Huy động các cuộc biểu tình trong nước. Trên nhiều lần trong ba năm qua, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thường là để phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù ít phổ biến hơn, cũng đã có các cuộc biểu tình chống Việt Nam tổ chức tại Bắc Kinh kể từ 2010. Có thể giả định rằng, cuộc biểu tình công khai chống Trung Quốc và chống Việt Nam được hỗ trợ từ phía chính phủ. Sự hiện diện của các cuộc biểu tình chống Trung Quốc c ở Việt Nam hay các cuộc biểu tình chống Việt Nam tại Trung Quốc cũng là một dấu hiệu của sự gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Thông báo của quan hệ đối tác chiến lược mới. Việt Nam đang tích cực tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với các nước, đặc biệt với những nước đang có sự gia tăng quyền lực trong khu vực như Indonesia, để cùng chia sẻ mối quan tâm về sự bành trướng của Trung Quốc. Một thông báo về quan hệ đối tác chiến lược mới giữa Việt Nam với một quốc gia châu Á như Indonesia nên được xem như một dấu hiệu tiềm năng trong gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Sáng kiến viện trợ của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trong 5 năm qua, Trung Quốc tăng cường các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao nước này đến với các quốc gia vùng Đông Nam Á và đi kèm đó là công bố gói viện trợ lớn. Những sáng kiến này gây ra sự lo lắng rõ ràng cho Hà Nội. Ví dụ, trong năm 2010, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Campuchia, và tuyên bố dành 1.2 tỷ đô-la viện trợ cho Phnom Penh – đất nước mà trước đó, Việt Nam đã kiểm soát được Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng vọt vào thời điểm đó, có thể một phần là do khuyến khích chính thức từ chính phủ.
Ngoài ra, một số dấu hiệu chiến thuật có thể dự đoán mối quan hệ Trung – Việt
Chuyển động của giàn khoan dầu vào vùng biển và các tuyên bố công khai. Trung Quốc và Việt Nam sử dụng tuyên bố tranh chấp công khai, nhằm bày tỏ yêu sách ở Biển Đông. Cả hai cũng đã sử dụng các công ty dầu khí nhà nước làm công cụ để khẳng định yêu sách đó. Trong quá khứ, cả Trung Quốc và Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng trong thăm dò dầu khí mới của phía bên kia bằng cách tăng cường tuần tra tại khu vực tranh chấp hay cắt dây cáp của tàu khảo sát. Vì vậy, tuyên bố chính thức trên hoặc thông báo các thăm dò mới ở Biển Đông có thể báo hiệu một cuộc khủng hoảng quân sự sắp xảy ra.
Tập trận gần biên giới đất liền Trung Quốc-Việt Nam. Cả Trung Quốc và Việt Nam hiện đang tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên gần biên giới trên bộ, cuộc tập trận gần biên giới có thể báo hiệu một cuộc đối đầu sắp xảy ra.
Trung Quốc chuẩn bị quân sự để đáp trả diễn tập quân sự của Việt Nam và các đối tác. Máy bay chiến đấu Trung Quốc ngày càng sẵn sàng trong những năm gần đây để giám sát vùng không gian hoặc diễn biến các cuộc diễn tập, dù nằm gần hay xa Trung Quốc. Trung – Việt cũng không có thỏa thuận về nguyên tắc cho không-đối-không khi lực lượng hai bên chạm mặt. Trung Quốc có thể đánh chặn máy bay của Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam đang tiến hành một bài tập với các đối tác của mình, nên được coi là dấu hiệu cảnh báo chiến thuật.
Mỹ và vai trò trong xung đột Việt – Trung
Bất kỳ cuộc khủng hoảng quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể gây tổn hại cho lợi ích của Mỹ, nhưng cuộc xung đột trên vùng Biển Đông sẽ gây thiệt hại lớn cho Mỹ hơn so cuộc xung đột trên vùng biên giới đất liền. Bởi xung đột sẽ buộc phải “đóng cửa” một phần Biển Đông trong một vài ngày, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc tế vì vùng biển này rất quan trọng trong giao thương, trên 5 nghìn tỷ đô-la thương mại chảy qua hằng năm.
Ngoài ra, cuộc xung đột trên biển có thể lôi kéo các đối tác của Việt Nam như Philippines, Ấn Độ và Singapore… Nói rộng hơn, một tranh chấp hàng hải Trung -Việt sẽ nhanh chóng hình thành mối quan hệ đối lập giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Bởi, Trung Quốc có thể tăng tốc độ nạo vét của mình, xây dựng đường băng, và thực hiện các hành vi quyết đoán chủ quyền khác trong vùng biển tranh chấp. Nhưng ngược lại, nó thúc đẩy Nhật Bản, Philippines, Indonesia, và Singapore mở rộng các mối quan hệ quân sự và tăng chi tiêu quốc phòng để chống lại cái mà họ gọi là “sự đe dọa trong trỗi dậy”. Philippines, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia cũng tăng tốc cải tạo khu vực do mình quản lý trong khu vực biển tranh chấp.
Về mặt lý thuyết, một cuộc khủng hoảng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể phục vụ lợi ích của Mỹ ở châu Á, ít nhất sự phản ứng khủng hoảng có thể đưa các quốc gia Châu Á tăng cường quan hệ hơn với Mỹ. Một số quốc gia như Malaysia và Singapore vốn là đối tác của Mỹ có thể tăng cường thêm mối quan hệ với Hoa Kỳ qua các hiệp ước và hạn chế hợp tác quân sự với Trung Quốc. Các nước như Indonesia – hiện có mối quan hệ quân sự hạn chế với Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng mở rộng quan hệ quân sự.
Tuy nhiên, một kịch bản khác là trong trường hợp cuộc khủng hoảng hàng hải nổ ra và phản ứng của Mỹ là không hiệu quả, khiến xung đột kéo dài cũng như không khiến Trung Quốc rút lui, thì ngay cả các đối tác thân cận của Mỹ có thể tìm cách thúc đẩy lại mối quan hệ với Trung Quốc. Trong trường hợp, phản ứng thích hợp của Mỹ với cuộc khủng hoảng có hiệu quả, thì một số quốc gia châu Á, như Indonesia hay Malaysia, vẫn có thể quyết định tăng cường mối quan hệ quân sự với Trung Quốc và giảm hợp tác với Hoa Kỳ, bởi các nước này có thể tính toán rằng, bản chất của các hành động quyết đoán của Trung Quốc trong vùng Biển Đông là không thể ngăn chặn lại. Trong khi đó, cuộc chạy đua vũ trang của các quốc gia Châu Á vẫn sẽ diễn ra, và nguy cơ leo thang chiến tranh tại châu Á ở vùng biển và vùng trời châu Á vẫn sẽ tồn tại.
Những lựa chọn
Hoa Kỳ có nhiều lựa chọn để giảm nguy cơ của cuộc khủng hoảng quân sự Trung -Việt, mặc dù ảnh hưởng của Mỹ đối với Trung Quốc và thậm chí Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Chúng bao gồm các chiến lược để thúc đẩy hợp tác, tăng cường khả năng của Việt Nam để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trong đe dọa tự do hàng hải hoặc lợi ích chiến lược của Mỹ, và cho phép Mỹ rút ra khỏi một cuộc xung đột Trung -Việt mà không đe dọa Mỹ lợi ích chiến lược hoặc liên quan đến đồng minh của Mỹ.
Thúc đẩy hợp tác. Một quy tắc ứng xử cho các tàu hoạt động trong vùng biển Đông có thể là chiến lược hợp tác hiệu quả nhất. Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã tham gia các cuộc đàm phán về quy tắc ứng xử (quy tắc riêng nhằm giảm xung đột, đối đầu) kể từ tháng 9 năm 2013. Hoa Kỳ có thể làm việc với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác để tạo ra sự thống nhất về quy tắc ứng xử. Nếu Trung Quốc từ chối tham gia tham gia vào các quy tắc ứng xử này, Hoa Kỳ nên khuyến khích ASEAN đưa dự thảo quy tắc riêng của mình và trình bày công khai với Bắc Kinh.
Một chiến lược hợp tác thứ hai có thể là thúc đẩy dự án kinh tế và khoa học chung ở Biển Đông giữa ASEAN-Trung Quốc, chẳng hạn như các chương trình để hệ thống hóa đa dạng sinh học biển. Những công trình khoa học này sẽ xây dựng lòng tin và có thể dẫn đến dự án thăm dò dầu khí chung giữa ASEAN-Trung Quốc, làm giảm đáng kể tình trạng căng thẳng.
Một chiến lược hợp tác thứ ba có thể khuyến khích tuần tra biên giới đất liền giữa hai nước Trung -Việt, mặc dù ảnh hưởng của Mỹ về các vấn đề liên quan đến biên giới đất liền hai nước này là rất hạn chế.
Mua bán vũ khí và diễn tập chung để ngăn chặn Trung Quốc
Một chiến lược phòng ngừa cũng có thể là một trong những chiến lược răn đe quân sự trong vùng Biển Đông. Hoa Kỳ có thể gửi tàu hải quân Mỹ đến các khu vực ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tìm cách ngăn chặn tàu thuyền của Việt Nam hoặc nước khác, để chứng tỏ cam kết của Mỹ đối với tự do hàng hải. Hoa Kỳ đã sử dụng một biến thể của chiến lược này bằng cách cố tình gửi B-52 đến khu vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Bắc Kinh mà không cần báo trước.
Bước thứ hai có thể sử dụng quyền lực ngoại giao để thể hiện sự cam kết của Mỹ với các đồng minh liên quan đến vùng Biển Đông. Các nhà lãnh đạo Mỹ có thể tuyên bố công khai rằng lực lượng Hoa Kỳ sẽ đến trợ giúp đồng minh, theo hiệp ước nếu họ đối mặt với các cuộc tấn công vô cớ tại khu vực biển Đông, nơi nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền. Hiện nay, các quan chức Mỹ chỉ mới đề cập rằng, tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ.
Các tuyên bố như thế có thể làm mất lòng Trung Quốc và góp phần vào sự leo thang, nhưng ngay cả khi không làm vậy, thì Bắc Kinh vẫn đang nhanh chóng nạo vét và quân sự hóa vùng biển tranh chấp.
Việc thực hiện hỗ trợ đồng minh trong tranh chấp Biển Đông có thể định vị được hình ảnh của Hoa Kỳ đối với khu vực, và cũng là sự bảo đảm cho an ninh khu vực.
Bước thứ ba là nâng cấp khả năng phòng thủ của Việt Nam bằng cách mở rộng phạm vi bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Hà Nội, mà Quốc hội Mỹ đã thông qua vào mùa thu năm 2014, bao gồm máy bay và tàu hải quân. Hoa Kỳ cũng có thể giúp cải thiện hệ thống tuần tra-kiểm soát biển của Việt Nam bằng cách tăng cường các cuộc diễn tập cứu hộ – quân sự hàng năm.
Giảm tiếp xúc với cuộc đối đầu trên đất liền giữa Trung -Việt. Một chiến lược giảm thiểu sự can thiệp của Mỹ trong cuộc xung đột biên giới đất liền có thể là lựa chọn tốt nhất đối với Mỹ. Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược và kinh tế tối thiểu ở nhiều nước Đông Nam Á; biên giới đất liền Trung -Việt không quan trọng đáng cho nền kinh tế Mỹ, và Washington đã cho phép các đối tác khác ở châu Á giải quyết tranh chấp biên giới mà không cần sự can dự.
Tuy nhiên, một chiến lược để tránh sự tham gia xung đột vùng biên giới trên đất liền giữa hai nước Trung – Việt có thể dễ dẫn đến trường hợp Trung Quốc hành động quả quyết hơn trong khu vực khi Việt Nam xử lý thất bại. Nói cách khác, “Mỹ tránh một cuộc xung đột đất liền sẽ khuyến khích sự quyết đoán của Trung Quốc tại Đông Nam Á,” bao gồm vùng biển.
Lựa chọn tháo ngòi khủng hoảng
Hoa Kỳ có thể sử dụng một số biện pháp phòng ngừa để tháo ngòi một cuộc khủng hoảng quân sự. Các tùy chọn này, mặc dù bị hạn chế bởi thực tế Việt Nam không phải là một đồng minh theo hiệp ước và rằng mối quan hệ Mỹ-Trung vẫn còn tranh cãi về tính hợp tác.
Hợp tác: Khuyến khích Hà Nội và Bắc Kinh sử dụng đường dây nóng và các cuộc họp cấp cao, và thúc giục đối tác Việt Nam tổ chức ngay lập tức các cuộc họp với các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã thiết lập một đường dây nóng vào năm 2013, để các nhà lãnh đạo hàng đầu có thể nói chuyện trực tiếp với nhau, nhưng có vẻ cả hai chính phủ đã bỏ qua công cụ này trong cuộc khủng hoảng tháng 5 năm 2014. Ngoài ra, hai nước từ chối triệu tập một cuộc họp cấp cao giữa Việt Nam và các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tháng đó.
Nếu bế tắc khác xảy ra ở Biển Đông, qua diễn tập quân sự của Việt Nam, hoặc dọc theo biên giới Trung -Việt, Washington có thể khuyến khích cả Hà Nội và Bắc Kinh sử dụng đường dây nóng ngay lập tức; mặc dù Việt Nam không là đồng minh, nhưng Hoa Kỳ có lẽ có ảnh hưởng nhiều với Hà Nội hơn bất cứ yếu tố bên ngoài nào khác.
Triệu tập phiên họp Hội đồng Bảo an khẩn cấp của Liên Hợp Quốc
Nếu một cuộc khủng hoảng quân sự Trung -Việt xảy ra, Hoa Kỳ nên thúc giục Tổng thư ký LHQ triệu tập một phiên họp khẩn cấp. ASEAN có thể không đảm nhiệm hòa giải các cuộc khủng hoảng liên quan đến Hà Nội vì Tổng thư ký ASEAN hiện nay là một nhà ngoại giao Việt Nam. Triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ sẽ tạo điều kiện cho cả hai quốc gia đối đầu ngồi cùng bàn và nói chuyện với nhau. Hoa Kỳ và các quốc gia khác có thể thúc đẩy sự ra đời Nghị quyết dừng xung đột hoặc chấp nhận sự trừng phạt, mặc dù Trung Quốc có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn điều đó.
Cam kết tín hiệu Mỹ đến Việt Nam
Nếu một cuộc khủng hoảng quân sự nổ ra từ sự quyết đoán chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, hoặc phản ứng của Trung Quốc với diễn tập quân sự Mỹ-Việt. Thì Washington có thể gửi nhóm tàu sân bay Mỹ vào vùng biển Đông để thúc giục các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh ngồi lại với nhà lãnh đạo Việt Nam và tìm hướng giải quyết.
Kiến nghị
Như vậy, chiến lược hiệu quả nhất của Mỹ nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng quân sự Trung -Việt là tập hợp các nhóm giải pháp sau: sử dụng ASEAN để thúc đẩy niềm tin đa phương trong khu vực Biển Đông, cho ra đời các văn bản và hướng dẫn rõ ràng nhằm giải quyết tranh chấp hàng hải, làm rõ chính sách của Mỹ liên quan đến các hiệp ước đồng minh và tuyên bố Biển Đông, tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam và các đối tác Đông Nam Á khác để ngăn chặn hiệu quả các hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, và giảm thiểu sự tham gia của Mỹ trong bất kỳ cuộc xung đột biên giới đất liền nào giữa Trung Quốc-Việt Nam.
