Ảnh AP
Trong quá trình cuộc trao đổi, theo lời thư ký báo chí của Tòa Thánh, hai bên đã đạt được loạt thỏa thuận. Tuy nhiên, các bên đã không thống nhất với các vấn đề như bồi hoàn tài sản bị tịch thu của Giáo hội Công giáo Việt Nam và vai trò Nhà thờ trong lĩnh vực giáo dục. Đồng thời, chưa đạt được mục tiêu thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Hà Nội.
Hiện tại, đại diện của Tòa Thánh tại Việt Nam là Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, ông cũng là đại diện ngoại giao của Vatican tại Singapore, Malaysia và Brunei. Ông Leopoldo Girelli bắt đầu phụng sự của mình tại Việt Nam hồi đầu năm 2011, sau quyết định do liên ủy ban Vatican-Việt Nam thông qua.
Nhà nghiên cứu lịch sử và Việt Nam học Oksana Novakova đánh giá rằng, cuộc đối thoại giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cho thấy ban lãnh đạo Việt Nam coi trọng vai trò của Giáo hội Công giáo trong nước.
“Tình hình của người Công giáo ở Việt Nam được cải thiện đáng kể từ khi bắt đầu quá trình đổi mới. Giáo hội là một hệ thống rất có tổ chức, và người Công giáo bình thường vốn sống có kỷ luật, lắng nghe các mục sư. Người làm linh mục có trách nhiệm duy trì mối quan hệ tốt với chính quyền, tránh gây tổn hại giáo xứ. Đây là thời điểm diễn ra những quá trình phức tạp ở Việt Nam, ban lãnh đạo đất nức đứng trước các thách thức kinh tế nan giải. Để giải quyết những vấn đề như vậy đòi hỏi sự ổn định chính trị và xã hội, vì thế chính quyền cần tới mối quan hệ tốt với nhà thờ. Hiện giờ ở Việt Nam, thái độ với người Công giáo thậm chí được cải thiện tốt hơn so với giới Phật tử, do họ tuân thủ pháp luật tốt. Hà Nội còn thuyết phục được Vatican thống nhất ý kiến trong việc bổ nhiệm các giám mục và tổng giám mục Việt Nam.”
Tất nhiên, giữa nhà nước và giáo hội còn tồn tại những yếu tố tranh cãi, cũng như sự hiện diện của các nhân vật bất đồng chính kiến người Công giáo. Nhưng theo bà Oksana Novakova, họ không có được sự ủng hộ của cộng đồng Công giáo cũng như đa số nhân dân nói chung. Bảy triệu người Công giáo Việt Nam là một lực lượng đáng kể. Nhà nước coi trọng sự hỗ trợ của họ chứ không phải sự đối đầu.
Comments[ 0 ]
Post a Comment