Sina: Pháo Caesar của QĐNDVN cũng không thay đổi được cục diện chiến trường
Friday, December 2, 2016
Tờ Sina của Trung Quốc ngày 1 tháng 11 vừa có bài viết cho rằng, Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã mua từ Pháp 108 lựu pháo tự hành Caesar cỡ 155 mm, và Sina cũng cho rằng pháo binh Trung Quốc không có lợi thế trước CAESAR của QĐNDVN.
Sina cho rằng, biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc vẫn hiện diện nhiều vấn đề phức tạp lâu dài, lịch sử hai nước không thiếu các cuộc xung đột từ nhỏ đến lớn. Trung Quốc vẫn xây dựng một lực lượng quân đội rất lớn với địch thủ được cho là QĐNDVN.
Trong những năm vừa qua để đối phó với không quân và hải quân Trung Quốc, phía Việt Nam đã nhập khẩu nhiều máy bay chiến đấu Su-30 và nhiều loại tên lửa tiên tiến phòng không và diệt tàu chiến. Nhưng trong quá trình hiện đại hóa QĐNDVN, Việt Nam đã bổ sung thêm nguồn cung cấp trang bị vũ khí ngoài đối tác truyền thống Nga, và họ đã mua 108 lựu pháo tự hành Caesar cỡ 155 mm từ Pháp.
Pháo tự hành Caesar được phát triển bởi doanh nghiệp quốc doanh Pháp GIAT Industries trong những năm 90 của thế kỷ XX.
Đạn phương Tây không hề rẻ, Sina cho biết
Hệ thống này trang bị pháo 155mm có tầm bắn 40km so với đạn thường và hơn 50km với đạn băng tầm. Trên chiến trường, sự nhanh nhẹn của hệ thống này mang lại ưu thế rất quan trọng từ đó cho phép Caesar tránh khỏi việc bị đối phương phản pháo.
Pháo Caesar thậm chí còn có thể thoát ly khỏi vị trí bắn trước bị bắn trả. Cấu tạo đặc biệt và được xem là quan trọng nhất của Caesar chính là hệ thống chỉ huy pháo binh số hóa Atlas và việc xác định đối phương và điều khiển khẩu đội được xử lý từ 1 trung tâm chỉ huy. Đây là hệ thống pháo binh vừa xử lý thông tin, truyền tin và tính toán phần tử bắn cho pháo binh được tự động hóa hoàn toàn.
Trung tâm này có hai màn hình lớn: Màn hình bên phải là hệ thống bản đồ số, cho phép người vận hành nắm rõ vị trí của từng khẩu đội pháo trong đơn vị, cũng những vị trí của đơn vị của bạn. Màn hình bên trái cho phép người chỉ huy đánh giá từng bộ phận bắn cũng như nhiệm vụ được giao cho từng khẩu đội pháo, với hệ thống này nó cho phép xử lý bắn hoàn toàn tự động. Từ các thông tin liên quan đến từng khẩu độ, hệ thống sẽ quyết định khẩu đội nào sẽ khai hóa, tức là cho phép tính toán nhiệm vụ cụ thể cho từng khẩu pháo với hệ thống hoàn toàn tự động.
Sau khi nhập 2 bộ radar trinh sát pháo từ Mỹ những năm 1980, Trung Quốc đã tự sản xuất được các radar trinh sát pháo cho riêng mình.
Pháo Caesar dễ vận hành, chi phí bảo dưỡng thấp, độ tin cậy cao, cơ động triển khai và rút lui, khả năng sống sót cao.
Nhưng Sina cho rằng, QĐNDVN không thể phát huy được hết các ưu điểm của pháo Caesar trước quân đội Trung Quốc, vì Việt Nam vẫn vướng phải những khuyết điểm rất lớn.
Sina cho rằng máy bay An-26 của Việt Nam không thể chở pháo Caesar nặng 18 tấn
Thứ nhất là năng lực vận tải đường không của Không quân Việt Nam rất kém. Việt Nam vẫn đang sử dụng các máy bay vận tải hạng nhẹ An-26, nó không thể vận chuyển các trang bị vu khí nặng như Caesar. Thậm chí nếu Không quân Việt Nam có máy bay C-130 cũng không thể đảm bảo khả năng sống sót khi vận chuyển.
Mặt khác, Trung Quốc cũng đã có các hệ thống radar trinh sát pháo hiện đại, pháo Caesar cũng không thể thoát khỏi tai mắt của radar trinh sát pháo của Trung Quốc.
Thứ hai, vấn đề quan trọng nhất mà Quân đội Việt Nam vấp phải đó là tiền và đạn. Ngành công nghiệp quân sự của Việt Nam rất yếu kém, không đủ khả năng để sản xuất đạn cho pháo Caesar, như vậy tất cả đạn đều phải nhập khẩu, mặc dù hiệu suất tuyệt vời, nhưng đạn pháo không phải là rẻ, đặc biệt là các sản phẩm từ phương Tây.
Sina kết luận rằng, việc QĐNDVN có 108 pháo Caesar thì sức mạnh quân sự tổng thể cũng không thể đảo ngược được trước quân đội Trung Quốc, pháo Caesar có thể giúp Quân đội Việt Nam dành được một số thắng lợi về chiến thuật, nhưng không thể thay đổi được cục diện.
Comments[ 0 ]
Post a Comment