Quân đội nhân dân Việt Nam, nỗi khiếp sợ của quân đội Trung Quốc
Wednesday, January 23, 2013
Epoch Times (23 Jan 2013)- Chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam đã công bố thực thi Luật biển Việt Nam, trong đó tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền nước CHXHCN Việt Nam. Sự việc này tương tự như động thái của Trung Quốc trong tháng 6 năm 2012 khi công bố thành lập thành phố Tam Sa quản lý bất hợp pháp các quần đảo trên biển Đông Việt Nam, chính thức đưa các quần đảo này vào cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc…
Ảnh minh họa TTVNOL
Ngay bây giờ, Việt Nam và Philippines đã đạt được các thỏa thuận về hợp tác hàng hải, mục đích là để cùng nhau đối phó với Trung Quốc, hầu hết các nước ASEAN đều đứng về phía Việt Nam và Philippines. Đồng thời, chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ động liên hệ móc nối với các cường quốc trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường mối quan hệ với các nước đồng minh truyền thống nhất là Nga, và "mời" Nga quay trở lại Vịnh Cam Ranh, thành lập tại đây một trung tâm chung về dịch vụ hậu cần kỹ thuật và an ninh hàng hải, Nga cung cấp những khoản tiền lớn để xây dựng một cơ sở tàu ngầm tại Việt Nam, Việt Nam đã đặt 6 tàu ngầm Kilo của Nga, chiếc tàu ngầm đầu tiên được mang tên Hà Nội, đã được hạ thủy cuối năm 2012, không những thế Việt Nam còn tiếp tục mở rộng việc mua sắm các trang thiết bị vũ khí của Nga.
Hướng về Biển Đông - Ảnh Trọng Thiết
Việt Nam cũng đã cải thiện đáng kể mối quan hệ với kẻ thù cũ là Hoa Kỳ. Trong năm 2012, Bộ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam, họp bàn về khu vực an ninh và hợp tác quốc phòng, và đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi. Việt Nam mời lực lượng Hải quân Mỹ thường xuyên đến Vịnh Cam Ranh và cho phép các tàu hậu cần thường gé Vịnh Cam Ranh, và hứa sẽ cung cấp các dịch vụ bảo trì sửa chữa cho các tàu hậu cần của Mỹ, Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức tập trận chung với Hoa Kỳ, hoặc tham gia các cuộc diễn tập đa phương do Mỹ dẫn đầu.
Vịnh Cam Ranh nằm phía Đông Nam của Việt Nam, đây như một “pháo đài chiến lược” có thể kiểm soát cả tuyến đường đến Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cảng được bao quanh bởi các dãy núi ở ba mặt, một lối ra biển, lối vào hẹp, địa hình khó bị tấn công, dễ dàng phòng thủ, có thể là nơi neo đậu cho khoảng 40 tàu lớn trọng tải dưới 100,000 tấn. Là một nơi được các cường quốc quân sự chọn làm nơi đồn trú, như Sa Hoàng Nga (1905), Pháp (cuối thế kỷ 19, thế kỷ 20), Nhật Bản (1940 và 1945), Hoa Kỳ (1965-1973), Liên Xô và Nga (1979-2002). Ngày nay, Việt Nam đang "chào mời" cả hải quân Nga và Hải quân Hoa Kỳ quay trở lại và thay phiên nhau đóng quân tại Vịnh Cam Ranh, rõ ràng là để chống lại Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất thế giới Bastion - P, Nga chuyển giao cho Việt Nam, Ảnh Trọng Thiết
Việt Nam cũng đã siết chặt quan hệ với Nhật Bản để xây dựng một liên minh chiến lược. Trong tháng 7 năm 2012, Phó Thủ tướng Việt Nam đã thăm Nhật Bản, công khai kêu gọi Nhật Bản và Việt Nam tăng cường hoạt động ở vùng biển Đông Việt Nam để đảm bảo quyền tự do hàng hải ở châu Á. Trong tháng 1 năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản đã đến thăm Việt Nam nhằm mục đích để thúc đẩy liên minh Nhật Bản-Việt Nam. Nhật Bản đã trở thành một nước tài trợ và đầu tư lớn nhất cho Việt Nam.
Năm 2012, tàu chiến hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam, đã được mời đồn trú tại Nha Trang, tháng 1 năm 2013, tàu chiến hải quân Ấn Độ thăm lại Việt Nam và gé thăm cảng Đà Nẵng, đây cũng là một pháo đài quân sự của Việt Nam. Ấn Độ và Việt Nam tiếp tục gia hạn hợp đồng để tiếp tục thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng biển Đông Việt Nam. Hợp tác ba bên Nga - Ấn Độ - Việt Nam là một " tam giác sắt" hợp nhất, Bắc Kinh cần thận trọng.
Việt Nam là nước giỏi nhất hợp nhất được hai thái cực quyền lực mạnh nhất thế giới, cùng lúc đó cả bốn cường quốc quyền lực như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ, đã và đang hỗ trợ đầy đủ cho Việt Nam để làm đối trọng với Trung Quốc. Theo phân tích của các phương tiện truyền thông Nga: Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước duy nhất đối đầu mạnh mẽ nhất với Trung Quốc và sẽ tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng hoặc một cú đánh lớn vào Trung Quốc.
Dân số Việt Nam khoảng hơn 90 triệu người và là một nước lớn ở khu vực Đông Nam Á. Trong lịch sử, người Việt Nam rất dũng cảm và đấu tranh quyết liệt. Mỹ một nước đã từng có nhiều cuộc tham chiến ở nước ngoài cũng phải thừa nhận rằng chỉ họ chỉ thua ở Việt Nam.
Đặc công Việt Nam, một trong mười lực lượng đặc biệt tinh nhuệ thiện chiến nhất trên thế giới
Năm 1979 Campuchia đưa quân xâm lược Việt Nam và đã bị quân đội Việt Nam giáng cho những đòn nặng nề và phải vội vã rút quân. Cũng trong năm đó trong một thời gian ngắn hơn hai tuần, Quân đội Trung Quốc đã phải trả giá bằng cái chết của hàng chục nghìn binh lính, quả là ngoạn mục. Và một cuộc chiến tranh với Việt Nam một lần nữa lại ám ảnh quân đội Trung Quốc vì vẫn không có cơ hội để chiến thắng, thậm chí cả khi quân đội Trung Quốc có thể có ưu thế trên không và trên biển, nhưng cũng không thể tránh để bị quân đội Việt Nam đánh bại. Các chuyên gia quân sự quốc tế bình luận: quân đội Việt Nam có khả năng đánh chìm cả tàu sân bay hoặc các tàu chiến và đánh bại cả lực lượng hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, theo nhận xét của các chuyên gia quân sự thì ngoài sức mạnh chiến đấu cực kỳ lão luyện trên mặt đất, nếu sức mạnh chiến đấu của hải quân và không quân đủ năng lực, quân đội Việt Nam có thể mở những cuộc tấn công trên đất liền vào Quảng Tây, Vân Nam dọc theo biên giới với Trung Quốc, rõ ràng Trung Quốc có cả hai khó khăn để giải quyết.
...
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
bài này tâng bốc quân ta dữ nhỉ? có vẻ hơi quá chăng
ReplyDeleteBài viết của báo TQ nhằm mục đích cảnh báo những cái đầu nóng của TQ thôi. Còn với VN thì đúng là nghe tự sướng thật =))
ReplyDeletenghe sướng ghe
ReplyDeleteBáo này là do các thành viên và những người ủng hộ phái Pháp Luân Công lập ra mà.
ReplyDeleteCoi chừng nghe nói hay quá rồi quên tất cả đấy ! Việt Nam mua sắm vũ khí là để tự vệ khi có ngoại xâm bành trướng chủ quyền, quan hệ ban giao với các nước là nhằm mở rộng thị trường để phát triển kinh tế- thương mại khỏi bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc... Tóm lại: Việt Nam quan hệ với các nước và mua sắm vũ khí không ảnh hưởng gì đến Trung Quốc, nếu Trung Quốc không có âm mưu xâm lược chủ quyền Việt Nam.
ReplyDeletebài đăng này có những chi tiết hoàn toàn sai trái,ngược lại chính sách của nhà nước. như:Việt Nam không hề có ý định "mời " quốc gia nào về Cam Ranh,mà VN luôn giữ đường lối tự do,tự chủ của mình,không muốn lệ thuộc vào bất kì quốc gia nào.Còn về quân cảng Cam Ranh: VN có ý định xây dựng một trung tâm sửa chữa tàu thủy nhưng chỉ là phục vụ cho đất nước mình cùng với việc sửa chữa cho các tàu trên tuyến hàng hải quốc tế(đại khái là thế). yêu cầu ad xem xét lại.
ReplyDeleteĐây là một bài viết trên thời báo Epoch Times năm 2013, em tạm lược dịch lại cho mọi người đọc tham khảo thôi...
ReplyDeleteviết sai rồi khơ me đỏ xâm lược nước ta .kết quả ta đánh cho....tuyệt chủng luôn.chứ đâu phải chỉ đánh cho chạy về ..
ReplyDeleteBài viết rất hay. Triệu Like
ReplyDelete---
Xem tiếp bài viết cũ hơn tại đây: tháng cô hồn Những điều kiêng kị và nên làm.