Theo Bộ Ngoại giao Nga, Moskva "không đứng về bên nào trong các tranh chấp trên Biển Đông" và coi đó là "vấn đề về mặt nguyên tắc." Tuy nhiên, đằng sau tuyên bố chính thức đó là việc xây dựng quân đội của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và các khoản đầu tư trang bị vũ khí và năng lượng trị giá nhiều tỷ đô la với các đối tác. Những yếu tố này cho thấy rằng, mặc dù Moskva có thể không là một bên trực tiếp trong tranh chấp Biển Đông, nhưng Nga có các mục tiêu chiến lược, lợi ích và hành động có ảnh hưởng trực tiếp đến cách tranh chấp trên Biển Đông.
Một phần tư chương trình hiện đại hóa quân sự của Nga trong kế hoạch đến năm 2020 được trao cho Hạm đội Thái Bình Dương có căn cứ tại Vladivostok, với mục tiêu là hạm đội sẽ được trang bị tốt hơn để có thể mở rộng hoạt động đến các vùng biển xa. Mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga với Trung Quốc đã tiến triển đến mức mà Tổng thống Putin gọi là "đối tác và đồng minh ngẫu nhiên của Trung Quốc". Cuộc tập trận hải quân chung gần đây nhất của hai nước - "Joint Sea 2016" - đã diễn ra tại vùng biển gần bờ biể phía Nam Trung Quốc... Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác giữa Nga với Việt Nam cũng có một xu hướng tăng cường tương tự: quan hệ Nga-Việt Nam đã được nâng cấp lên "đối tác chiến lược toàn diện" tương đương với quan hệ Nga-Trung. Nga và Việt Nam đang phát triển các dự án khí đốt chung trên Biển Đông, và Moskva cũng đang cố gắng quay lại căn cứ hải quân Cam Ranh và bán các hệ thống trang bị vũ khí tiên tiến cho Hà Nội để nâng cao năng lực quốc phòng.
Các trang bị vũ khí Nga đang là nòng cốt giúp Việt Nam bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền
Các hành động thực tế của Moskva như trên lại phản ảnh ngược lại quan điểm trung lập của Nga. Việc Moskva tăng cường hợp tác quân sự với cả Bắc Kinh và Hà Nội, hai nước có tranh chấp trực tiếp trên Biển Đông, làm cho Nga khó giải thích về các mối quan tâm trong chính sách đối ngoại của Nga.
Các cường quốc lớn có lợi thế trong việc giữ tính mơ hồ về chiến lược trong chính sách đối ngoại. Nga trong vấn đề Biển Đông họ sử dụng chính sách "cuộc chơi hai cấp độ", một là cân bằng, không đứng bên này chống bên kia, hai là chính sách phòng ngừa rủi ro.
Chính sách cân bằng được chi phối bởi sự phân chia quyền lực toàn cầu và các nhận thức về những mối đe dọa chính. Là một quốc gia cân bằng có hệ thống, Nga thách thức sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ theo nhiều cách, điều đó được minh chứng bằng các chính sách của Nga ở Georgia, Ukraine và Syria. Nga buộc phải tìm kiếm sự liên kết với Trung Quốc để cân bằng với sự thống trị của Hoa Kỳ, tương tự như Nga cũng thách thức sự thống trị đơn cực của Hoa Kỳ và nhận thức rằng, chính sách "Xoáy trục châu Á" là một mối đe dọa lớn đối với an ninh của Nga. Do đó, cả Nga và Trung Quốc đều có cùng quan điểm đối với các mối đe dọa từ bên ngoài từ Mỹ, như việc NATO mở rộng về phía Đông và chính sách Xoáy trụ châu Á. Áp lực bắt nguồn từ hệ thống quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo, và những động lực nhằm chống lại áp lực đó đã tạo ra một cơ sở vững chắc thúc đẩy Nga và Trung Quốc cùng xích lại gần nhau. Theo quan điểm này, trên Biển Đông là một phần của cuộc chơi lớn toàn cầu và rằng Nga không chống lại các mối quan tâm của Trung Quốc và có thể ngầm ủng hộ.
Chính sách phòng ngừa rủi ro của Nga ở khu vực, nó được thúc đẩy bởi những cân nhắc từ trong nước và khu vực, cùng việc thực hiện kết hợp các chính sách nhằm đa dạng hoá liên kết Nga với khu vực và ngăn chặn các nguy cơ bất ổn tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến các lợi ích kinh tế của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Moskva mong muốn thu được nhiều lợi ích hơn từ khu vực từ các hợp đồng về năng lượng, cơ sở hạ tầng và vũ khí. Moskva đang tạo ra một cấu trúc cân bằng quyền lực và cân bằng xung quanh Biển Đông, đồng thời đa dạng hóa các danh mục đầu tư với các đối tác châu Á, như việc từ Việt Nam là một cánh cổng để Nga hội nhập sâu hơn với cộng đồng ASEAN. Điều này giải thích lý do tại sao có lúc Nga không phản đối chính sách của Trung Quốc, mà có lúc cũng tỏ sự thông cảm đối với mối quan ngại của Việt Nam trên Biển Đông. Giao điểm của hai chính sách trên tạo nên sự mơ hồ của Nga trong vấn đề Biển Đông.
Ý nghĩa chính của "cuộc chơi hai cấp độ" này cũng chính là bản chất của tranh chấp Biển Đông đối với Nga, cũng như phản ánh các chính sách tương ứng của Nga, luôn là một biến số chứ không phải là một hằng số. Nếu tách tranh chấp Biển Đông ra khỏi vấn đề khu vực thì đây là cuộc đối đầu Mỹ -Trung, khi đó các hành động của Nga trong khu vực lại mang nhiều đặc điểm của sự cân bằng, chống đơn cực. Ngược lại, nếu Hoa Kỳ càng ít có sự tham gia mà Nga lại tham gia nhiều chính sách hành động thì đó là đặc điểm của chính sách phòng ngừa rủi ro khu vực.
Cho đến nay, hai chính sách nói trên của Nga trên Biển Đông đã phát huy tốt và không mâu thuẫn với nhau.
Việt Nam đã và đang thu được các lợi ích từ các mối quan hệ hợp tác với Nga, không chỉ bởi vì hợp tác đó có giá trị vì quyền tự chủ Việt Nam, mà còn vì sự gần gũi của quan hệ Trung Quốc - Nga, nó tạo ra một cánh cửa bổ sung trong việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Không giống các mối quan hệ với Hoa Kỳ, quan hệ đối tác với Nga giúp Việt Nam tiếp cận với các trang bị vũ khí tiên tiến và công nghệ năng lượng đồng thời giúp tránh bị kẹt và cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thêm vào đó, Việt Nam có thể có thêm nhiều kinh nghiệm sử dụng vũ khí và các trang thiết bị quân sự của Nga.
Các tập đoàn dầu khí lớn của Nga đang hoạt động tích cực và hiệu quả trên thềm lục địa của Việt Nam.
Chính sách của Moskva cũng cộng hưởng với các tính toán chiến lược của Bắc Kinh. Trong khi mối quan hệ đối tác chiến lược Nga-Việt mạnh nhất là mảng hợp tác quốc phòng có thể là để phòng thủ trước Trung Quốc, nhưng trên thực tế mối quan hệ quân sự mạnh Việt-Nga cũng đem đến lợi ích lớn cho Bắc Kinh, bởi việc Việt Nam mạnh về quân sự giúp ngăn chặn khả năng hình thành một liên minh quân sự Hà Nội - Washington. Trong khi không hài lòng với việc Moskva chuyển giao vũ khí cho Hà Nội, Bắc Kinh vẫn phải thừa nhận rằng, sự suy giảm hoặc chấm dứt sự chuyển đổi trên sẽ dẫn đến việc Hà Nội chuyển từ chính sách đa dạng hóa các mối liên hệ quân sự với Washington hiện nay sang một chính sách nới lỏng hơn. Sự thay đổi này sẽ giữ chân Hoa Kỳ và có lợi hơn cho Trung Quốc. Do đó, mặc dù Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc quốc tế hoá tranh chấp Biển Đông, Bắc Kinh vẫn phải chấp nhận sự tham gia của Nga cũng như mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam.
Với việc Nga nắm tay với cả Trung Quốc và Việt Nam, nhận định rõ các mục tiêu toàn cầu và khu vực. Từ đó tăng cường vai trò ảnh hưởng của Nga trong cán cân cân bằng quyền lực ở châu Á, làm chậm lại mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và tạo ra nhiều cơ hội cho các cuộc đàm phán đa phương trong tranh chấp Biển Đông. Đối với Nga, duy trì nguyên trạng, tất nhiên không phải là giải pháp hoàn hảo, nhưng vẫn tốt hơn so với việc phải đối phó với một bên nào đó áp đảo (hay chiến thắng) bên kia.
Comments[ 0 ]
Post a Comment