quân Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao cường kích tấn công mặt đất Su-22M, đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á có phi đội máy bay chiến đấu hùng mạnh.
Vào thời điểm đó có khoảng 250 chiếc MiG-21 cùng với 40 chiếc Su-22M cùng với số lượng khá lớn máy bay chiến đấu các loại thu giữ được của VNCH.
Không quân nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến hành quá trình hiện đại hóa vào những năm 1990. Năm 1994, Việt Nam đã đặt mua từ Nga 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27UBK đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Á và đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20 này. Việt Nam là quốc gia thứ 2 ở châu Á và đầu tiên ở ĐNA sở hữu tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20 Su-27.
Đến năm 1996, Việt Nam lại đặt mua tiếp 2 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển đến Việt Nam, chiếc An-124 chở theo 2 chiếc Su-27UBK đã gặp nạn, sau đó phía Nga bồi thường cho Việt Nam 2 chiếc Su-27PU tiền thân của Su-30.
Cuối năm 2003, Việt Nam tiếp tục trở thành khách hàng đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tiêm kích Su-30MK2 bằng hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 tương tự như biến thể Su-30MKK xuất khẩu cho Trung Quốc với một vài cải tiến về hệ thống điện tử và trang bị ghế phóng mới.
Đến năm 2009, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 8 chiếc Su-30MK2V, một biến thể được thiết kế chuyên dụng cho nhiệm vụ đánh biển. Năm 2011 Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc Su-30MK2V trị giá 1 tỷ USD.
Clip Quá trình hiện đại hóa không quân nhân dân Việt Nam. Clip được thực hiện bởi ban quản trị trangGiaoducQP Hợp đồng lần này ngoài máy bay còn đi kèm theo hợp đồng mua tên lửa không đối không tầm ngắn R-73M, tên lửa không đối không tầm trung R-27ER tầm bắn tới 130km, tên lửa chống hạm Kh-31A và tên lửa hành trình không đối đất Kh-29 cùng với bom thông minh các loại.
Tính đến năm 2013, Không quân nhân dân Việt Nam có tổng cộng 24 chiếc Su-30MK2 cùng 12 chiếc Su-27 SK/UBK/PU đưa Việt Nam trở thành quốc gia có phi đội tiêm kích Sukhoi đông đảo nhất khu vực Đông Nam Á.
Đôi cánh ma thuật Su-22M3/M4 luôn sẳn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Su-30MK2V của Việt Nam được đánh giá thuộc loại hiện đại hàng đầu khu vực. Nếu xét ở khía cạnh kỹ thuật đơn thuần thì Su-30MKM của Malaysia có phần nhỉnh hơn nhưng Su-30MK2 V của Việt Nam lại đánh biển tốt hơn.
Mặt khác, máy bay bay hiện đại chỉ là một yếu tố cần chứ chưa đủ để dành chiến thắng trong một cuộc không chiến. Điều đó còn phụ thuộc vào kỹ năng của phi công cũng như chiến thuật hợp lý và đây chính là thế mạnh của Không quân Việt Nam.
Trong năm 2005 Việt Nam đã ký hợp đồng mua 40 chiếc cường kích Su-22M3 đã qua sử dụng từ Ba Lan. Đây là biến thể xuất khẩu của Su-17M3, máy bay đã được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, tăng sức chứa nhiên liệu, trang bị bổ sung thêm 2 giá treo vũ khí ở mỗi bên cánh.
Đến năm 2006 Việt Nam tiếp tục mua thêm một số Su-22M4 đã qua sử dụng từ Ukraine và CH Séc cũng như nâng cấp một số Su-22M3 lên chuẩn M4. Su-22M4 đươc nâng cấp hệ thống điện tử hiện đại hơn, trang bị hệ thống dẫn hướng vô tuyến CHAYKA tương tự như hệ thống dẫn hướng vô tuyến Loran-C, hệ thống dẫn hướng quán tính mới.
Én bạc MiG-21, 50 năm vẫn luôn sẳn sàng cất cánh làm nhiệm vụ bảo vệ không phận quốc gia.
Mặc dù Su-22M3/M4 được cho là đã lạc hậu nhưng với chiến lược quốc phòng của Việt Nam cùng điều kiện địa lý thuận lợi sẽ cho phép Su-22 M3/M4 thực hiện những cuộc tập kích đường không tốc độ cao vào biên đội tàu chiến của đối phương bằng sát thủ chống hạm đáng sợ nhất thế giới Kh-31A.
Tuy rằng Không quân nhân dân Việt Nam đã được bổ sung trang bị 36 chiếc tiêm kích Sukhoi hiện đại nhưng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ không phận vẫn là những chiếc tiêm kích MiG-21 huyền thoại. MiG-21 của Việt Nam vẫn liên tục được nâng cấp lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn như: MiG-21 Lancer, MiG-21 Bis và MiG-21-93.
