Báo Nga: Hiệp định chiến lược lịch sử với biển Đông
Thursday, October 17, 2013
Theo tờ "Độc lập" của Nga, ngày 15 tháng 10 cho biết rằng Trung Quốc và Việt Nam hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc. Nếu chúng ta xem xét lại sự việc dễ dàng có thể nhận thấy rằng vấn đề tranh chấp biển đảo biên giới lãnh thổ cả hai nước đã đi đến bờ vực chiến tranh, ít nhất là một lần, và với thỏa thuận này có thể nói rằng thỏa thuận này được coi là một bước đột phá mang tính lịch sử, và cũng chỉ ra rằng hai nước đã nhất trí về sự cần thiết của môi trường hòa bình để tồn tại.
Các chuyên gia Nga tin rằng Trung Quốc đã nhận thức được sự rối rắm phức tạp trong quan hệ của Trung Quốc với các nước láng sẽ là cơ hội để Hoa Kỳ kiềm chế nỗ lực trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng cũng chưa thể khẳng định Trung Quốc có thể sẵn sàng có những nhượng bộ về biên giới trên biển.
Tại Việt Nam, cả Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên trong khu vực tranh chấp. Hai nhà lãnh đạo cũng tham dự lễ ký kết 12 hợp đồng hợp tác, phạm vi hợp tác liên quan đến hợp tác thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và hàng hải. Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng, để đạt được một bước đột phá trong quan hệ song phương, không chỉ chứng tỏ quan hệ đối tác và mức độ tin tưởng lẫn nhau ở một giai đoạn mới giữa hai nước, mà còn được cộng đồng quốc tế công nhận rằng Trung Quốc và Việt Nam có khả năng và có đủ sự khôn ngoan để duy trì hòa bình ở Biển Đông, mở rộng lợi ích chung, và làm giảm bớt đi cũng như kiểm soát được sự khác biệt. Rõ ràng, bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc có ý nghĩa bao quát, trong khi đó bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam là nhằm đi sâu cụ thể hơn. Ông Dũng tuyên bố rằng “…tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên…”
Một nhà nghiên cứu Nga tại Học viện Khoa học Viễn Đông chỉ ra rằng trong bản đồ tuyên bố chủ quyền ở vùng biển phía Nam Trung Quốc với hình chữ U đã bao trọn hầu hết các khu vực tranh chấp. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc sẽ nhượng bộ ? rất khó để có thể nói trước điều gì. Nhưng có một điều rất rõ ràng là sự thay đổi vị thế của Trung Quốc là có lợi cho sự thỏa hiệp, đó là chỉ thị của Tập Cận Bình với những hoạt động cụ thể của Trung Quốc, mục đích cho sự hồi sinh của dân tộc Trung Hoa để tạo ra một môi trường bên ngoài hòa bình. Trung Quốc dường như đã đi đến kết luận rằng tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng sẽ tạo tác động tiêu cực đến hình ảnh của đất nước mình và là cơ hội cho Mỹ, vì vậy họ phải bắt đầu với việc thực hiện cải thiện mối quan hệ với Việt Nam và thực hiện các cách tiếp cận đối với các nước ASEAN.
Giáo sư Tô Hạo, Phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh trong cuộc phỏng vấn với tờ " South China Morning Post " ông cho biết rằng, Trung Quốc đang lo ngại về việc Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam có thể hình thành một liên minh để kiềm chế Trung Quốc. Nếu các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam càng gia tăng, chắc chắn kẻ thù sẽ khai thác và ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc. Nhưng cũng không thể chắc chắn điều gì, vì cho dù Trung Quốc và Philippines đã ký một thỏa thuận có tính chất tương tự. Nhưng Philippines vẫn có một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, Philippines đã kiện lên Liên hợp quốc đối với những hành động vi phạm "UNCLOS " của Trung Quốc, họ lập một trong những căn cứ quân sự mới gần quần đảo tranh chấp trong vùng biển phía Nam Trung Quốc, và cho phép tàu chiến Mỹ thường xuyên sử dụng căn cứ quân sự tại vịnh Subic.
Theo Sina
Tags:
Biển Đông,
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment