Hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự đã bắt đầu vào những năm 1990. Khi Bắc Kinh tung ra một đợt mua sắm trang thiết bị vũ khí lớn từ nước ngoài. Theo các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc cùng với Ấn Độ là một trong những khách hàng lớn nhất của các trang thiết bị vũ khí Nga. Trong giai đoạn từ năm 1994 - 1997, các nước Ấn Độ và Trung Quốc mỗi nước chiếm khoảng 30% thị phần xuất khẩu của trang thiết bị vũ khí Nga.
Máy bay J-11 một bản sao chép từ Su-27 của Nga
Trong năm 2005, số lượng các trang thiết bị vũ khí Nga xuất sang Trung Quốc đạt mức cao nhất (65,4%), nhưng từ năm 2006 thị phần của Trung Quốc trong khối lượng xuất khẩu trang bị vũ khí Nga đã giảm dần. Trong năm 2013, khối lượng xuất khẩu các trang thiết bị vũ khí của Nga sang Trung Quốc được ước tính chỉ khoảng 1,3 tỷ USD ( chiếm 12%). Việc Trung Quốc giảm dần việc mua sắm các trang thiết bị quốc phòng từ Nga là do phía Trung Quốc đã và đang tự sản xuất các trang thiết bị này dựa trên các nguyên mẫu trang bị vũ khí của Nga.
Hầu hết các đơn hàng trang bị vũ khí lớn mà Trung Quốc đặt hàng từ Nga đều nằm trong lĩnh vực hàng không, hải quân và phòng không.
Về không quân, trong năm 1990 Trung Quốc đã mua từ Nga một số lượng lớn các máy bay Su-27/Su-30. Tính tổng cộng, Trung Quốc đã được chuyển giao 178 máy bay chiến đấi Su-27/30, trong đó có 38 máy bay chiến đấu một chỗ ngồi Su-27SK, 40 máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi Su-27UBK, 76 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKK và 24 máy bay Su-30MK2. Ngoài ra, trong năm 1996, Trung Quốc đã mua giấy phép tự sản xuất 200 chiếc máy bay chiến đấu Su-27SK, với điều khoản là không được xuất khẩu sang nước thứ ba. Ước tính giá trị của đơn hàng này khoảng 2,5 tỷ USD. Việc lắp ráp các máy bay Su-27SK được Trung Quốc thực hiện tại nhà máy hàng không Thẩm Dương với các trang thiết bị phụ tùng chính được Nga cung cấp. Đến cuối năm 2007, các máy bay lắp ráp theo hợp đồng này đã đạt đến 105 máy bay. Còn lại 95 bộ trang thiết bị phụ tùng, phía Trung Quốc đã không thực hiện theo hợp đồng mà tạo ra các máy bay gọi là J-11. Như vậy số máy bay dòng "Su" hợp pháp ở Trung Quốc đã đạt đến 283 máy bay. Theo các hợp đồng được ký kết thì Nha chịu trách hiệm chuyển giao cho phía Trung Quốc các phụ tùng thay thế và các loại vũ khí đi kèm cũng như việc hỗ trợ việc duy tu bão dưỡng các máy bay theo hợp đồng.
Trong năm 1993, Nga đã xuất khẩu sang Trung Quốc 10 máy bay Il-76M. Năm 2005, một hợp đồng lớn đã được ký kết với việc Nga cung cấp cho Trung Quốc 34 máy bay vận tải Il-76 và 4 máy bay tiếp dầu Il-78 với trị giá 1,5 tỷ USD. Nhưng hợp đồng đã không được thực hiện, vì các cuộc đàm phán sau đó đã có những yêu cầu sửa đổi các điều khoản của hợp đồng. Cuối năm 2011, Nga và Trung Quốc đã đồng ý hợp đồng cung cấp 3 báy bay Il-76MD đã qua sử dụng, đến năm 2012 số lượng máy bay của thỏa thuận này đã lên đến 10 chiếc.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 một phiên bản sao chép từ S-300 của Nga
Trong giai đoạn từ 2005-2010, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport đã ký một hợp đồng với Trung Quốc với trị giá khoảng 238 triệu USD với việc cung cấp 100 động cơ RD-93 (phiên bản xuất khẩu của động cơ RD33) cho việc Trung Quốc và Pakistan liên doanh sản xuất máy bay chiến đấu FC-1 / JF-17 Thunder, hợp đồng đi kèm các phụ tùng thay thế và các dịch vụ bảo dưỡng đi kèm. Trong năm 2009-2010, phía Nga đã xuất khẩu sang Trung Quốc 43 động cơ RD-93, và vào năm 2014, Nga và Trung Quốc đã ký một hợp đồng cung cấp 100 động cơ RD-93, hợp đồng phải hoàn thành trước khi kết thúc năm 2016, đi kèm các dịch vụ duy tu, bảo dưỡng. Ngoài ra các công ty Nga và Trung Quốc cũng đã ký kết một thỏa thuận về việc hiện đại hóa động cơ RD-93.
Trung năm 2009-2011, hãng sản xuất động cơ NPO Saturn đã nhận được hợp đồng cung cấp 55 động cơ D-30PK-2 cho Trung Quốc, nhằm thay thế các động cơ cho các máy bay Il-76, H-6 và Y-20 của Trung Quốc. Trong giai đoạn 2012-2015, dựa trên hợp đồng đã được ký kết năm 2011, hãng NPO Saturn đã cung cấp cho Trung Quốc tổng cộng 184 động cơ D-30PK-2, giá trọ của đơn hàng khoảng 500 triệu USD.
Trong năm 2011, Trung Quốc đã mua sắm từ Nga 150 động cơ AL-31F, được sử dụng cho máy bay Su-27 và J-11, cùng với 123 động cơ AL-31FN để Trung Quốc trang bị cho máy bay J-10. Trong năm 2012 Moskva và Bắc Kinh đã ký một hợp đồng lớn với việc cung cấp 140 động cơ AL-31F, các hợp đồng trên theo ước tính khoảng từ 700 triệu đến 1 tỷ USD. Theo báo cáo của Rosoboronexport, trong năm 2012, các loại động cơ máy bay chiếm khoảng 90% số lượng các trang thiết bị vũ khí Nga xuất khẩu Trung Quốc.
Hiện nay cả hai quốc gia đang đàm phán về hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35, hợp đồng có thể được ký kết vào cuối năm 2015. Phía Nga cũng đang đề xuất việc xuất khẩu cho Trung Quốc loại máy bay Be-200.
Về hải quân, trong năm 1990, Trung Quốc đã nhận được 2 tàu ngầm diesel-điện (SSK) Đề án 877 EKM. Năm 1997-1998, Nga đã cung cấp tiếp hai tàu ngầm "Warszawianka'' SSK Đề án 636. Trong tháng 5 năm 2002, tập đoàn Rosoboronexport đã ký một hợp đồng cung cấp 8 tàu ngầm SSK Đề án 636 cho hải quân Trung Quốc, tàu ngầm có thể được trang bị tên lửa Club-S, ước tính đơn hàng khoảng 1,5 tỷ USD, chiếc tàu ngầm cuối cùng của hợp đồng được chuyển giao năm 2006.
Trong năm 1999-200, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc hai tàu khu trục Sovremenny (Đề an 956) với các tên lửa mới P-270 Moskit. Giá trị hai chiếc tàu ước tính khoảng 800 triệu USD và 48 tên lửa trị giá khoảng 100 triệu USD. Theo hợp đồng thứ hai được ký trong năm 2005-2006, hải quân Trung Quốc đựơc chuyển giao tiếp hai tàu khu trục hiện đại hóa Đề án 956EM. Những tàu khu trục này sau đó được phía Trung Quốc mua thêm 4 máy bay trực thăm Ka-28 cùng với 9 trực thăng Ka-28 khác và 9 chiếc Ka-31trong năm 2009-2011.
Trong năm 2013, Rosoboronexport cũng đã ký một hợp đồng khung với phía Trung Quốc trong việc cùng nhau thiết kế và phát triển sản xuất 4 tàu ngầm diesel-điện Amur-1650 (phiên bản xuất khẩu của dự án 677 "Lada"). Theo một số nguồn tin cho biết 2 chiếc tàu này sẽ được đóng ở Nga và 2 chiếc còn lại sẽ được đóng tại Trung Quốc. Hợp đồng trị giá khoảng 2 tỷ USD và có thể sẽ được ký kết trong tương lai gần.
Về phòng không, các đơn hàng đầu tiên với các hệ thống phòng không được Nga và Trung Quốc thực hiện vào năm 1993, với hai tiểu đoàn S-300PMU. Năm 1994, hợp đồng thứ hai được ký kết, theo đó vào năm 1996 lực lượng phòng không Trung Quốc đã nhận được 4 tiểu đoàn S-300PMU-1, và vào năm 2001 với hợp đồng thứ ba cung cấp tiếp 4 tiểu đoàn S-300PMU-1, hợp đồng được thự hiện đến năm 2004.
Trong giai đoạn 1997-2001, phía Trung Quốc đã được Nga chuyển giao 35 hệ thống tên lửa phòng không tự hành Tor-M1, trong năm 2002-2003, phía Trung Quốc nhận được hai hệ thống phòng không S-300FM "Rif-M".
Trong năm 2007, Nga đã ký một hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc 15 tiểu đoàn S-300PMU-2 và 4 hệ thống chỉ huy SU 83M6E2, việc chuyển giao hoàn tất vào năm 2010.
Trong tháng 9 năm 2014, một hợp đồng đã được ký kết với việc Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-400, trị giá hơn 3 tỷ USD.
Ngoài ra, Nga còn cung cấp các trang thiết bị phụ tùng cho các trang bị vũ khí Trung Quốc cùng một số các giấy phép chuyển giao sản xuất các trang thiết bị vũ khí các loại. Đi kèm các đơn hàng trang thiết bị vũ khí là việc Nga đã và đang đào tạo một lượng rất lớn các học viên kỹ thuật-quân sự cho nền quốc phòng Trung Quốc.
Comments[ 0 ]
Post a Comment