Gần đây nhất, MiG-21 của Việt Nam đang được nâng cấp lên tiêu chuẩn Mig-21 -2000 với sự trợ giúp của tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Israel IAI.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-17 đang làm nhiệm vụ tiếp tế cho nhà dàn ĐK-1, một hình ảnh thiêng liêng về chủ quyền biển đảo nơi đầu sóng ngọn gió.
Ngoài lực lượng máy bay chiến đấu hùng hậu, Không quân Việt Nam còn có phi đội trực thăng hùng hậu nhất Đông Nam Á với khoảng 195 chiếc các loại đang hoạt động. Trong đó đông đảo nhất là phi đội trực thăng vận tải đa năng Mi-8 và Mi-17.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã thành lập Không quân-hải quân với nòng cốt là phi đội trực thăng EC-225 Super Puma và 6 chiếc thủy phi cơ đa dụng DHC-6 Twin Otter series 400.
Tương lai nhiều khả năng Việt Nam sẽ mua từ Mỹ 6 chiếc máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion. Tuy nhiên, điểm hạn chế của Không quân Việt Nam là năng lực vận tải đường không chiến lược. Năng lực vận tải đường không chiến lược của Việt Nam phụ thuộc vào phi đội 10 máy bay vận tải An-26 cùng một số máy bay vận tải hạng nhẹ M-28.
Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam thiếu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không AWACS. Đây là một hạn chế lớn trong việc xây dựng phi đội chiến đấu hùng mạnh. Theo một số nguồn tin, Việt Nam đang quan tâm đến máy bay AWACS CN-295 AEW&C do Tây Ban Nha sản xuất.
Number-1: Singapore Singapore là một trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á và có ngân sách quốc phòng cao nhất khu vực. Do đó, không ngạc nhiên khi không quân đảo quốc sư tử được đánh giá là mạnh nhất khu vực.
Tiêm kích F-15SG của RSAF tại căn cứ không quân Mountain Home, Mỹ
Trong khu vực, Không quân Cộng hòa Singapore RSAF là lực lượng được thành lập muộn nhất. RSAF chính thức được thành lập vào ngày 1/4/1975. Tuy thành lập khá muộn nhưng với tiềm lực kinh tế hùng mạnh cùng sự hậu thuẫn của Mỹ RSAF nhanh chóng được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại. Các máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời đó như F-5E, A-4 Skyhawk nhanh chóng được chuyển giao cho RSAF.
RSAF là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS, 4 “mắt thần” E-2C Hawkeye đã được chuyển giao cho RSAF vào năm 1987.
Đến năm 1991, RSAF lại được bổ sung thêm 5 chiếc Fokker-50 những chiếc máy bay này được trang bị tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon, mìn và ngư lôi. RSAF nghiễm nhiên trở thành lực lượng đầu tiên có khả năng tuần tra chống ngầm đường không.
Năm 1994, RSAF bắt đầu quá trình hiện đại hóa phi đội chiến đấu của mình, mở đầu là việc nâng cấp 49 chiếc F-5E/F. Những chiếc tiêm kích này được nâng cấp đáng kể về hệ thống điện tử, sau khi nâng cấp F-5E/F có khả năng sử dụng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120AMRAAM. RSAF có đến 74 chiếc tiêm kích F-16C/D block 52/52 plus đây đều là những biến thể "xịn" nhất của gia đình F-16.
Nòng cốt của RSAF là 74 chiếc tiêm kích F-16C/D trong đó có 22 chiếc F-16C block 52, 20 chiếc F-16D block 52 những chiếc F-16 này được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không hiện đại, bổ sung hệ thống dẫn hướng quán tính mới. Mở rộng tính năng sử dụng vũ khí để trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, bom thông minh JDAM, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm JSOW.
Đặc biệt RSAF có 20 chiếc F-16D block 52 plus, máy bay được bổ sung thêm thùng chứa nhiên liệu hình tứ giác ở 2 bên cánh, trang bị radar AN/APG-68, radar này có khả năng phát hiện các mục tiêu đường không ở khoách cách 296km, radar này còn có khả năng lập bản đồ mặt đất với chế độ khẩu độ tổng hợp.
Hệ thống điều áp mới cùng hệ thống mũ bay tích hợp, hệ thống ngụy trang kéo theo. Những chiếc F-16D này của RSAF rất giống với những chiếc F-16I của Israel và đây là những chiếc mạnh nhất trong gia đình F-16.
