Trong những năm gần đây, có một vấn đề nổi bật liên quan đến Trung Quốc: Đó là Trung Quốc liên tục có tranh chấp với các nước láng giềng khác nhau về hàng hải. Điều này không chỉ được tạo ra vì những thay đổi trong nước của Trung Quốc, mà còn do những thay đổi trong địa chính trị bên ngoài Trung Quốc.
Minh họa: Liu RuiVề những thay đổi của Trung Quốc, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng có nghĩa là Trung Quốc đã trở thành nước phụ thuộc nhiều vào tài nguyên của các nước khác. Trung Quốc đầu tư ra bên ngoài, lợi ích của mình chắc chắn sẽ xâm nhập vào các nước khác.
Trong điều kiện của những thay đổi bên ngoài như hiện nay, nổi bật nhất là chiến lược "trọng tâm châu Á" của Mỹ. Tình hình địa chính trị của các nước láng giềng Trung Quốc đã trở thành phức tạp, và chính sách mạnh tay của Mỹ đã làm tình hình ở châu Á tồi tệ hơn.
Với môt Trung Quốc ngày càng tương tác với thế giới, chiến lược biển đã không thể tránh khỏi trở thành một yếu tố quan trọng của chính sách địa chính trị của quốc gia nói chung. Các vùng nước liên quan đến chiến lược biển của Trung Quốc là vùng biển Đông Trung Quốc, vùng biển Nam và Ấn Độ Dương.
Các tranh chấp ở vùng biển phía Nam Trung Quốc là một tranh chấp đã có từ lâu. Tranh chấp này đã đặt lên hàng đầu trong những năm gần đây do nhân tố Mỹ. Trong tháng bảy năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Hoa Kỳ quan ngại về vùng biển Đông Việt Nam và các vùng biển liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Trong tháng 8 năm 2010, tàu sân bay Mỹ George Washington đến và dừng lại ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, và hai nước dường như trở thành đồng minh giấu mặt. Kể từ đó, Mỹ đã điều chỉnh chính sách của mình đối với châu Á, cả chính trị và kinh tế.
Trung Quốc đang chú ý đến hành động của Mỹ, nhưng cũng không phải là đáng ngạc nhiên, bởi vì Biển Đông không chỉ liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc, mà đó cũng là huyết mạch của Trung Quốc. Nếu không có vùng biển phía Nam Trung Quốc ( biển Đông Việt Nam) thì tất cả yếu tố đọa chính trị biển của Trung Quốc sẽ không tồn tại.
Biển Đông của Trung Quốc, có liên minh Mỹ-Nhật-Nam Hàn Quốc rất mạnh. Rất khó để thay đổi liên minh do Mỹ dẫn đầu này.
Khi Đảng Dân chủ Nhật Bản lên nắm quyền vào tháng 8 năm 2009, chính quyền Yukio Hatoyama đã cố gắng để tìm kiếm một vị thế bình đẳng với Mỹ trong liên minh Nhật-Mỹ, nhưng không thành công.
Sau khi vụ chìm tàu Cheonan tháng 3 năm 2010, liên minh Mỹ-Nhật-Hàn Quốc lại được tăng cường.
Kể từ năm 2011, mối quan hệ Trung-Nhật đã trở nên căng thẳng trong tranh chấp quần đảo Điếu Ngư. Mặc dù Mỹ sẽ khó có lập trường ủng hộ Nhật Bản bất kể mối quan hệ Trung-Mỹ, nhưng liên minh Mỹ-Nhật làm cho Trung Quốc trở nên khó khăn khi muốn giải quyết vấn đề Biển Đông Trung Quốc.
Trong khi đó, mặc dù Nhật Bản và Hàn Quốc có tranh chấp lãnh thổ, điều đó không nhất thiết có nghĩa là liên minh ba bên sẽ tan vỡ. Nó sẽ chỉ thêm chút khó khăn cho Mỹ trong việc duy trì liên minh. Nói chung, Trung Quốc nổi lên như một thế lực chính và là lý do cho sự hiện diện của liên minh Mỹ-Nhật-Nam Hàn Quốc.
Sự hiện diện của liên minh này có nghĩa là Trung Quốc khó có thể trở thành một sức mạnh hàng hải ở phía Đông.
Bên cạnh đó, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể tìm kiếm lợi ích riêng của họ trong khi xâm phạm lợi ích của Trung Quốc. Ví dụ, Nhật Bản có thể sử dụng nó như một đòn bẩy trong các cuộc đàm phán về tranh chấp Biển Đông Trung Quốc.
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, liên minh này sẽ đặt ra một mối đe dọa cho an ninh quốc gia đối với Trung Quốc.
Vậy Trung Quốc sẽ trở thành một sức mạnh hàng hải ở Ấn Độ Dương? Điều đó không chắc.
Không có kênh liên hệ trực tiếp giữa Ấn Độ Dương và Trung Quốc. Một số chiến lược được đề nghị thiết lập thông qua Myanmar, nhưng có nhiều yếu tố không chắc chắn.
Myanmar đang tìm cách để tích hợp tối đa hóa lợi ích quốc gia của họ. Đất nước này đã từng phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng bây giờ quốc gia này đang vướng giữa Trung Quốc, Ấn Độ và ngay cả Hoa Kỳ.
Với Ấn Độ, họ cũng là một cường quốc đang nổi lên, và tình cảm dân tộc chủ nghĩa trong nước cũng khá mạnh.
Nhiều nước ủng hộ Ấn Độ tham gia vào một liên minh cứng rắn và coi Trung Quốc là đối thủ chính. Ấn Độ sẽ không cho phép Trung Quốc sử dụng Ấn Độ Dương như một bước đệm để trở thành một cường quốc hàng hải.
Trong khi đó, mối quan hệ Ấn Độ-Mỹ đã ngày càng đi lên thông qua hợp tác quân sự. Một khi họ coi Trung Quốc như một kẻ thù, Ấn Độ có khả năng đứng về phía Hoa Kỳ.
Do đó, chỉ còn hy vọng rằng Trung Quốc sẽ trở thành một sức mạnh hàng hải ở biển Đông Việt Nam.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang tìm kiếm sự phát triển chung với các nước có liên quan đến tranh chấp như Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Tuy vậy, các nước này lại thiếu động lực thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc, cũng như Trung Quốc không có đủ ảnh hưởng về quyền lực cứng hoặc mềm ở các nước này.
Các quốc gia nhỏ ở châu Á theo bản năng họ sợ Trung Quốc như là một cường quốc lớn, không có sự chân thành cho Trung Quốc. Họ cần Hoa Kỳ để cân bằng Trung Quốc cũng như cân bằng bản thân.
Mỹ đã trải qua nhiều thử nghiệm trong việc thiết lập ảnh hưởng của mình trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á. Về mặt này, Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng thấy.
Zheng Yongnian
Tác giả là giám đốc Viện Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore. Bài viết này là một phần bài viết của ông đã phát biểu tại một hội nghị gần đây được tổ chức bởi Hiệp hội Các học giả phương Tây. opinion@globaltimes.com.cn
Just want to say your article is as astounding. The clarity for your put up is just great and that i can assume you're an expert in this subject. Well with your permission allow me to seize your feed to stay up to date with impending post. Thanks 1,000,000 and please keep up the gratifying work.
ReplyDeleteThanks for some other magnificent post. Where else may anyone get that kind of information in such an ideal means of writing? I've a presentation next week, and I am on the look for such information.
ReplyDeleteIt's difficult to find educated people in this particular topic, but you sound like you know what you're talking about! Thanks
ReplyDeleteMy brother recommended I might like this web site. He was totally right. This post truly made my day. You can not imagine simply how much time I had spent for this info! Thanks!
ReplyDelete