Để hiểu rõ hơn về sự có mặt của Ấn Độ tại biển Đông thời gian gần đây, tiến sỹ Amit Singh thuộc Tổ chức Hàng hải Quốc gia, New Delhi, đã có bài viết chi tiết trên Maritime India về lợi ích năng lượng của Ấn Độ tại vùng biển đang tồn tại nhiều tranh chấp “nóng” này.Biển Đông là một lựa chọn hấp dẫnẤn Độ là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nga. Nền kinh tế của Ấn Độ đang tăng trưởng nhanh và cần thiết phải duy trì liên tục nguồn cung cấp năng lượng. Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ trong kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12 (2012 – 2017) đã nhấn mạnh rằng than đá chiếm đến 52% tổng năng lượng tiêu thụ, theo sau đó là dầu với mức 30%, khí đốt chiếm 10%.Các nguồn năng lượng tiêu thụ khác bao gồm 2% thủy điện và chưa đến 1% năng lượng hạt nhân. Dầu tiêu thụ phải nhập khẩu hiện vào khoảng 75%, dự kiến có thể tăng lên tới 80% trong giai đoạn 2016 – 2017. Tương tự đó, than đá nhập khẩu cũng tăng từ 90 triệu tấn hiện tại lên khoảng trên 200 tấn vào 2016 – 2017.Theo thông tin của Cục thông tin Quản lý năng lượng Mỹ (EIA), Ấn Độ nhập khẩu xấp xỉ 64% dầu từ các nước Trung Đông trong năm 2012. Nhưng do bất ổn chính trị trong khu vực và “áp bức chính trị” (Mỹ yêu cầu Ấn Độ ngừng nhập khẩu năng lượng từ Iran), New Delhi đã khôn ngoan đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và hướng ánh nhìn về phía Đông.Mặc dù dầu và khí đốt sẵn có ở Biển Đông chỉ phần nào đáp ứng được vấn đề năng lượng của Ấn Độ so với khu vực Tây Á, nhưng nó vẫn là một lựa chọn hấp dẫn cho an ninh năng lượng Ấn Độ và các vấn đề chính trị có liên quan. Đáng kể đến ở đây, ngày 23/11/2012 trong một bài phát biểu về khía cạnh an ninh của hội thảo về Chính sách đối ngoại của Ấn Độ tại Đại học Quốc Phòng (NDC), Ngoại trưởng Ấn Độ Ranjan Mathai nhấn mạnh rằng: “Biển Đông vẫn còn rất quan trọng đối với ngoại thương của chúng ta, lợi ích năng lượng và an ninh quốc gia”.Biển Đông là tuyến đường biển đông đúc thứ hai thế giới. Hơn một nửa siêu tàu chở dầu của thế giới đi qua vùng biển này. Lý do chính đằng sau tranh chấp hai quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) là vùng biển này giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu và khí đốt. Vào ngày 19/4/2011, thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đăng tải một báo cáo đặc biệt đã gọi khu vực biển Đông là “Vịnh Ba Tư thứ hai” – một kho chứa 50 tỷ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên ( gấp khoảng 25 lần lượng dầu và 8 lần lượng khí đốt dự trữ của Trung Quốc). EIA dự đoán rằng Biển Đông chứa khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối (TCF) khí tự nhiên.
Ấn Độ đang dần "đông tiến" về vấn đề nhập khẩu năng lượng
“Phớt lờ” cảnh cáo của Trung QuốcNgày 14/9/2011, Bắc Kinh phản đối liên doanh giữa ONGC Videsh (OVL – là một công ty trực thuộc Tổng Công ty Dầu mỏ và Khí tự nhiên Ấn Độ (ONGC) và Việt Nam, đồng thời yêu cầu Ấn Độ kiềm chế không tham gia vào các hợp đồng thăm dò dầu và khí đốt trên khu vực tranh chấp Biển Đông mà Trung Quốc cũng ngang ngược đòi 80% chủ quyền ở đây.Đáp trả lại hành động này, Ấn Độ cho biết việc hợp tác với Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế. Ngoại trưởng Ấn Độ SM Krishna trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 9/2011 đã nhấn mạnh rằng, OVL sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp hoặc 2 lô dầu khí ngoài khơi (lô 127 và 128) mà Việt Nam có chủ quyền. Năm 2011, Ấn Độ và Việt Nam cũng ký kết thỏa thuận hợp tác trong 3 năm bao gồm: đầu tư, hợp tác thăm dò năng lượng, sản xuất và lọc dầu.Điều thú vị là OVL đã bắt đầu thăm dò ở khu vực Biển Đông từ năm 1988 đặc biệt trên lô 06.1 nhưng mãi đến gần đây Trung Quốc mới bắt đầu phản đối hoạt động của Ấn Độ ở biển Đông. Tuy nhiên, tập đoàn Gazprom của Nga cũng thăm dò dầu khí ở Việt Nam tại lô 112 và 129 – 132 từ 11/9/2000 nhưng Trung Quốc chưa hề lên tiếng phản đối hoạt động thăm dò của Nga.Vào 3/9/2012, trong khi trả lời các câu hỏi của truyền thông về vấn đề Biển Đông, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc DK Joshi nhấn mạnh rằng, “không phải chúng tôi mong chờ có mặt ở vùng biển này thường xuyên, nhưng khi trong trường hợp nơi này có lợi ích của các quốc gia có liên quan, ví dụ như ONGC Videsh, chúng tôi phải tới đó và chúng tôi sẽ chuẩn bị cho việc này”.Đáp lại phát biểu của Đô đốc Joshi, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi nói: “Chúng tôi hi vọng các nước có liên quan tôn trọng chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc”, và nhấn mạnh rằng Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động thăm dò và phát triển dầu khí đơn phương nào trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (Thực tế, lô 06.1 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đặc biệt, đây không phải là khu vực có tranh chấp).Vấn đề ở đây là nếu Ấn Độ thực sự ủng hộ tự do hàng hải ở biển Đông, thì nó sẽ là cơ hội để Ấn Độ khẳng định, chứng minh và bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực. Biển Đông không chỉ là tuyến đường hàng hải chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mà nó còn là cửa ngõ vận chuyển của khu vực Đông Á. 80% năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên đi qua khu vực này. Khoảng 55% thương mại Ấn Độ với châu Á – Thái Bình Dương quá cảnh qua biển Đông. Vì vậy, quá rõ ràng rằng Ấn Độ có lợi ích kinh tế tại biển Đông, nơi mà nhiều quốc gia đối đầu với nhau vì lợi ích dầu mỏ.Nam An (theo Maritime India) - Người Đưa Tin
Comments[ 0 ]
Post a Comment