Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp Quốc phòng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Saturday, September 19, 2015
Công nghiệp quốc phòng (CNQP) là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng - an ninh của đất nước. Bởi vậy, xây dựng, phát triển ngành CNQP có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại tướng Phùng Quang Thanh kiểm tra công tác đóng tàu 12418 và động viên cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty Ba Son. (ảnh: BQP)
Ý thức rõ vai trò của CNQP, ngay sau khi nước nhà được độc lập, ngày 15/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Phòng Quân giới trực thuộc Bộ Quốc phòng - tiền thân của Tổng cục CNQP ngày nay - đặt nền móng cho sự ra đời, phát triển của ngành CNQP Việt Nam.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, ngành Quân giới đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách; vừa tổ chức xây dựng lực lượng, vừa thực hiện nhiệm vụ và lập nên những thành tích vẻ vang. Các thế hệ cán bộ, công nhân Quân giới, từ các công binh xưởng đầu tiên đến các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng sau này luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường, dũng cảm, sáng tạo, thường xuyên bám sát thực tiễn chiến đấu, tích cực nghiên cứu, cải tiến, sửa chữa, chế tạo, sản xuất… cung cấp hàng chục triệu tấn vũ khí, đạn dược, trang bị các loại, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển chiến tranh nhân dân và tác chiến ngày càng hiện đại trên các chiến trường, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.Sau ngày đất nước thống nhất, Ngành nhanh chóng chuyển hướng nhiệm vụ, vừa tập trung sản xuất quốc phòng, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh tế, thực hiện chuyển từ “Quân giới” sang “CNQP”, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong thời kỳ mới. Những năm gần đây, ngành CNQP đã nhận được sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của Đảng, Nhà nước. Bộ Chính trị (khóa VII, IX, XI) đã ban hành 03 nghị quyết chuyên đề về CNQP (Nghị quyết 05/NQ-TW, ngày 20/7/1993; Nghị quyết 27/NQ-TW, ngày 16/6/2003; Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 16/7/2011); Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XII) đã ban hành Pháp lệnh CNQP... Đây là những văn kiện quan trọng, chỉ đạo, định hướng chiến lược đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển ngành CNQP, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để CNQP Việt Nam phát triển, vươn lên ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Bám sát chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết 06-NQ/TW và thực tiễn đất nước, Tổng cục CNQP đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành, chủ động xây dựng, tham mưu cho Chính phủ phê duyệt quy hoạch và các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án xây dựng, phát triển CNQP phù hợp trong từng giai đoạn; đồng thời, phát huy vai trò nòng cốt trong chỉ đạo, triển khai thực hiện. Qua đó, thu được những kết quả quan trọng, tạo bước phát triển mới, khá toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động của ngành CNQP. Hệ thống tổ chức Ngành được kiện toàn, có sự gắn kết, hòa nhập với công nghiệp quốc gia. Cơ sở hạ tầng, trang, thiết bị được đầu tư nâng cấp, đổi mới, hiện đại hóa và có bước phát triển nhảy vọt. Năng lực nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật, trình độ công nghệ của Ngành được nâng lên cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Hiện nay, CNQP đã sản xuất được hầu hết các loại vũ khí, khí tài, đạn dược thuộc trang bị của sư đoàn bộ binh, các loại khí tài quang học, kính nhìn đêm, máy thông tin cấp chiến thuật... Đặc biệt, Ngành đã sản xuất được súng bộ binh thế hệ mới; các loại vũ khí hỏa lực mạnh có điều khiển; làm chủ công nghệ lắp ráp tên lửa phòng không tầm thấp, đóng mới các tàu quân sự hiện đại [1]... góp phần thiết thực vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Ngành còn đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất nhiều chủng loại vật tư, nguyên liệu, vật liệu nền đạt tiêu chuẩn công nghệ cao, phục vụ cho sản xuất hàng quốc phòng, hạn chế phụ thuộc nhập khẩu; nâng cao chất lượng sửa chữa, sản xuất các sản phẩm quốc phòng, đóng góp tích cực vào xây dựng quân đội từng bước hiện đại...
Tàu 12418 trên sàn nâng chuẩn bị hạ thủy, tháng 3/2013. (ảnh: BQP)
Song song với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, Ngành đã chú trọng đúng mức đến nhiệm vụ sản xuất hàng kinh tế, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năng lực và hiệu quả kết hợp giữa sản xuất, kinh doanh với quốc phòng của Ngành ngày càng được khẳng định. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp CNQP đều đứng vững, giữ được mức tăng trưởng hợp lý, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu mạnh; nhiều ngành hàng, sản phẩm kinh tế do CNQP sản xuất đã khẳng định được uy tín, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và thế giới...Với những thành tích xuất sắc đạt được, ngành CNQP đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Tiêu biểu là: Huân chương Sao vàng; 03 Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng Nhất...; 15 tập thể và 50 cá nhân được tuyên dương “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”... Đó là sự đánh giá, ghi nhận xứng đáng đối với những công lao mà ngành Quân giới Việt Nam trước đây, CNQP ngày nay đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong suốt 70 năm qua.Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra những yêu cầu mới cao hơn. Trong những năm tới, đất nước ta đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, với nhiều thuận lợi và cơ hội to lớn; song cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức gay gắt trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh xây dựng, phát triển CNQP, nhằm nâng cao thực lực, tiềm lực quốc phòng - an ninh của đất nước, góp phần từng bước hiện đại hoá, nâng cao sức mạnh, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cũng như tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Theo đó, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, đặc biệt là ngành CNQP cần nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển CNQP được xác định trong Nghị quyết 06-NQ/TW, cũng như trong các nghị quyết của Đảng, chủ động phối hợp triển khai đồng bộ các nội dung, giải pháp, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau :1. Tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức Ngành; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển CNQP phù hợp với thực tiễn đất nước. Theo đó, chúng ta cần tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức, hoạt động của các cơ sở sản xuất, sửa chữa quốc phòng, theo hướng gắn kết chặt chẽ nghiên cứu, thiết kế với sản xuất; sản xuất với sửa chữa; đảm bảo cho CNQP hòa nhập sâu hơn vào công nghiệp quốc gia, nâng cao hiệu quả kết hợp quốc phòng với kinh tế trong hoạt động của Ngành. Trọng tâm là tổ chức cơ cấu, sắp xếp lại các cơ sở CNQP nòng cốt theo hướng tập trung, giảm số lượng, tăng quy mô, tăng sự gắn kết với công nghiệp dân sinh. Chủ động định hướng thành lập các tập đoàn, tổng công ty theo ngành, nhóm sản phẩm; nghiên cứu, từng bước đưa vào “đội hình” CNQP các doanh nghiệp quân đội mạnh về kỹ thuật, tài chính, tạo điều kiện để tập trung đầu tư hiện đại hóa, xây dựng các cơ sở CNQP đủ mạnh, có công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác, hình thành các liên doanh với nước ngoài trong một số lĩnh vực CNQP... Cùng với đó, đẩy mạnh cổ phần hóa các cơ sở sản xuất quốc phòng, chuyển đổi hoạt động của các viện nghiên cứu sang mô hình đơn vị tự chủ về tài chính và có thể sáp nhập vào các tập đoàn, tổng công ty, để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, trước hết là Tổng cục CNQP tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, tiến hành rà soát để xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về CNQP theo hướng đổi mới, hội nhập, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, đảm bảo thiết thực, khả thi...; tiến tới triển khai nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật CNQP, tạo điều kiện để CNQP hội nhập, phát triển nhanh, vững chắc.2. Tăng cường huy động, đa dạng hóa các nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CNQP. Xây dựng, phát triển CNQP đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về nguồn nhân lực, tài chính, khoa học - công nghệ... Trong điều kiện thực lực nền kinh tế đất nước còn có hạn, để đạt mục tiêu đề ra, chúng ta cần có cơ chế, chính sách đặc thù trong tạo lập, huy động các nguồn lực, đầu tư thích đáng cho nhiệm vụ quan trọng này. Theo đó, bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (là chủ yếu), cần tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách theo đúng quy định của pháp luật, để đầu tư phát triển CNQP. Trong bối cảnh hiện nay, cần coi trọng lồng ghép các nội dung xây dựng, phát triển CNQP với các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tận dụng tối đa những thành tựu của nền công nghiệp quốc gia để phục vụ CNQP và đặc biệt chú trọng kết hợp phát huy nội lực với tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, thông qua hợp tác quốc tế về CNQP... Đi liền với đó, làm tốt công tác quản lý đầu tư, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực; kiên quyết khắc phục việc đầu tư dàn trải, trùng lặp, gây lãng phí. Trên cơ sở thực tiễn, nhất là kinh nghiệm rút ra qua sơ kết 05 năm thực hiện Kế hoạch xây dựng, phát triển CNQP giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục tập trung đầu tư có chọn lọc, đúng trọng tâm, trọng điểm; trong đó, ưu tiên cho các dự án trọng điểm theo Chương trình CNQP, dự án đầu tư chiều sâu công nghệ, đầu tư cho các sản phẩm mũi nhọn, dự án có tính lưỡng dụng…3. Coi trọng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực CNQP có chất lượng cao. Đây là nhân tố nền tảng, quyết định sự phát triển của ngành CNQP cả trước mắt và lâu dài, phải được đặt trong tổng thể xây dựng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước yêu cầu thực tiễn và thực trạng nguồn nhân lực CNQP hiện nay, đòi hỏi cần đẩy mạnh thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho CNQP, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ quân sự có trình độ cao trên các lĩnh vực trọng điểm, đặc thù, mũi nhọn, công nghệ cao; cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật giỏi, lành nghề... Theo đó, các cấp, ngành, đơn vị, trước hết là Tổng cục CNQP tiếp tục chủ động tạo nguồn, quy hoạch, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, kết hợp xây dựng cơ chế, chính sách và có kế hoạch thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao và có đủ điều kiện ngoài xã hội vào phục vụ trong ngành CNQP... Mặt khác, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách, bảo đảm quyền lợi vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công nhân quốc phòng, người lao động trong các cơ sở CNQP; chú trọng chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành, chuyên viên kỹ thuật giỏi, tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm, gắn bó với nghề nghiệp, cống hiến nhiều nhất cho sự nghiệp xây dựng, phát triển CNQP.4. Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, xây dựng CNQP đạt trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại. Cùng với nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ là yếu tố cốt lõi, chìa khóa đảm bảo cho CNQP phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vươn ra hội nhập sâu với thị trường thế giới. Phát huy những kết quả đạt được, ngành CNQP tiếp tục ưu tiên đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ theo hướng “đi tắt đón đầu”, chú trọng việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ nền, công nghệ ứng dụng chuyên sâu, tiên tiến trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất, sửa chữa quốc phòng. Theo đó, một mặt, chúng ta cần ưu tiên lựa chọn công nghệ, đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư chiều sâu công nghệ cho các cơ sở CNQP; kết hợp với đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế của các viện nghiên cứu và một số cơ sở sản xuất, nhất là trong thiết kế, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật có tính năng kỹ thuật, chiến thuật cao. Mặt khác, cần đẩy mạnh việc hợp tác, huy động các cơ sở khoa học - công nghệ, cơ sở công nghiệp dân sinh tham gia đào tạo, nghiên cứu, phục vụ xây dựng, phát triển CNQP, cũng như khuyến khích các cơ sở công nghiệp dân sinh tích cực đầu tư phát triển công nghệ lưỡng dụng... Phấn đấu đến năm 2020, tạo được sự chuyển biến quan trọng về năng lực công nghệ sản xuất, sửa chữa và nghiên cứu thiết kế, cải tiến các sản phẩm mới.5. Xây dựng ngành CNQP vững mạnh toàn diện, trước hết là vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tạo cơ sở để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất CNQP cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 917/CT-BQP của Bộ Quốc phòng về xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bằng các biện pháp phù hợp. Trong đó, chú trọng làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tăng cường quản lý, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy gắn với đổi mới quản trị doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn minh công nghiệp, an toàn lao động... Đặc biệt, phải coi trọng kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; xây dựng tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp CNQP trong sạch vững mạnh, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh.Phát huy kinh nghiệm, truyền thống và nắm vững quan điểm, chủ trương chiến lược của Đảng, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, đặc biệt là ngành CNQP tiếp tục phấn đấu xây dựng, phát triển CNQP Việt Nam ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Trung tướng Nguyễn Đức Lâm, Chủ nhiệm Tổng cục CNQP (nguồn: Tạp chí QPTD)
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
betmatik
ReplyDeletekralbet
betpark
tipobet
slot siteleri
kibris bahis siteleri
poker siteleri
bonus veren siteler
mobil ödeme bahis
O2X2S
canlı sex hattı
ReplyDeletehttps://girisadresi.info/
heets
salt likit
salt likit
FAJ
ankara
ReplyDeleteyozgat
üsküdar
kumluca
bodrum
J6HNU
شركة تنظيف سجاد بالجبيل ZHePKy2vIe
ReplyDelete