Bám trụ trên cao điểm, chấp nhận khó khăn, gian khổ, các chiến sĩ ra đa đang ngày đêm đưa những cánh sóng vươn xa, quản lý vững chắc vùng trời được phân công. Một ngày đến với Trạm ra đa 22, thuộc Trung đoàn ra đa 295 (Sư đoàn phòng không 363, Quân chủng PK-KQ), chúng tôi thêm hiểu những đóng góp và sự hy sinh thầm lặng của các anh đối với sự nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ quốc…
Đài radar P-37 ở Trường Sa
Gian nan đường lên cao điểm
Ngay trước khi cơ động lên Trạm ra đa 22, đóng trên đỉnh đồi Cột Cờ (hay còn gọi là đồi 134- đồi cao 134m so với mặt nước biển - PV), Thượng tá Cao Trung Tuyến, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 295 đã quyết định sử dụng chiếc xe cứu thương của đơn vị. Đơn giản vì đây là chiếc xe rất khỏe do Nga sản xuất; lái xe lại thông thạo địa hình. Đường lên Trạm hẹp, vắt vẻo lưng chừng đồi, với những khúc cua gấp, mặt đường mấp mô, vậy nên chiếc xe hết lắc phải, nghiêng trái lại nhảy chồm chồm. Cả cung đường chỉ vỏn vẹn 2,1 ki-lô-mét mà phải mất chừng 20 phút chiếc xe chở đoàn công tác mới lên đến Trạm. Từ lái xe đến các cán bộ Trung đoàn 295 và nhóm phóng viên ai nấy đều nhễ nhại mồ hôi.
Trắc thủ thao tác trên xe điều khiển đài ra đa P-37
Thiếu tá Vũ Quang Huy, Chính trị viên Trạm ra đa 22 chia sẻ: Do đi lại khá khó khăn, nên công văn của Sư đoàn, Trung đoàn đến đơn vị bao giờ cũng muộn nhất, mặc dù Trạm ở khá gần cơ quan cấp trên. Cũng chính vì đi lại khó khăn mà cán bộ, chiến sĩ đơn vị thường xuyên không được sử dụng thực phẩm tươi bởi đi chợ một lần phải dùng cho nhiều bữa. Lúc mưa bão, Trạm là một trong những nơi bị cắt điện đầu tiên nên đồ ăn duy nhất của anh em lúc đó là mì tôm. Mặc dù nước sạch đã được bơm lên đồi, song lượng nước không nhiều, nên anh em chỉ được dùng 30 lít nước/người/ngày, so với tiêu chuẩn chung là 140 lít nước/người/ngày. Thế nên ở đồi cũng không khác gì ở đảo, anh em có bể đựng nước thải dẫn về, phục vụ tăng gia sản xuất.
Đó là khó khăn trong sinh hoạt, còn khó khăn trong công tác huấn luyện cũng không hề nhỏ, khi đơn vị đứng chân trên cao điểm, đơn cử như việc ra đa sục sạo, bắt mục tiêu khó khăn hơn các trạm ra đa khác.
Để khắc phục hiệu quả những khó khăn trên, đơn vị đã tập trung huấn luyện các kíp chiến đấu, đặc biệt là kíp trắc thủ nội dung ghi nhớ sóng về địa vật; cơ động cánh sóng liên tục để tìm mục tiêu... Khắc phục tình trạng thiếu điện, Trạm đã tập trung huấn luyện cơ bản dưới máy, khi đã thuần thục mới thực hành huấn luyện trên máy. Đơn vị còn tận dụng các chuyến bay của hàng không dân dụng và hoạt động của máy bay quân sự để mở máy theo dõi, tập bám sát mục tiêu, bảo đảm huấn luyện sát với thực tế.
Thượng tá Cao Trung Tuyến cho biết, để Trạm ra đa 22 thực hiện tốt nhiệm vụ, cách đây 2 năm, đơn vị đã tiến hành di chuyển vị trí ra đa P-37. Nhờ đó cánh sóng đã được đưa lên cao để tăng khả năng phát hiện, bắt và bám sát mục tiêu… Trung đoàn cũng tăng cường số cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, có sức khỏe tốt về công tác tại Trạm; đồng thời đảm bảo vật tư khí tài, linh kiện thay thế tốt nhất cho Trạm…
Kiên quyết không để sót lọt mục tiêu
Những tiếng kẻng báo động chợt vang lên, khiến không gian tĩnh mịch vốn có trên cao điểm 134 bị phá vỡ. Tiếp sau tiếng kẻng là những bước chân chạy nhanh như xé gió về sở chỉ huy, về các đài ra đa P-18, P-37 và hướng lên vọng quan sát mắt…
Ngay sau tiếng kẻng, Thượng úy Trần Quốc Đạt, Trạm trưởng và Thiếu tá Vũ Quang Huy, Chính trị viên Trạm ra đa 22 có mặt tại Sở chỉ huy Trạm. Sĩ quan trực ban Sở chỉ huy báo cáo Trạm vừa nhận lệnh từ Trung đoàn vào cấp 1, mở tăng cường đài P-18; đồng thời tình hình địch, ta.
Ngay sau khi ra lệnh cho các thành phần sở chỉ huy kiểm tra báo cáo, Trạm trưởng Trần Quốc Đạt liên lạc với Trung đoàn trưởng, báo cáo Trạm đã vào cấp 1 tốt; Chính trị viên Vũ Quang Huy báo cáo với Chính ủy Trung đoàn tình hình tư tưởng bộ đội ổn định, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ.
