"Con đường tơ lụa trên biển " của Trung Quốc vấp phải nhiều ổ gà ổ voi
Saturday, October 19, 2013
Tầm nhìn mơ hồ của Bắc Kinh nhằm tạo các liên kết kết nối tốt hơn giữa các cảng biển và cải thiện hợp tác hàng hải đang phải đối mặt với sự hoài nghi từ các đối tác ASEAN.
Trung Quốc trang bị một loạt các thỏa thuận thương mại và các quỹ đầu tư, Bắc Kinh với tầm nhìn nhằm để phục hồi "con đường tơ lụa trên biển" với các nước Đông Nam Á, ý tưởng này đã bắt đầu trong trí tưởng tượng của các nhà hoạch định chính sách và quan sát trong khu vực.
Các chuyên gia cho rằng các nước láng giềng của Trung Quốc hoan nghênh về việc quan hệ kinh tế ngày càng gần gũi hơn. Nhưng họ nghi ngờ về ý đồ của Bắc Kinh – với những yêu cầu ràng buộc vào “dự án” này làm cho các nước khác miễn cưỡng đối với các hợp tác chính trị và hợp tác an ninh hàng hải với Trung Quốc.
Trong khi không có những chi tiết cụ thể để làm nên "con đường tơ lụa trên biển" có khi chỉ là giả mạo, thế nhưng nhiều người vẫn mong đợi một sự liên kết thương mại và kết nối tốt hơn giữa các cảng biển và hợp tác hàng hải.
Các nhà phân tích nói rằng những sáng kiến này có thể giúp tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.
Sự hồi sinh của con đường tơ lụa trên biển đã được Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra trong chuyến thăm đến khu vực ĐNA vào tuần trước. Đây được xem như là một phần của cuộc tấn công quyến rũ của Trung Quốc để kéo dài thời gian đối với những căng thẳng trên Biển Đông nhằm đối phó với chiến lược tái cân bằng châu Á và những cam kết về an ninh và kinh tế của Hoa Kỳ.
Cần nhắc lại rằng các tuyến đường thương mại lịch sử trên biển mà Trung Quốc đã liên kết với thế giới từ trong thế kỷ 15, tầm nhìn của một con đường tơ lụa mới trên biển nhằm báo hiệu một cách tiếp cận có hệ thống để mở rộng ảnh hưởng kinh tế, chính trị và an ninh của Trung Quốc đối với trong khu vực.
"Con đường tơ lụa trên biển nó mang nhiều ý nghĩa hơn là một khái niệm mang tính biểu tượng", giáo sư Dương chuyên về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh cho biết.
Ông Dương cho biết rằng khái niệm về “Con đường tơ lụa trên biển” vẫn còn cần thiết để làm chi tiết thêm, và nó có thể tăng cường hợp tác thương mại, kinh tế giữa Trung Quốc và khu vực và còn có thể giảm bớt căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ.
Một khía cạnh quan trọng trong cách tiếp cận mới của Trung Quốc là bao gồm cả hợp tác hàng hải, có thể bao gồm cả các dự án như thủy sản và công nghệ hàng hải, an toàn hàng hải và tìm kiếm cứu nạn.
Nhưng những ngờ vực về chính trị đối với Bắc Kinh và không muốn thỏa hiệp về tranh chấp lãnh thổ vẫn là thách thức lớn nhất đối với “Con đường tơ lụa trên biển” này.
Nhiều nhà phân tích xem xét rằng các Quỹ hợp tác Trung Quốc - ASEAN về Hàng hải – được thiết lập khi đang là đỉnh cao của của các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng vào cuối năm 2011 – đây là một phần của sáng kiến về con đường tơ lụa.
Cả Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường trong bài phát biểu của mình vào tuần trước tại Indonesia đều đã kêu gọi các thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á hãy "sử dụng tốt hơn" nguồn ngân quỹ.
Nhưng đồng nhân dân tệ với ngân quỹ 3 tỷ ( tương đương 3,8 tỷ đô la Hồng Kông) đã phải đối mặt với thách thức lớn khi các nước ASEAN thiếu tin cậy chính trị, một học giả Trung Quốc cho biết .
"Họ nghĩ rằng Trung Quốc đã quá quyết đoán trong việc bảo vệ chủ quyền của mình và việc sử dụng số tiền này có thể làm tổn hại lợi ích của họ", các học giả cho biết.
Giáo sư Aileen Baviera, tại Đại học Philippines, nói rằng nhiều nước ASEAN sử dụng nguồn quỹ này vì lo ngại những điều kiện chính trị đi kèm.
Kusnanto Anggoro, một giảng viên tại Đại học Quốc phòng Indonesia cho biết, xung đột lợi ích là một lý do chính, tại sao các nước ASEAN phải tổ chức lại để được sử dụng quỹ.
Trong khi Trung Quốc muốn tập trung vào khía cạnh phi nhạy cảm như bảo tồn đa dạng sinh học, thì các nước Đông Nam Á thích các dự án phức tạp hơn như tuần tra thực thi pháp luật và an toàn hàng hải.
Karl Lee, một nhà nghiên cứu tại Malaysia tại Trung tâm Nghiên cứu Anbound. Ông nói rằng ASEAN vẫn còn chưa biết gì về cách sử dụng Quỹ hợp tác hàng hải khi mà nó đã được lập nên đã gần hai năm.
Tuy nhiên, trên mặt trận kinh tế, các chuyên gia cho rằng ASEAN mong muốn tạo hội nhập sâu hơn với Trung Quốc.Xu Liping, một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông cho biết một dự án như vậy có khả năng sẽ cải thiện mối liên kết giữa các cảng ở châu Á,Trung Quốc và Đông Nam. " Đây là một cách để xây dựng các khu công nghiệp tại các cảng ở nước Đông Nam Á ", ông cho biết...
Theo SCMP
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment