“Con đường tơ lụa” trên Biển Đông có ý nghĩa gì với Đông Nam Á?
Saturday, October 19, 2013
Kế hoạch biến con đường hàng hải từ nhiều thế kỷ trước, nối eo Biển Malacca với Biển Đông, thành con đường tơ lụa mới trên biển trong thế kỷ 21 do Trung Quốc đề xuất có ý nghĩa gì với Đông Nam Á?
Về vấn đề này, chuyên gia Karl Lee của hãng tư vấn Anbound Reserch, hãng tư vấn độc lập lớn nhất tại Trung Quốc, đã có bài phân tích trên tờ The Sun Daily của Malaysia ngày 15/10.Tháng Mười là tháng rất có ý nghĩa đối với chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Việc Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy bỏ chuyến công du Đông Nam Á do bế tắc ngân sách ở Washington đã khiến các phương tiện truyền thông chuyển hướng chú ý sang “đợt diễn tập ngoại giao” của một siêu cường đang lên trong khu vực – Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Indonesia ngày 3/10
Trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, khai mạc tại Bali, Indonesia vào ngày 7 – 8/10, trong chuyến công du tới Indonesia và Malaysia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả 2 quốc gia thành viên ASEAN. Ngoài việc thống nhất kế hoạch trao đổi thương mại 5 năm với Jakarta và Kuala Lumpur, lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Trung Quốc còn chứng kiến việc ký kết một loạt biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, giao dịch hoán đổi tiền tệ, hàng không, du lịch giữa các công ty Trung Quốc và các công ty địa phương.Tuy nhiên, động thái gây chú ý nhất cho giới quan sát là đề xuất tái xây dựng cái gọi là “con đường tơ lụa trên biển mới” ở Đông Nam Á của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.Trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia hôm 3/10, ông Tập đã công bố kế hoạch của Trung Quốc nhằm biến con đường hàng hải từ nhiều thế kỷ trước, nối eo Biển Malacca với Biển Đông, thành con đường tơ lụa mới trên biển trong thế kỷ 21.Đề xuất chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp và chính trị gia ưu tú của các nước ASEAN. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 400 tỷ USD. Đầu tư lẫn nhau vượt quá 100 tỷ USD. Theo Chủ tịch Trung Quốc, đó là cơ sở tốt cho con đường tơ lụa trên biển. Nó thực sự có thể đưa kim ngạch thương mại giữa các bên lên khoảng 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020.Để thể hiện sự cam kết của mình, ông Tập khẳng định chính phủ Bắc Kinh sẵn sàng tài trợ cho các dự án hàng hải liên quan đến ASEAN thông qua cánh tay đầu tư nhà nước mới của mình – Quỹ Hợp tác Hàng hải Trung Quốc – ASEAN.Điều này là một sự phát triển tích cực, nhưng vẫn còn thiếu thông tin về Quỹ hợp tác hàng hải Trung Quốc – ASEAN.Thứ nhất, không giống như ý tưởng ngân hàng đầu tư có trọng tâm rõ rang trong việc hỗ trợ các nước ASEAN trong lĩnh vực xây dựng năng lực (cung cấp cơ sở hạ tầng), các quỹ hợp tác hàng hải có thể được sử dụng cho các dự án xây dựng năng lực khác nhau.Từ những thông tin tiết lộ hạn chế của phía Trung Quốc, có vẻ như Bắc Kinh đang có kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng không chỉ trong lĩnh vực hàng hải như hệ thống cảng biển, truyền hình vệ binh đại dương và công nghệ - thiết bị chế biến thủy sản, mà còn cố gắng thiết lập các chương trình hợp tác xây dựng năng lực trong lĩnh vực an ninh với 2 mảng chính được xác định là thực thi pháp luật hàng hải và phòng chống thiên tai.Dự kiến, quỹ sẽ thu được lợi nhuận tài chính cho các dự án liên quan, bao gồm cả các chương trình liên quan đến an ninh. Tuy nhiên, vấn đề này lại đặt ra những câu hỏi gây tranh cãi: Làm thế nào chúng ta xác định được doanh thu từ các chương trình này khi mà ngay từ đầu đã không dựa trên hoạt động kinh doanh mà dựa vào định hướng của chính phủ Trung Quốc? Làm thế nào Trung Quốc xác định hay biện minh về lợi nhuận tài chính của các chương trình này? Đây là những câu hỏi mà Bắc Kinh phải làm rõ với các nước ASEAN.Thứ hai, cần có đủ thông tin về các cơ quan chính phủ Trung Quốc quản lý quỹ, hồ sơ quản lý quỹ hợp tác hàng hải, trong đó bao gồm cả sự tham gia của các nhà đầu tư. Khi mà quỹ này vẫn chưa bắt đầu hoạt động, sẽ rất hữu ích cho chính phủ Trung Quốc cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất về sự phát triển của quỹ đến các nước ASEAN để họ có được những tin tức mới nhất liên quan đến quỹ hợp tác hàng hải.Cuối cùng, vẫn còn thiếu một trung tâm một cửa mà tất cả các thông tin cần thiết, dịch vụ tư vấn liên quan đến quỹ này có thể được phổ biến cho cả khu vực công và tư nhân.Tuy nhiên, theo Karl Lee, một “con đường tơ lụa” mới trên Biển Đông theo tầm nhìn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nếu thực hiện thành công, sẽ là ràng buộc để tạo điều kiện kết nối hàng hải giữa các thành viên ASEAN cũng như giữa các tổ chức khu vực này với Trung Quốc. Đối với các nước ASEAN, đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để tiến tới xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.Minh Châu - Petrotimes
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment