Từ mùa Xuân Ả Rập tới cuộc khủng hoảng đồng euro, một cái nhìn
tổng quát vào những nguyên nhân nào sẽ gây ra chiến tranh, xung đột và xáo trộn
kinh tế trong năm nay.
Quân cảng Cam Ranh, ảnh TTVNOL
Năm 2013 sẽ chứng kiến những sự nổi lên của các cường quốc mới nổi
và sự đi xuống của quyền lực Mỹ và những khoảng trống do sự suy yếu này tạo ra.
Một số người có thể cho rằng Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì để lấy lại
vị trí của mình, hoặc Châu Âu sẽ quyết tâm để cứu đồng euro, nhưng
có một thực tế rõ ràng là: không có bất kỳ cơ hội nào để họ lấy lại sức
mạnh kinh tế như họ đã nắm giữ giữa một thập kỷ trước.
Thời điểm đó Mỹ nắm khoảng 25%
GDP nền
kinh tế toàn cầu , đến năm
2010 con số này là 19,4%. Tiếp tục suy giảm là đều không thể tránh khỏi.
Từ dòng chảy suy thoái mà những thay đổi kinh tế và địa chính trị đang
bao trùm lên thế giới trong năm 2013.
Sức mạnh và sự tập trung của Mỹ ở Trung Đông và Thái Bình Dương đang giảm dần.
Các cuộc khủng hoảng nợ kép của khu vực đồng euro và Hoa Kỳ đang hủy hại quyền bá chủ toàn cầu của
họ. Và sự sụp đổ của thị trường nhập khẩu chủ yếu của thế giới đặc biệt là Mỹ,
châu Âu và Nhật Bản đã và đang làm chập lại sự tăng trưởng của các nước phát triển.
Danh sách các rủi ro toàn cầu không phải là luôn đổ xuống đầu tất
cả các quốc gia, những rủi ro toàn cầu trong năm 2013 có thể được nhìn thấy là,
vấn đề hạt nhân Israel-Iran bế tắc, mối đê dọa lâu năm của Bắc Triều Tiên, bạo
lực đang sôi sục ở nước Cộng hòa Dân chủ Conge, hoặc xung đột Israel –Palestine
hay cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan.
Trên các cấp độ khác nhau các cuộc cách mạng tiếp tục diễn ra trong
thế giới Arập, căng thẳng tăng cao giữa các quốc gia và lãnh thổ như Nhật Bản và Trung Quốc, vấn đề Hồi giáo cực
đoan ở Bắc Phi , và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và
Mỹ. Được xếp hạng từ 1 đến 5, đây là một cái nhìn toàn thể vào những vấn đề
quan trọng có thể tác động đến kinh tế và địa chính trị thế giới năm 2013.
Trong những nguy cơ trên thì vấn đề lớn nhất tác động đến Biển Đông là chính
sách ngoại giao nắn gân của Trung Quốc sẽ có tác động rất lớn đến vấn đề địa chính trị Đông Á.
Nhiều người đã hy vọng rằng lớp lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ
thay đổi chính sách và làm dịu tình hình với các nước láng giềng ở châu Á và sẽ
không còn những hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc ở vùng biển phía
Đông và phái Nam Trung Quốc, nơi hải quân Trung Quốc đã và đang mở rộng dần những
cuộc xung đột tàu chiến với Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines…
Ngược lại với những mong đợi đó, vào giữa tháng 12 năm 2012, Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã phát biểu trước lực lượng
PLA rằng, quân đội phải “tăng cường khả năng sẵn sàng chiến”, hầu như không có
lời lẽ nào tỏ ra là họ sẽ xuống nước.
Sự căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã có trong
nhiều năm. Trong năm 2010 Trung Quốc đã công khai tuyên bố nhiều khu vực rộng
lớn dọc theo bờ biển của họ như là vùng “lãnh thổ chủ quyền không thể tranh cãi”,
mặc dù vùng họ tuyên bố chủ quyền có hàng chục những mâu thuẫn như quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, khu vực được coi là có trữ lượng dầu khí rất tiềm năng.
