Manila - Sau nhiều thập kỷ "được kiềm chế trong hòa bình," Nhật Bản đang bắt đầu tạo ra một vai trò mới cho mình trong các vấn đề hàng hải của khu vực. Vừa được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra một chiến dịch "quyến rũ" xuyên Thái Bình Dương, Australia, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Việt Nam tập hợp các quốc gia cùng Tokyo chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.
Abe đã tuyên bố sẽ xem xét lại "hiến pháp hòa bình" của Nhật Bản, và hiệu chỉnh liên minh an ninh với Hoa Kỳ, và chỉ đạo việc thành lập khối an ninh Đông Á với tên gọi là "chuỗi hạt kim cương"(democratic security diamond), nhằm chia sẻ những mối lo ngại về các hoạt động ngày càng gia tăng của hải quân Trung Quốc.
Nếu được thực hiện, chính sách của ông Abe sẽ đưa Nhật Bản vào trung tâm của cuộc tranh đấu đang gia tăng ở Thái Bình Dương giữa Bắc Kinh và Washington nhằm tranh giành quyền thống trị hàng hải khu vực và khuấy động mối quan tâm mới, đặc biệt là ở Trung Quốc, hơn nữa sự trỗi dậy này có thể khuấy động lại quá khứ quân phiệt của Nhật Bản.
Nhật Bản đã làm náo động giới truyền thông bằng tin tức rằng Nhật Bản sẽ tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên sau 11 năm, cùng đó cung cấp viện trợ quân sự cho Campuchia và Đông Timor, và xem xét việc bán các thiết bị quân sự như thủy phi cơ và tàu ngầm tiên tiến Soryu cho các đối tác chiến lược như Việt Nam và Australia.
Trong khi Washington là nơi truyền thống để những người đứng đầu nhà nước đồng minh của Mỹ chọn làm điểm công du đầu tiên sau khi nhậm chức, chính quyền mới của ông Abe đã chọn và ưu tiên các đối tác phía Nam ở Thái Bình Dương trên hành trình quốc tế của mình.
Trong tháng Giêng, Abe đã sang thăm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam, trong khi cử Phó tướng Nhật Bản Taro Aso đến Mi-an-ma và Ngoại trưởng Fumio Kishida đến Úc, Brunei, Philippines, và Singapore.
Trong khi thương mại giữa Nhật Bản-Trung Quốc đã giảm từ 18,4% trong tổng số xuất khẩu của Tokyo trong 2000 và 11,2% trong năm 2011, xuất khẩu sang các nước Hiệp hội Đông Nam Châu Á (ASEAN) In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Singapore, và Việt Nam đã tăng từ 9,7% đến 10,9% so với cùng kỳ, theo một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Nhật Bản. "Hiện nay, môi trường chiến lược trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang trải qua một sự thay đổi năng động", Abe nói trong việc giải thích lý do của mình cho việc lựa chọn khu vực Đông Nam Á là điểm đến nước ngoài đầu tiên của mình. "Trong quá trình thay đổi này, Nhật Bản có quan hệ chặt chẽ hơn với các nước ASEAN và sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực và nằm trong lợi ích quốc gia của Nhật Bản."
Nhật Bản là nước đi đầu trong đầu tư công nghiệp quy mô lớn và trong việc tự do hóa Myanmar, một nước đang dần nổi lên sau việc dứt bỏ sự bảo trợ của Trung Quốc kéo dài nhiều thập kỷ và nay họ có nhiều cam kết nhiều hơn với phương Tây. Các tập đoàn kinh tế các tổng công ty của Nhật Bản như Sumitomo Corporation, Mitsuibishi và Tập đoàn Marubeni đã đặt 49% cổ phần trong một khu kinh tế đặc biệt (SEZ) nằm tại cảng Yangon Thilawa với số vốn lên tới 12,6 tỷ USD, các công ty của Nhật Bản liên quan rất nhiều đến quy mô phát triển của nền công nghiệp đất nước Myanmar này.
Thái Lan, trung tâm sản xuất của Nhật Bản trong khu vực với hơn 8.000 công ty nằm trong nước này, và nước này cũng được dự kiến sẽ được hưởng lợi từ một làn sóng mới của các khoản đầu tư như các nhà sản xuất nhỏ và vừa đang chuyển ra khỏi Nhật Bản. Việc chuyển đến đầu tư tại địa điểm mới cũng liên quan nhiều đến làn sóng dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Trung Quốc bùng phát sau những tranh chấp về chủ quyền ở vùng biển phái Đông Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc xem xét lại địa chiến lược là yếu tố hàng đầu cho việc nhắm về hướng Nam trong chính sách của Nhật Bản, nhằm mục đích là đem lại sức sống mới cho quan hệ quốc phòng với các đối tác cũ để kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc.
Việt Nam, nước đang bị gắn chặt với các tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông (vùng biển phía Nam Trung Quốc), họ đang mong muốn tăng cường quan hệ an ninh với các cường quốc ở Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật Bản, và Úc. Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh đã làm tổng thư ký của 10 thành viên Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á Asean, có thể đem đến một cách tiếp cận chủ động hơn của khối đối với các tranh chấp ở vùng biển Đông.
Với lỗ hổng cực lớn về khả năng tác chiến chống ngầm (ASW) của Trung Quốc, lực lượng hải quân Việt Nam được cho là đang xem xét mua lại loại tàu ngầm diesel Soryu của Nhật Bản, nếu thương vụ này thành công Hà Nội sẽ gia tăng rất đáng kể khả năng tác chiến chống ngầm ở biển Đông.
In-đô-nê-xi-a, một lãnh đạo không chính thức của ASEAN và với nền kinh tế khổng lồ, họ cũng mong muốn tăng cường quan hệ an ninh song phương với tất cả các nước lớn của Thái Bình Dương, trong khi đó họ cũng tăng cường các phương pháp ngoại giao để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông Việt Nam. Trong những năm gần đây Jakarta đã rất nỗ lực trong việc xây dựng bộ quy tắc cho biển Đông.
Năm ngoái, khi ASEAN rơi vào tình trạng lộn xộn trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc đồng minh Campuchia đã ra tay ngăn chặn nỗ lực thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp ở biển Đông, Indonesia đã đưa ra một sáng kiến ngoại giao nhằm mục đích giải quyết các xung đột lãnh thổ trong khu vực. Từ đây ông Abe đã tự nhiên có thêm một đồng minh và ông lại có được ảnh hưởng ở Indonesia, và nơi đây cũng đang nổi lên là điểm đến lớn của các nhà đầu tư sản xuất Nhật Bản.
Tuy nhiên với Nhật Bản, Philippines như một đồng minh thân cận ở Đông Nam Á. Là một nước tương tự như Nhật Bản, là một quốc gia tự do dân chủ và là đồng minh của Hoa Kỳ. Manila cũng đã đi tiên phong trong các nỗ lực để tăng cường quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, đảm bảo tự do hàng hải ở Tây Thái Bình Dương và họ cũng thiết lập một cách tiếp cận cùng ASEAN để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Trong chuyến đi gần đây của ông Kishida đến Philippines, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết: "Chúng tôi cũng cần phải có khả năng để giải quyết các vấn đề để quyền tự do hàng hải không bị ảnh hưởng”, khi ông đề cập đến sự quyết đoán của Trung Quốc ở tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Đông.
Cùng với Trung Quốc, Philippines cũng chịu đựng gánh nặng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong Thế chiến II, vô số người Philippines đã trở thành nạn nhân của Nhật Bản. Ở Philippines đã có những sự lo ngại về việc Nhật Bản tái vũ trang, và cho rằng việc này sẽ đe dọa đến hòa bình của khu vực.
...
Richard Javad Heydarian là một nhà phân tích chính sách ngoại giao tập trung vào Iran và an ninh quốc tế. jrheydarian@gmail.com
"Là một nước tương tự như Nhật Bản, là một quốc gia tự do dân chủ và là đồng minh của Hoa Kỳ" suốt ngày dân với chả chủ, suốt ngáy đồng minh mà nó bán toàn tàu cũ cho. còn bị nó ăn chặn.
ReplyDelete"lực lượng hải quân Việt Nam được cho là đang xem xét mua lại loại tàu ngầm diesel Soryu của Nhật Bản"
ReplyDeleteTin này có đúng không nhỉ?
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeleteHọ vẫn rao giảng về cái gọi là "dân chủ" và "tự do", nhưng hãy nhìn lại đất nước Philippines... trong chuyến công du nước ngoài lần đầu tiên sang Việt Nam, ông Anqui đã thể hiện sự ngưỡng mộ đối với Việt Nam, các báo Philippines hết sức soi những điểm yếu của Phippines để làm nổi bật Việt Nam, một đất nước chỉ chính thức có được hòa bình hơn 20 năm thôi...
ReplyDeleteVề việc ta sẽ mua lại tàu ngầm Soryu đang có những đồn đoán về việc này sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm tàu ngầm Nhật Bản, cũng có một ssos báo đã đưa tin Nhật sẽ đào tạo các bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho các quân nhân tàu ngầm Việt Nam... và nếu có hợp đồng Việt Nam mua tàu ngầm của Nhật Bản thật sự thì chuyến thăm trên cương vị Thủ tướng Nhật sang Việt Nam lại càng làm cho những nghi vấn về việc mua tàu ngầm này càng thêm phần nóng, nhất là trong bối cảnh Nhật Bản đang thay đổi "hiến pháp hòa bình". Thứ nữa tín hiệu Việt Nam mua tàu ngầm Nhật Bản cho thấy Việt Nam đang mở cửa quốc phòng một cách mạnh mẽ hơn không quá phụ thuộc vào Nga và không sợ Mỹ cấm cản hoặc họ ngấm ngầm ủng hộ điều này vì yếu tố Trung Quốc ...
TQ dang co y dinh mua tau ngam SMX 26 cua Phap. Khong biet cac bac nha minh co quan tam toi con SMX 26 nay khong nhi?
ReplyDeleteMỹ chưa dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí với Trung Quốc, rất khó khi họ muốn mua loại tàu ngầm này, chỉ có cách mua chuộc một số nhà khoa học Pháp về công nghệ loại tàu ngầm này...
DeleteThis comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete