Không có tranh chấp
Ưu điểm lớn nhất của Nga là họ không tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực Đông Nam Á. Và không giống như Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thực tế là đang chuẩn bị cho một cuộc đụng độ trong tương lai, mối quan tâm của nước Nga nằm trong việc phân chia lại quyền lực trong khu vực.
Một nhà báo Manila đã nói rằng, Nga đã tìm cách để tránh đối đầu với vai trò của Mỹ trong khu vực. Trong thực tế, theo các học giả Nga từ vùng Viễn Đông cho biết, một trong những lý do mà Tổng thống Vladimir Putin không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Campuchia vào tháng 11 năm 2012, đó là một ý đồ hết sức tinh tế của Moskva cho thấy rằng, Nga không muốn buộc phải đứng về phía bên này hay bên kia trong các tranh chấp của khu vực.
Hội chứng Trung Quốc
Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ vùng Biển Đông trên cơ sở bản đồ Trung Quốc xuất bản trong những năm 1940, điều đó đã dẫn đến một loạt các tranh chấp với các nước láng giềng Đông Nam Á.
Nga không muốn bị buộc phải đứng về bên này hay khác. Trong bất kỳ vấn đề nào đối với các nước trong khu vực, Moskva rất thận trọng để tránh làm phật lòng Bắc Kinh. Lý do thì quá nhiều: Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Nga; đó là một thành viên trong nhóm BRICS; Trung Quốc khách hàng lớn của vũ khí Nga. Thêm vào đó, trong bối cảnh Nga đang hứng chịu các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, Trung Quốc hiện là nước hậu thuẫn tài chính chủ yếu của Nga.
Nhưng đồng thời, Moscow cũng không thể có đủ khả năng để làm mọi thứ đều phải thuận lòng Bắc Kinh. Nga không muốn quay lại thời kỳ chiến tranh lạnh với việc mình phải đóng vai trò phụ trong khu vực. "Trung Quốc rõ ràng đang muốn trở thành thế lực thống trị khu vực, điều đó đe dọa những nỗ lực của Nga trong việc tham gia vào khu vực ĐNA và việc phát triển khu vực Viễn Đông của Nga", ông Sorreta cho biết.
Học giả Elizabeth Wishnick thuộc Đại học Columbia cũng có ý kiến tương tự. Wishnick cho biết, Nga đã có hoạch định chính sách của mình đối với khu vực từ hai thập kỷ trước chứ không phải là mới đây, nhưng vai trò có thay đổi một chút và là đối trọng quyền lực trong khu vực với Trung Quốc thông qua việc bán các hệ thống trang thiết bị vũ khí quân sự và năng lượng và các mối quan hệ với các nước ĐNA.
"Mặc dù Nga có một số sự hỗ trợ từ Trung Quốc đối với các vấn đề toàn cầu, nhưng cở cấp độ khu vực các nhà lãnh đạo Nga đã và đang tìm cách tăng cường sự độc lập trong hành động thông qua một loạt các chính sách ngoại giao ngày càng đa dạng với Đông Nam Á, không chỉ với đồng minh truyền thống như Việt Nam, mà còn với một đối tác bất ngờ như Philippines," Wishnick cho biết thêm.
Trọng tâm châu Á của Nga
Khi căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ cùng với các cuộc đụng độ xảy ra giữa Trung Quốc và các quốc gia ĐNA ở quần đảo Trường Sa, Philippines đã bắt đầu thấy được giá trị sự tham gia của Nga. Điều này có thể thấy ngay cả khi người Mỹ được xem là đang "bị say" trong khu vực, mặc dù họ được cho là đang thực hiện chiến lược xoáy tục về châu Á.
Giáo sư Amitav Acharya, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu châu Á phân khoa Quan Hệ Quốc Tế thuộc Đại học Châu Mỹ (American University), Hoa Kỳ, viết trong bài "Xây dựng một Cộng đồng An ninh ở khu vực Đông Nam Á" cho biết, hiệp ước phòng thủ chung Manila - Washington đã chứng minh tính chất không đầy đủ của nó. Một sự cân bằng do Mỹ dẫn đầu với phương pháp sử dụng sức mạnh có thể không liên quan đến nhiệm vụ phòng ngừa và quản lý các cuộc xung đột nhỏ ở khu vực, chẳng hạn như những bất ổn trỗi dậy ở Campuchia, xung đột biên giới giữa các nước ĐNA, hoặc xung đột vũ trang ở các đảo trên Biển Đông.
Acharya cho biết thêm: "Hơn nữa, các nước ASEAN chia sẻ quan điểm rằng một mối quan hệ Trung-Mỹ với sự đối địch cao cùng với một chiến lược bao vây ngăn chặn sẽ đe dọa đến sự ổn định trong khu vực...
Chính sách của Nga được phân biệt khá rõ rệt. Nga duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc, trong khi Nga cũng củng cố quan hệ với các nước trong khu vực như Philippines, một quốc gia đang có vấn đề với TQ. "Đây là một chiến lược tốt và Philippines có thể hỗ trợ," ông Sorreta cho biết. "Đó là một chiến lược mà Ngá sẽ không cần phải đứng về bên nào và bên nào đang có gì, nhưng lại cho phép Nga có thể hỗ trợ những hành động dược dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và làm giảm đi căng thẳng."
Theo học giả Wishnick, "sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang gia tăng ở châu Á đã dẫn đến việc cần Nga đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực ... Với việc chính sách tái cân bằng của Mỹ dẫn đến sự tham gia mạnh hơn của Mỹ đối với khu vực, Nga cũng như các quốc gia ASEAN đã và đang tìm cách để xây dựng một tiến trình ở châu Á, nhằm làm giảm khả năng xung đột Mỹ-Trung Quốc. Tương tự như vậy, liên quan đến Nhật Bản, Nga đã cố gắng khuyến khích các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Tokyo trong việc giảm căng thẳng trong tranh chấp ở quần đảo Điếu Ngư / Senkaku. Từ quan điểm của Nga, sự quyết đoán của Trung Quốc ở châu Á sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực lớn hơn khi Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. "
Triển vọng
Trong tháng Tám vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines đã gặp nhau bên lề Hội nghị ASEAN tại Kuala Lumpur. Họ đã đồng ý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết một số hiệp định giữa hai nước, trong đó có việc thành lập một ủy ban liên chính phủ về thương mại, quốc phòng và hợp tác kỹ thuật quân sự, cũng như chống tội phạm xuyên quốc gia.
Tiềm năng lớn nhất trong việc cải thiện quan hệ là trong các lĩnh vực sau:
Quốc phòng: Kể từ khi cả hai đã bắt đầu lại thì quỹ đạo chỉ có thể là đi lên. Bởi vì Philippines đang ngày càng lo ngại về biên giới hàng hải rộng lớn của mình, Nga cần phải cung cấp cho Philippine các hệ thống tên lửa S-300, những thứ mà Moskva đã ký hợp đồng để cung cấp cho Syria và Iran. Trung Quốc có thể sẽ phản đối nhưng S-300 là một hệ thống phòng không và trừ khi Bắc Kinh có kế hoạch xâm lược Philippines, Trung Quốc không còn có thể bắn tên lửa vào Philippines. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ sớm có được hệ thống phòng không tiên tiến hơn S-400, vì vậy họ không có gì để phàn nàn.
Hiện tại, Philippines đang sử dụng các trang thiết bị vũ khí phòng thủ của phương Tây, chủ yếu là Mỹ, nhưng Nga cũng có một loạt sự lựa chọn cho Philippines, Manila có thể yêu cầu những trang thiết bị vũ khí có thể cải tiến để có thể tích hợp vào các hệ thống của mình. Như những gì mà Malaysia và Indonesia đã thực hiện.
Theo Sorreta, có hai lợi thế lớn trong chính sách bán vũ khí Nga qua mặt phương Tây: "Một, vũ khí của Nga có giá cạnh tranh hơn. Hai là, ít hoặc không có điều kiện đi kèm."
Năng lượng: Là quốc gia ĐNA gần gũi nhất với vùng Viễn Đông của Nga, Philippines bày tỏ quan tâm đến việc sẽ là một trung tâm phân phối nhiên liệu và năng lượng cũng như các sản phẩm của Nga tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Manila cũng nhằm vào mục đích đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình và thấy rằng hợp tác năng lượng với Nga là một chìa khóa để đảm bảo an ninh năng lượng của Philippines...
Trong thực tế, Nga không cần phải ồn ào cũng đã trở thành một tay chơi quan trọng trong lĩnh vực năng lượng ở Đông Á. Với các đường ống dẫn dầu từ Đông Siberia-Thái Bình Dương được đưa vào hoạt, Nga hiện nay cung cấp một sự thay thế khả thi cho những nước muốn giảm sự phụ thuộc của họ vào dầu mỏ Trung Đông.
Trong tháng 9 năm 2003, Philippines đã nhận được 700.000 thùng dầu thô đầu tiên nhập khẩu từ Nga, Pilipinas Shell đã trở thành một trong những công ty dầu khí đầu tiên ký một thỏa thuận với Nga. Năm nay Philippines đã nhập khẩu 11,3 triệu thùng dầu thô từ Nga, chiếm 17,5 % của tổng số dầu thô nhập khẩu. Saudi Arabia là nhà cung cấp lớn nhất của Philippines với hơn 57 %, và mặc dù là đồng minh chính của Philippines, Mỹ đã yêu cầu Manila áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, nhưng người Philippines đang tìm nguồn cung ứng dầu nhiều hơn từ Siberia và giảm từ Saudi Arabia.
Theo asia.rbth.com
Comments[ 0 ]
Post a Comment