Quan hệ Nga-Việt có một nền tảng lịch sử vững chắc. Nhưng để cùng đi đến tương lai, điều quan trọng là không nên sống mãi với quá khứ, vận dụng những bài học lịch sử một cách sáng suốt để áp dụng vào thực tiễn hôm nay.
Liên Xô đã ủng hộ người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và sau đó tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ tích cực mạnh mẽ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thống nhất đất nước. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Liên Xô đã trở thành một đối tác lớn về quân sự, chính trị và kinh tế của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, với việc tái cơ cấu và thay đổi vai trò chính sách đối ngoại của Liên Xô và Việt Nam thì mối quan hệ đồng minh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương bắt đầu suy yếu. Việt Nam, lần lượt thiết lập chính sách đối ngoại đa phương.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Việt Nam lại tiếp tục đi xuống. Tuy nhiên, sự tương tác giữa hai bên không hoàn toàn bị gián đoạn. Hai nước vẫn duy trì hoạt động được nhiều dự án chung từ trước trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự.
Trong thời kỳ mới, Việt Nam không coi Nga là một quốc gia đồng minh (như với Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh), cũng như các đối tác có tiềm năng khác, mà điều quan trọng là hai bên duy trì mối quan hệ hợp tác mang tính xây dựng. Việt Nam đã và đang theo đuổi một chính sách đối ngoại thực dụng, và tìm kiếm một vai trò độc lập trong quan hệ quốc tế. Sau khi dành độc lập từ hàng loạt cuộc chiến tranh đẫm máu, Việt Nam đang cố gắng giữ đất nước trong cảnh thái bình, bằng việc duy trì mối quan hệ ổn định với một loạt các cường quốc trên thế giới.
Thế kỷ mới và sáng kiến mới
Từ đầu thế kỷ XXI, quan hệ hai nước Việt-Nga được tăng cường với một trong những động lực mới là chính sách của Nga đối với châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2001, hai bên đã thông qua Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á, có tư cách của một đối tác chiến lược với Liên bang Nga.
Hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa hai nước bắt đầu bước vào giai đoạn mới và phát triển mạnh từ cuối những năm 2000 đến nay, khi Biển Đông ngày càng trở nên nóng bỏng, Việt Nam đã ký một loạt các hợp đồng mới để mua các trang bị vũ khí từ Nga. Việt Nam đã đặt mua máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không, tàu tên lửa và tàu ngầm... từ Nga.
Mặc dù có một thực tế rằng, Việt Nam đang cố gắng để phát triển hợp tác kỹ thuật-quân sự với các đối tác khác, nhưng Nga hiện vẫn đang là nhà cung cấp chính các trang bị vũ khí cho Việt Nam. Hiện nay, có đến hơn 90 phần trăm các trang bị bị vũ khí của các lực lượng vũ trang Việt Nam có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga. Nga và Việt Nam đã có một nền tảng lịch sử và tổ chức hợp tác kỹ thuật- quân sự. Điều đó cho phép chúng ta có một sự lạc quan nhất định về triển vọng hợp tác quốc phòng Nga-Việt.
Trong khi đó, thành tựu lớn nữa trong quan hệ Nga và Việt Nam là lĩnh vực năng lượng. Đo là việc xây dựng các nhà máy thủy điện, các nhà máy nhiệt điện, cũng như hợp tác sản xuất dầu và khí đốt. Thậm chí vào năm 1981, hai bên đã thành lập một liên doanh dầu khí "Vietsovpetro", hiện liên doanh này vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dầu tại Việt Nam.
Đổi lại, các công ty Việt Nam hiện cũng đang tham gia vào việc phát triển các dự án dầu khí ở Nga. Trong khi đó vào năm 2009, hai nước đã ký một thỏa thuận về sự tham gia của Nga trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, thật không may, dự án này đã bị hoãn lại, kể cả những dự án có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích như dự án phóng vệ tinh viễn thông Việt Nam.
Một lĩnh vực hợp tác có kết quả ở mức tương đối thấp là thương mại. Kim ngạch thương mại Nga và Việt Nam trong năm 2015 chỉ đạt 3.9 tỷ USD, trong khi của Việt Nam và Trung Quốc là hơn 50 tỷ USD.
Hợp tác trong định dạng Á-Âu
Để bù đắp lại điểm yếu trong quan hệ Nga-Việt, hai bên đã đi đến việc ký kết một Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU - bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) được ký kết ngày 29/5/2015, và có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Đây cũng là FTA đầu tiên của EAEU do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang khu vực thị trường này.
Việc ký kết EAEC không chỉ có tầm quan trọng về kinh tế mà nó còn có tầm quan trọng về chính trị. Việt Nam coi đây là một phần trong chính sách đối ngoại đa phương và tiến tới hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Liên minh kinh tế Á-Âu không chỉ đóng góp vào việc tăng cường quan hệ với Nga, mà còn mở ra cơ hội mới cho Việt Nam phát triển sự hợp tác với các thành viên khác của EAEC.
Đối với Nga thì việc ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam giúp hội nhập sâu hơn với khối Liên Xô cũ và mở rộng các hoạt động ra ngoài khối Liên Xô cũ. Đây còn như một cơ sở cho sự hợp tác giữa các nước EAEC với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đầu tiên với Việt Nam và với các nước ASEAN khác. Với Việt Nam, EAEC là mô hình tối ưu nhất của mối quan hệ trong các hình thức của một khu vực thương mại tự do và với các quốc gia khác.
Quá khứ là một nền tảng cho tương lai
Trong nhiều cách khác nhau, mối quan hệ Nga-Việt hiện đại đang phát triển trên cơ sở các quy luật trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nga và Việt Nam hiện đã không còn là đồng minh, nhưng đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ thân thiện và mang tính xây dựng. Tăng cường hợp tác giữa hai nước được thúc đẩy bởi, một mặt, việc Nga kích hoạt các chiến lược trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và mặt khác – đây là một quá trình trong chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam.
Sự phát triển của mối quan hệ với Việt Nam cho phép Nga, lần lượt có thể đa dạng hóa chính sách đối ngoại của mình trong khu vực, bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia thân thiện, độc lập và trung lập. Giúp Nga có tiềm năng để mở rộng hợp tác kinh tế. Mặc dù Việt Nam thua kém nhiều nước Đông Nam Á về GDP, nhưng nền kinh tế này đang phát triển nóng.
Trong trường hợp này Nga có thể tăng cường việc xuất khẩu đến Việt Nam không chỉ là nguyên liệu, mà còn các sản phẩm công nghệ cao - hai nước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, và một khu vực thương mại tự do EAEC-Việt Nam có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho thương mại, hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Nga và Việt Nam (và còn trong tương lai với các nước khác trong khu vực).
Nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á có thể cho phép các công ty Nga tham gia một phần vào thị trường này (ví dụ, trong các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng, vận tải...). Việc tăng cường hợp tác kỹ thuật -quân sự với Việt Nam sẽ thu hút sự chú ý và giúp ngành công nghiệp quốc phòng có thể đủ khả năng để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với các nước khác trong khu vực.
Dựa trên nền tảng của mối quan hệ Xô-Việt, sự hợp tác hiện nay giữa Nga và Việt Nam có thể bước vào một giai đoạn mới và củng cố vị trí của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Quan hệ Nga-Việt có một nền tảng lịch sử vững chắc. Nhưng để cùng đi đến tương lai, điều quan trọng là không nên sống mãi với quá khứ, vận dụng những bài học lịch sử một cách sáng suốt để áp dụng vào thực tiễn hôm nay.
Comments[ 0 ]
Post a Comment