Quân Mỹ tại Nhật Bản tham gia các hoạt động phòng chóng thiên tai sẽ tăng cường quan hệ quân đội hai nước, gần gũi với người dân để đóng quân lâu dài.
Quân Mỹ tại Nhật và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia diễn tập cứu hộ thiên tai
Mạng "Tin tức Trung Quốc" ngày 10 tháng 7 dẫn mạng "Tân Hoa kiều báo" Nhật Bản đưa tin, quân Mỹ đồn trú tại Nhật Bản những năm gần đây dồn dập tham gia các cuộc diễn tập phòng chống thiên tại các địa phương ở Nhật Bản.
Báo Nhật cho rằng quân Mỹ có 3 mục đích: Tăng cường phối hợp giữa quân đội hai nước Nhật-Mỹ; tăng cường sự thừa nhận và tin tưởng của người dân Nhật Bản đối với quân Mỹ đóng tại Nhật Bản; thu được thông tin tình báo về nhân viên, địa lý, tài nguyên các khu vực của Nhật Bản, xây dựng mối quan hệ giữa lực lượng quân sự với địa phương.
Nhật Bản là quốc gia chịu nhiều thiên tai, vì vậy diễn tập phòng chống thiên tai chắc chắn không thể ít. Trong một năm, các tỉnh đều tổ chức huấn luyện phòng chống thiên tai rất phong phú.
Ngoài ra, ngày 1 tháng 9 hàng năm là "Ngày phòng chống thiên tai" của cả nước Nhật Bản. Trong ngày này, Chính phủ Nhật Bản muốn tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai quy mô lớn, các quan chức cấp cao của Chính phủ như Thủ tướng đều muốn đích thân tham gia hoạt động, do đó có thể thấy mức độ coi trọng của Nhật Bản đối với các cuộc diễn tập phòng chống thiên tai.
Nhưng, những năm gần đây, mọi người phát hiện, trong diễn tập phòng chống thiên tai của Nhật Bản, bóng dáng của lực lượng quân Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng tới tấp. Tháng 12 năm 2011, hai nước Nhật-Mỹ tổ chức diễn tập phòng chống thảm hoạt năng lượng hạt nhân liên hợp ở căn cứ Yokosuka, Kanagawa, chương trình diễn tập là tiến hành xử trí mô phỏng đối với tình huống tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington bị rò rỉ hạt nhân.
Tháng 7 năm 2012, quân Mỹ tại Nhật và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai.
Năm 2012, quân Mỹ tại Nhật đã tham gia diễn tập phòng chống thiên tai tại các khu vực như Tokyo, Shizuoka. Tháng 5 cùng năm, quân Mỹ tại Nhật đã cử người tham dự hội nghị công tác phòng chống thiên tai tổ chức tại 9 địa phương.
Có chính quyền địa phương cũng cử nhân viên tới lực lượng Thủy quân đánh bộ Mỹ đóng tại Okinawa, tham gia đào tạo và hoạt động giao lưu phòng chống thiên tai.
Ngày 5 tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và Gluck, Tư lệnh quân đoàn viễn chinh lực lượng thủy quân đánh bộ 3 Mỹ (quản lý lực lượng thủy quân đánh bộ Mỹ tại Nhật) tổ chức hội đàm, hai bên thống nhất đồng ý vào mùa thu năm nay lấy sóng thần, động đất ở Biển Đông và động đất tâm chấn Thủ đô Tokyo làm tình huống, tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai liên hợp.
Quân Mỹ đóng tại Nhật Bản không chỉ muốn cùng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tổ chức diễn tập quân sự liên hợp, mà còn "cài một chân" vào diễn tập phòng chống thiên tai của các địa phương Nhật Bản. Tại sao quân Mỹ lại tích cực tham gia như vậy? Còn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thì sao? Lẽ nào Lực lượng Phòng vệ không chỉ không thể ra tuyến trước, đến ngay cả công tác phòng chống thiên tai trong nước cũng phải nhờ quân Mỹ giúp đỡ? Đằng sau rốt cuộc có nguyên nhân gì? - báo Trung Quốc liên tiếp đặt câu hỏi.
Quân Mỹ tại Nhật Bản đang đào tạo nhân viên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Quân Mỹ đồn trú tại Nhật Bản tham gia các cuộc diễn tập phòng chống thiên tai của Nhật Bản cơ bản có 3 dụng ý:
(1) Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa quân đội hai nước Mỹ-Nhật. Trong tình hình ngân sách quân sự giảm đi, Mỹ cấp bách muốn quân đội đồng minh có thể gánh nhiều nhiệm vụ hơn. Quân đội hai nước Nhật-Mỹ tăng số lần diễn tập liên hợp vừa có thể đạt được mục tiêu nêu trên, vừa thỏa mãn tham vọng "xây dựng quân đội mạnh" của Chính phủ Nhật Bản.
Nhưng, Mỹ-Nhật diễn tập quân sự liên hợp quá nhiều, vừa đã đẩy cao chi phí, cũng dễ gây hoài nghi. Vì vậy, Mỹ-Nhật quyết định thay đổi nước cờ, lập danh mục khác để tổ chức diễn tập liên hợp. Như Tư lệnh quân đoàn viễn chinh thủy quân lục chiến 3 của Mỹ Gluck nói "(tìm mọi biện pháp) xây dựng quan hệ hợp tác (Mỹ-Nhật) chặt chẽ".
Ngày 1 tháng 9 năm 2012, máy bay vận tải C-12 của Hải quân Mỹ đóng tại Nhật đã từ căn cứ Atsugi ở Kanagawa bay tới sân bay Haneda của Tokyo, đã xác nhận hành động cất "vật tư viện trợ" vào xe quân sự của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất. Trong khi đó, đến nay, trong huấn luyện phòng chống thiên tai liên hợp Mỹ-Nhật, máy bay vận tải MV-22 của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tại Nhật sẽ lần đầu tiên tham gia diễn tập...
Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey triển khai ở sân bay Futenma, Nhật Bản
Những điều này đều cho thấy, trên chiến trường chưa có khói súng của đạn pháo, quân đội hai nước Mỹ-Nhật đang tăng cường chi viện hậu cần và chia sẽ thông tin với nhau, đồng thời sử dụng máy bay Osprey tổ chức điều chuyển, tập kết nhân viên rất lớn và có tốc độ nhanh chóng, đã tăng cường năng lực cùng ứng phó khẩn cấp với thiên tai.
Tháng 12 năm 2012, căn cứ vào "Luật cơ bản chống thiên tai", Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã sửa đổi "Kế hoạch nghiệp vụ phòng chống thiên tai" quy định các biện pháp ứng phó của Lực lượng Phòng vệ khi xảy ra thiên tai, đã lần đầu tiên đề xuất phải triển khai hợp tác cứu hộ thiên tai với quân Mỹ tại Nhật. Do đó, Mỹ-Nhật tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai đã được bảo đảm về mặt pháp lý.
(2) Tăng cường "tình quân-dân". Quân Mỹ tại Nhật liên tiếp gây ra nhiều sự cố, nhiều lần bị người dân Nhật Bản lên tiếng phản đối. Mỹ nhận thức được đầy đủ rằng: Chỉ có Thỏa thuận đồng minh Mỹ-Nhật và hai nước tiến hành diễn tập quân sự liên hợp là không đủ, muốn "cắm rễ" ở Nhật Bản, quân Mỹ tại Nhật phải nâng cao "tính thân dân", sử dụng "tình cá nước quân-dân" giảm nhẹ mức độ chán ghét của người dân đối với lực lượng quân Mỹ, đồng thời tìm mọi cách tăng cường mức độ thừa nhận và tin cậy của người dân Nhật Bản đối với quân Mỹ đồn trú tại Nhật.
Quân Mỹ rất thích khẩu hiệu "tình cá nước quân-dân" do Quân đội Trung Quốc đưa ra. Sau trận động đất xảy ra ở Nhật Bản vào năm 2010, quân Mỹ từng triển khai hoạt động cứu hộ mang tên "Bằng hữu", qua đó đã làm "tăng điểm" không ít trong lòng người dân Nhật Bản.
Quân Mỹ tại Nhật Bản giúp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vận chuyển trang bị để cứu hộ thiên tai sau động đất
Kết qua khảo sát ý kiến người dân Nhật Bản được công bố vào tháng 12 năm 2012 cho thấy, sau động đất, cảm giác gần gũi của người dân Nhật Bản đối với Mỹ và quân Mỹ đóng tại Nhật lần lượt tăng đến 84% và 39%. Đã có tiền lệ tốt như vậy, quân Mỹ tại Nhật càng chú trọng triển khai hoạt động, tăng mức độ gần gũi trong con mắt của người dân Nhật Bản.
(3) Thăm dò tình hình nhân viên, địa lý ở các khu vực của Nhật Bản. Chính phủ Mỹ rất quan tâm giành lấy các nguồn lực và tình báo của nước khác, cũng không thể bỏ qua đối với các "tiểu đệ châu Á" và đồng minh quân sự. Trong các cuộc diễn tập phòng chống thiên tai, quân Mỹ tại Nhật có thể dễ dàng nắm được tình hình phân bố nhân viên ở các khu vực của Nhật Bản, biết rõ các thông tin địa lý và phân bố nguồn lực của Nhật Bản. Cùng với việc phối hợp với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cũng nắm được tình hình sử dụng các căn cứ quân sự của Lực lượng Phòng vệ.
Tóm lại, thông qua tham gia diễn tập phòng chống thiên tai với các địa phương của Nhật Bản có thể hiểu rõ nội tình của Nhật Bản, đồng thời xây dựng được quan hệ chặt chẽ với cán bộ chính quyền các địa phương của Nhật Bản. Như một quan chức của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tại Okinawa tên là Eldridge đã nói "bất cứ lúc nào đều có thể sử dụng điện thoại chia sẻ thông tin". Như vậy, Mỹ không chỉ kiểm soát chính quyền trung ương của Nhật Bản, mà còn ra sức tăng cường lực lượng ở các địa phương. Báo Trung Quốc cho tuyên truyền cho rằng điều này "rất đáng nghi ngờ".
Việt Dũng - báo Giáo Dục Việt Nam
Comments[ 0 ]
Post a Comment