RSAF bắt đầu lên kế hoạch thay thế phi đội F-5E/F vào những năm 2000, có 2 ứng viên tham gia vào chương trình là Rafale của Pháp và F-15E của Mỹ. Đầu năm 2005, Singapore thông báo F-15E đã thắng thầu, biến thể xuất khẩu cho RSAF được chỉ định là F-15SG.
F-15SG có cấu hình tương tự F-15K của Hàn Quốc nhưng được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA AN/APG-63 V3 đưa RSAF trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Á sau Nhật Bản và đầu tiên ở ĐNA sở hữu tiêm kích trang bị radar AESA.
Máy bay AEW&C Gulfstream G550 CAEW. Đây là máy bay AEW&C đầu tiên của châu Á được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động.
Ngoài ra, F-15SG còn được trang bị 2 động cơ F110-GE-129 cung cấp lực đẩy có đốt sau 131kN cùng với hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại. Những chiếc F-15SG của RSAF được đánh giá là những chiếc F-15 hiện đại nhất khu vực châu Á.
Đặc biệt hơn cả, hợp đồng mua F-15SG còn đi kèm theo rất nhiều vũ khí khủng như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C AMRAAM, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X, bom thông minh GBU-38 JDAM, đặc biệt RSAF là quốc gia châu Á đầu tiên được Mỹ cho phép xuất khẩu đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW với tầm bắn vượt quá 130km.
Ngoài phi đội tiêm kích hùng mạnh, RSAF còn có phi đội hỗ trợ và chiến tranh điện tử hùng mạnh, mặc dù đã có trong biên chế 4 chiếc E-2C Hawkeye nhưng vào năm 2007 RSAF đã lên kế hoạch thay thế bằng 4 chiếc Gulfstream G550 CAEW.
Đây là những chiếc máy bay hoạt động với vai trò chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWE&C, nó được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA EL/W-2085, RSAF tiếp tục soán ngôi đầu trong năng lực chỉ huy cảnh báo sớm trên không.
RSAF là quốc gia duy nhất ở ĐNA đang hoạt động phi đội trực thăng tấn công AH-64D Apache
Ngoài ra, còn có 4 chiếc KC-135 hoạt động với vai trò tiếp nhiên liệu trên không, 10 chiếc máy bay vận tải C-130B/H, 4 chiếc Fokker 50UTL dùng cho nhiệm vụ vận chuyển khách VIP.
RSAF là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xây dựng được phi đội trực thăng tấn công đúng nghĩa với 20 chiếc AH-64D Apache Longbow.
18 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 bao gồm các biến thể CH-47D và CH-47SD, 22 chiếc trực thăng vận tải đa năng và tìm kiếm cứu nạn AS-332 Super Puma, 8 chiếc trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk.
RSAF cũng là quốc gia duy nhất ở ĐNA hiện nay có phi đội UAV hùng mạnh bao gồm: 5 chiếc UAV trinh sát tầm trung Hermes-450, 2 chiếc UAV trinh sát tầm xa IAI Heron, 40 chiếc UAV trinh sát tầm ngắn IAI Searcher cùng 60 chiếc UAV trinh sát tầm ngắn IAI Scout đang trong dự trữ.
UAV trinh sát tầm xa IAI Heron của RSAF, họ là lực lượng không quân duy nhất ở ĐNA có phi đội UAV hùng hậu nhất.
Tuy RSAF có lực lượng không quân mạnh nhất khu vực nhưng do sự hạn chế về không phận nên có đến 1/3 các máy bay trong biên chế của họ phải đưa ra các cơ sở ở nước ngoài để huấn luyện. Hiện tại, RSAF có 2 căn cứ chính ở Mỹ bao gồm: Căn cứ không quân Luke, bang Arizona, ở đây có tổng cộng 14 chiếc F-16C/D.
Căn cứ không quân Mountain Home, ở đây có 10 chiếc F-15SG đang hoạt động. Căn cứ BA 120 Cazaux ở đây đang hoạt động 18 chiếc A-4SU. Ở Australia có 2 căn cứ chủ yếu để duy trì hoạt động của các trực thăng.
Tổng số máy bay trong biên chế của RSAF khoảng 442 máy bay, ngoài việc sở hữu lực lượng không quân hùng hậu, RSAF còn là lực lượng có tiêu chuẩn an toàn bay thuộc hàng cao nhất thế giới. Tương lai RSAF tiếp tục sẽ là lực lượng không quân số 1 ĐNA khi họ là một đối tác trong chương trình tiêm kích thế hệ 5 JSF F-35 với Mỹ.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteSai lại xóa nhận xét vậy "Bố cu Long" ?
ReplyDeleterảnh thì xóa đi, viết bài để người khác comment lại chơi xóa, viết một mình đọc thôi ah
ReplyDeletekeyword: tin the gioi | tinthegioi