Trong năm 2012, các tàu Trung Quốc đã quấy rầy các tàu của các
nước khác xung quanh các đảo tranh chấp, dẫn đến các hành động chủ nghĩa dân
tộc cực đoan ngày càng leo thang ở Trung Quốc và các quốc gia tranh chấp. Chính
điều này cũng đã nhắc nhở ta về việc Mỹ muốn tạo dụng một liên minh dọc theo bờ
biển Thái Bình Dương. Trung Quốc đã phản đối chuyến viếng thăm của một tàu sân
bay trực thăng hải quân Ấn Độ đến Việt Nam trong thời gian gần đây, và Ấn Độ cùng
Việt Nam thăm dò khai thác chung ngoài khơi bờ biển Việt Nam - một nỗ lực rất rõ
ràng về sự liên kết của các nước nhỏ trong khu vực có tranh chấp với Trung .
Tuy nhiên, điểm nóng thực sự của thời điểm này dường như là căng
thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai nước đã có những mâu thuẫn lớn từ nhiều
thế kỷ, như cuộc xâm lược tàn bạo của Nhật Bản với Trung Quốc từ 1931 – 1945.
Trong năm 2010, sau khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá
Trung Quốc khi bị cáo buộc đâm vào tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản, Trung Quốc cắt
xuất khẩu giảm xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Nhật Bản trong đó có đất hiếm Nhật
Bản một nguyên liệu rất cần cho sản xuất thiết bị điện tử, sự việc đã gây tổn
thất rất lớn khi các công ty Nhật Bản tranh giành nhau để tìm các nguồn thay
thế. Thương mại và FDI song phương giữa hai nước đã giảm mạnh.
Trong khi đó, Mỹ nước có một hiệp ước phòng thủ lẫn nhau với cả
Nhật Bản và Đài Loan, đã tái khẳng định quyền lợi của mình để quá cảnh vùng
biển Nam và Đông Trung Quốc, cho đến nay quyền tự do lưu thông này vẫn được giữ
nguyên. Nhưng với rất nhiều quyền quyết định quan trọng rơi vào tay các sĩ quan
hải quân ở cấp dưới, phạm vi tính toán sai lầm lớn, sẽ gây ra những thiệt hại
lớn cho Trung Quốc cả về ngoại giao, kinh tế và tài chính.
Mỹ đã là nước đã có được những lợi ích ngoại giao từ các hành động
ngang ngược của Trung Quốc đang gây ra cho khu vực.Thay vì áp lực ngoại giao,
Washington đã ép các nước trong khu vực để Mỹ được bố trí các căn cứ quan sự
tại đây, Hoa Kỳ bố trí lại các đơn vị hải quân ở Australia và Philippines, nơi
họ đã vắng mặt kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Hoa Kỳ cũng đã ép cả Ấn Độ
và Nhật Bản cần phải có tư thế và hành động tích cực hơn trong khu vực. Ấn Độ
đã từ chối điều này - Trung Quốc năm ngoái đã trở thành đối tác thương mại hàng
đầu của Ấn Độ. Tuy nhiên, chính phủ mới của Nhật Bản được dẫn dắt bởi một lãnh
đạo nặng tính dân tộc chủ nghĩa, ông Shinzo Abe, ông là cháu trai của một thống
đốc quân đội Nhật Bản đã đánh chiếm Mãn Châu trong thập niên 1930. Tháng trước,
ông tuyên bố rằng ông sẽ theo đuổi một liên minh chính thức với Ấn Độ và
"mở rộng tầm nhìn chiến lược của quốc gia" đó là ưu tiên hàng đầu của
ông.
Trong ngắn hạn, với việc càng có nhiều hơn các quyết định của các
sỹ quan hải quân cấp thấp và lực lượng bảo về bờ biển Trung Quốc, nguy cơ của
một trong những trận đụng độ hàng hải giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng
là khó tránh khỏi…
Global times
Comments[ 0 ]
Post a Comment