Mặc dù chiến lược Mỹ áp dụng nhằm mở rộng quan hệ đối tác với Việt Nam là “chính sách ngăn chặn” Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ cần phải nhấn mạnh rằng đó không phải là tìm cách ngăn chặn thế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực châu Á, bằng chứng là:
– Tăng cường khả năng hòa giải của ASEAN. Khi Tổng thư ký ASEAN không còn là người Việt vào năm 2018, ASEAN có thể đóng vai trò trung gian giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam cũng đang cố gắng đóng vai trò lãnh đạo của ASEAN. Hoa Kỳ nên khuyến khích hòa giải từ Tổng thư ký ASEAN và giúp tăng cường năng lực của Ban thư ký ASEAN cho các trường hợp xung đột hòa giải. Hoa Kỳ cần phải cung cấp từ 2 triệu và 4 triệu đô-la viện trợ hàng năm để giúp Viện Hòa bình và Hòa giải về năng lực làm việc, kỹ năng làm trung gian các cuộc xung đột (như Na Uy) trong khu vực Đông Nam Á.
– Khuyến khích Trung Quốc và Việt Nam thực hiện nghiêm túc biên bản ghi nhớ để giải quyết các tranh chấp hàng hải. Mỹ nên khuyến khích cả hai bên nối lại đàm phán thỏa thuận các quy tắc xử lý tranh chấp hàng hải.
– Quy tắc giai quyết xung đột Biển Đông là một ưu tiên của các quan chức ngoại giao Mỹ. Mỹ, bao gồm cả Tổng thống Barack Obama, nên tiến hành cuộc viếng thăm khu vực để chứng minh Mỹ sẽ hỗ trợ cho các cuộc đàm phán Trung Quốc-ASEAN, tiến tới thiết lập một “quy tắc biển Đông” nhằm giải tỏa xung đột.
– Làm rõ vị trí của Mỹ trong bảo vệ các đối tác ở Biển Đông. Hoa Kỳ nên công khai xác định rõ hơn các cam kết của Mỹ để bảo vệ Philippines tại khu vực tranh chấp nếu đồng minh bị tấn công vô cớ.
– Mở rộng mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt Nam. Hoa Kỳ cần phải nhiều việc để tàu hải quân Mỹ tiếp cận vịnh Cam Ranh và tăng số lượng các chương trình đào tạo cán bộ cấp cao của Việt Nam, để chuẩn bị cho cuộc tập trận hải quân Mỹ-Việt trong tương lai. Đẩy mạnh đào tạo có thể được thực hiện bằng cách tăng gấp đôi số lượng người việc được học trong Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ và các chương trình đào tạo năm 2020. Và bằng cách mời các cán bộ cấp cao Việt Nam tham gia cuộc diễn tập quân sự quốc tế như Cobra Gold được tổ chức tại Thái Lan. Hoa Kỳ cũng nên tăng cường bán vũ khí sát thương sang Việt Nam, mặc dù cần phải giới hạn số lượng đối với hải quân và không quân. Chính quyền Obama có thể thiết lập một nhóm làm việc liên ngành để phê duyệt lượng vũ khí hằng năm và kiểm soát các vũ khí này không nhằm vào việc gọi là "đàn áp" người dân Việt Nam.
– Tăng cường mối quan hệ với các đối tác Đông Nam Á khác. Hoa Kỳ cần tăng cường răn đe ở Biển Đông bằng cách mở rộng hơn nữa mối quan hệ của Mỹ với Singapore và Philippines. Trong đó, tăng qui mô cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines Balikatan hàng năm từ khoảng 11.000 người lên 20.000 người vào năm 2020, và với Singapore, Hoa Kỳ nên, tiếp cận bí mật với chính phủ nước này trong việc ký kết một liên minh hiệp ước chính thức.
– Gửi tín hiệu đến Hà Nội, rằng Hoa Kỳ không được chuẩn bị để mở rộng hợp tác trong việc giải quyết xung đột biên giới trên đất liền. Hoa Kỳ cần phải báo hiệu cho Hà Nội rằng sự hợp tác chiến lược Mỹ-Việt sẽ không bao gồm các vấn đề biên giới trên bộ, trừ trường hợp Việt Nam bị tấn công vô cớ.
Lược dịch Nguyễn Hiền (VNTB). Tác giả Joshua Kurlantzick, chuyên gia Đông Nam Á thuộc tổ chức nghiên cứu Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR, Washington, Mỹ)
Comments[ 0 ]
Post a Comment