Cán bộ, chiến sĩ Trạm ra đa 22 luyện tập báo động chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu.
Các thành phần sở chỉ huy nhanh chóng kiểm tra và báo cáo các chuyên ngành đều bảo đảm tốt, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Trên bảng tiêu đồ xa, chiến sĩ tiêu đồ đang đi những đường chì dứt khoát, cho thấy đang phát hiện tốt, quản lý chắc các tốp xuất hiện trên vùng trời được phân công.
Tại các đài ra-đa P-18 và P-37 đã mở máy, các trắc thủ cũng đang thao tác thuần thục ở từng vị trí được phân công. Trên vọng quan sát mắt, các chiến sĩ đang tập trung cao độ về hướng được chỉ thị. Tổ bắn máy bay tầm thấp cũng đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu…
Thông số đài Rada P37 (vnmilitaryhistory.net)
Ra đa P-37 cảnh giới kiêm dẫn đường. Loại ra đa này được trang bị hệ thống xử lý sơ cấp và hệ thống xử lý thứ cấp (bắt và bám) tích hợp với đài điều khiển từ xa, trang bị máy tính mới hiện đại cùng màn hình màu độ phân giải cao, trang bị hệ thống nhận diện địch - ta.
P-37 có khả năng phát hiện các mục tiêu bay cũng như truyền dữ liệu mục tiêu cho các đối tượng sử dụng bên ngoài, có thể dùng trong phòng không, không quân và kiểm soát không lưu.
Ra đa có khả năng phát hiện các mục bay rất thấp trong môi trường nhiễu và tác chiến điện tử mạnh, hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, trong giải nhiệt độ từ -40 đến +50 độ C, độ âm lên tới 98%, độ cao so với mực nước biển đến 3.000m. Ra đa có thể được vận chuyển trên khung gầm xe tải, xe lửa hay phương tiện thủy.
-Vùng phát hiện ε = 0,5 độ ÷ 28 độ+Dmax = 400km
-KHả năng phát hiện:+Về phương vị
1 độ(ε= 20độ÷7độ)
1,5độ(ε=7độ ÷22độ)
+Về cự ly 500m-Độ chính xác:+Về phương vị 0,5 độ+Về cự ly 500m-KHả năng phân biệt địch-ta (đài có hệ thống máy hỏi ) HP3-20-Tham số:+Độ rộng cánh sóng : 28 độ+Tốc độ quay anten 3 vòng/phút 6 vòng/phút+Chúc ngẩng anten 4,1 độ - 7,1 độ (dàn trên) 4,1 độ - 4,1 độ (dàn dưới)Thời gian :-Mở máy + 7 phút Bình thường
+ 5 phút khẩn cấp
-Triển khai thu hồi 8h-Khả năng cơ động +Đường tốt 35km/h +Đường xấu 20-25km/h +Vượt cua với bán kính 15m +Vượt dốc với bán kính <15 độ
Biên chế kíp chiến đấu
-Đài trưởng 1-Tiểu đội trưởng trắc thủ 1-Trắc thủ 4
Tuy chỉ là một buổi luyện tập nâng cao khả năng SSCĐ, song những gì mà cán bộ, chiến sĩ Trạm ra đa 22 thể hiện cho thấy, đơn vị luôn cảnh giác cao; động tác của mỗi cá nhân thuần thục; hiệp đồng giữa các thành phần trong sở chỉ huy, trong từng đài bảo đảm nhịp nhàng, ăn ý.
Đề cập đến sự nhuần nhuyễn trong quá trình luyện tập chuyển cấp SSCĐ của Trạm ra đa 22, Thượng tá Cao Trung Tuyến cho biết, trong những năm qua, để nâng cao chất lượng huấn luyện, trung đoàn đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó coi huấn luyện cán bộ là then chốt, huấn luyện kíp chiến đấu là trung tâm. Trong huấn luyện cá nhân, đơn vị huấn luyện nắm chắc chức trách nhiệm vụ, tính năng kỹ chiến thuật của khí tài và nhiệm vụ huấn luyện, nhiệm vụ SSCĐ. Đối với kíp chiến đấu, đơn vị coi trọng huấn luyện hiệp đồng kíp đài, kíp trạm và kíp sở chỉ huy trung đoàn. Ngoài ra, trung đoàn còn làm tốt công tác tổ chức hội thi, hội thao, qua đó đánh giá thực chất trình độ cán bộ để có biện pháp huấn luyện, bồi dưỡng phù hợp.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các chiến sĩ ra đa Trung đoàn 295, Đại tá Bùi Huy Sáng, Chính ủy Sư đoàn 363 cho biết: Phát huy truyền thống của Sư đoàn, trong những năm qua, Trung đoàn 295 đã quản lý tốt vùng trời được phân công, nhất là với các đường bay quốc tế; đồng thời chủ động phát hiện các phương tiện vi phạm quy chế bay. Nhờ đó, Trung đoàn 295 luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu Quân chủng PK-KQ về quản lý vùng trời.
Bài, ảnh: HOÀNG HÀ – NGỌC HƯNG – VIỆT CƯỜNG - QĐND
Comments[ 0 ]
Post a Comment