Việt Nam mua 2 máy bay cảnh báo sớm trên không - Giúp Su-30MK2 đánh thắng!
Monday, December 19, 2016
Trang tin điện tử IsraelDefense đưa tin Việt Nam sẽ mua ít nhất 2 chiếc máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không C-295 AEW&C để tăng khả năng giành lợi thế trong không chiến.
Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam được Airbus giới thiệu máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không C-295 AEW&C.
Nhu cầu tất yếu
Nhìn từ chiến tranh hiện đại ở Iraq hay Nam Tư, máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không đã tạo ra một lợi thế cực lớn nếu không nói là mang tính quyết định để giành chiến thắng trong các trận không chiến khốc liệt.
Không quân Iraq, Nam Tư đều sở hữu một lượng đáng kể các máy bay tiêm kích MiG-29 tương đối hiện đại, tính năng của chúng không thua kém nhiều, thậm chí có một số đặc điểm còn vượt trội hơn cả các loại tiêm kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Nếu 1 đấu 1 bằng thực lực, không được sự trợ giúp, các bên phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ của phi công thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.
Nhưng khi trên thực tế, mọi chuyện hoàn toàn khác, trong hầu hết các cuộc đối đầu, MiG-29 đều bại dưới tay F-16, F-15,...
Đơn giản là vì ngay từ những phút đầu, toàn bộ hệ thống phòng không mà chủ yếu là radar hoặc là bị gây nhiễu hoặc là bị tiêu diệt, thậm chí không dám phát sóng, dẫn tới bất lực trong việc dẫn đường trên không cho các máy bay tiêm kích quân nhà, đến nỗi, nhiều phi công Iraq, Nam Tư xuất kích trong tình trạng "tù mù".
Ngược lại, liên quân có trong tay đầy đủ những quân bài mạnh nhất, điển hình là các máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không. Máy bay tiêm kích của Iraq, Nam Tư cứ cất cánh lên là từ độ cao chừng 10.000m, từ cách xa vài trăm km, chúng đã bị các "radar bay" phát hiện.
Ngay lập tức, các biên đội tiêm kích của liên quân được dẫn vào góc tiếp cận có lợi, phóng tên lửa không đối không khiến các phi công MiG-29 chẳng kịp trở tay, đôi khi họ còn chả biết là tên lửa của đối phương bay đến từ hướng nào thì đã bị trúng đạn.
Rõ ràng, các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không có vai trò đặc biệt quan trọng, cả trong không chiến lẫn phát hiện, chỉ thị các mục tiêu mặt đất mặt nước cho các lực lượng quân nhà.
Trở lại với chủ đề chính, mặc dù tin này được cả IsraelDefense và Airforce-Technology, những trang tin quốc phòng uy tín, đồng loạt phát đi từ tháng 5/2016, nhưng ít được giới truyền thông chú ý. Tuy nhiên, với những ưu điểm không thể phủ nhận, việc Việt Nam mua máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không chỉ là việc sớm hay muộn mà thôi.
Máy bay C-295 AEW&C thử nghiệm.
Chỉ có như vậy, thi mới phát huy tối đa lợi thế mang tải lớn với nhiều loại vũ khí có điều khiển chính xác của các máy bay tiêm kích Su-30MK2 trong biên chế Không quân Việt Nam.Bởi lẽ, dù mang trên mình radar tương đối tiên tiến, nhưng nếu không được chỉ thị từ xa và dẫn hướng bay đột kích, tiếp cận ở cự ly an toàn và có lợi để công kích mục tiêu thì Su-30MK2 sẽ khá vất vả để hoàn thành nhiệm vụ.Tại sao lại là C-295 AEW&C cùng radar Israel?Câu hỏi được đặt ra là hoàn toàn xác đáng vì Việt Nam có thể mua một trong 2 dòng máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không của Nga như A-50U Mainstay hoặc thậm chí là A-100 còn chưa ra lò với giá tương đối dễ chịu và ít bị ràng buộc bởi các yếu tố chính trị hơn so với những máy bay cùng loại của phương Tây.Tuy nhiên, theo báo chí quốc tế và trong nước, nhất là Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, khoảng gần 10 năm trở lại đây, Israel đã nổi lên như một trong những nhà cung cấp vũ khí, khi tài hiện đại cho Việt Nam, từ tên lửa & radar phòng không cho tới pháo phản lực bắn loạt tiên tiến Extra hay các loại vũ khí cá nhân hiện đại cho lực lượng hải quân đánh bộ.Như vậy, Israel được đánh giá là đối tác tin cậy của Việt Nam nhờ những sản phẩm quốc phòng tiên tiến và dịch vụ sau bán hàng rất tốt, từ bảo đảm kỹ thuật cho tới huấn luyện đội ngũ kỹ thuật viên sử dụng nhằm khai thác tối đa tính năng của chúng.Thế nên, việc Việt Nam có thể mua "radar bay" của hãng ELTA (Israel) chế tạo là không quá khó. Việc đặt nó lên khung thân dòng máy bay vận tải C-295 do Airbus sản xuất lại càng hợp lý vì dòng máy bay này đã được Việt Nam sử dụng từ vài năm nay và được đánh giá cao nhờ nhiều tính năng ưu việt như mang tải lớn, cất hạ cánh trên đường băng cực ngắn.
Liệu C-295 AEW&C có cơ hội cặp đôi cùng C-295 ở Việt Nam?
Mua C-295 AEW&C sẽ giúp tiết kiệm một khoản ngân sách khá lớn trong khâu đảm bảo kỹ thuật vì chúng có thể dùng chung cơ sở vật chất với các máy bay C-295 hiện tại. Trong khi A-50U hay A-100 của Nga sử dụng khung thân dòng IL-76MD-90A, hơi quá lớn so với yêu cầu của Việt Nam trong thời điểm hiện tại.Theo Airforce-technology, C-295 AEW&C có buồng lái kính với 4 màn hình LCD cỡ lớn và hệ thống điện tử hàng không số hóa tiên tiến cho phép hiển thị tình huống toàn cảnh trên không giúp tăng độ an toàn vận hành trong khi giảm đáng kể sức ép công việc cho các phi công. Với cấu trúc mở, cho phép tích hợp với nhiều thiết bị sẽ ra đời trong tương lai.Trái tim của C-295 AEW&C là radar quét mảng pha điện tử chủ động thế hệ 4 dạng vòm do IAI/ELTA Israel chế tạo, được tích hợp cùng hệ thống nhận diện địch - ta bố trí phía trên thân máy bay.Nhờ vậy, chúng có khả năng cảnh giới nhìn vòng 360 độ, cung cấp bức tranh toàn cảnh chiến trường trên không, trên biển trong thời gian thực và chia sẻ tham số thông qua kênh kết nối dữ liệu mạng trung tâm, chỉ huy, dẫn đường cho các lực lượng quân nhà.Bốn vị trí làm việc cho kíp trắc thủ của hệ thống radar được bố trí ở khoang phía sau kèm theo một khu vực nghỉ ngơi sẽ giúp họ thoải mái hơn trong những chuyến bay nhiệm vụ kéo dài tới 11 giờ liên tục.Hiện các thông số về đặc tính kỹ chiến thuật như cự ly phát hiện mục tiêu (trên không, trên mặt nước), số mục tiêu có thể theo dõi cùng lúc, số máy bay quân nhà có thể chỉ huy cùng lúc chưa được các nhà sản xuất công bố chính thức. Chỉ biết, Airforce-Technology khẳng định, Việt Nam sẽ là khách "mở hàng" cho dòng máy bay tối tân này.
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment