Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có hơn 20 cuộc gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Putin từ khi chính thức nhậm chức vào năm 2012.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 2 ngày tại Nga theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:CNN
Gặp gỡ Nga-Trung
Hôm nay, ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 2 ngày tại Nga theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cuộc gặp diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Đức và là lần gặp mặt thứ ba giữa hai nhà lãnh đạo kể từ đầu năm 2017.
Tân Hoa Xã cho biết, chuyến thăm Moskva của Chủ tịch Tập Cận Bình được coi là “sự kiện của năm”, trong đó, “hai nước láng giềng sẽ tìm cách tăng cường quan hệ song phương, góp phần thúc đẩy sự thịnh vượng và ổn định toàn cầu”.
Cả Nga và Trung Quốc đều mong muốn các giải pháp nhằm giải quyết tình hình hiện tại ở Triều Tiên chỉ nên xây dựng dựa trên một số biện pháp trừng phạt từ Liên Hợp Quốc.
Điều này đòi hỏi Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận chung và ngừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.
Mặc dù Trung và Nga liên tục có các cuộc gặp gỡ thường xuyên nhưng sự hợp tác kinh tế song phương vẫn chưa đạt được dấu ấn đáng kể. Theo các nhà quan sát, đây không phải là cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo của hai siêu cường kinh tế.
“Trung Quốc liên tục thúc đẩy sức mạnh quyền lực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế mỗi ngày. Mặc dù Nga liên tục khẳng định ảnh hưởng chính trị, tuy nhiên, kinh tế Nga đang đi xuống trầm trọng”, ông Ian Bremmer, chủ tịch tập đoàn Eurasia cho biết.
Xoay trục “Putin”
Bắc Kinh và Moskva liên tục thúc đẩy quan hệ kinh tế từ năm 2014 – thời điểm Nga chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây xung quanh vấn đề xung đột tại Ukraine.
Nga đã tìm thấy Trung Quốc giống như một điểm dựa vững chắc và thúc đẩy quan hệ hai bên vào thời điểm đấy.
Sau nhiều năm đàm phán, Moskva và Bắc Kinh đã ký hợp đồng 30 năm cung ứng khí đốt tự nhiên vào thị trường kinh tế mới nổi lớn nhất của thế giới vì Nga là nhà xuất khẩu lớn nhất nguồn nhiên liệu này. Hợp đồng giá trị khoảng 400 tỷ đôla.
Thỏa thuận đều mang đến lợi ích cho cả hai bên. Trung Quốc là quốc gia liên tục thiếu nguyên liêu và không muốn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu từ Trung Đông. Tuy nhiên, bên cạnh các hợp đồng tưởng chừng như béo bở giữa Nga và Trung Quốc thì Moscow vẫn chỉ kiếm được ít lợi nhuận từ Bắc Kinh, các nhà quan sát cho biết.
“Nga luôn thể hiện mong muốn xoay trục châu Á và tìm kiếm lợi ích tối đa khu vực này. Tuy nhiên, phần lớn không đạt được kỳ vọng như Kremlin mong muốn”, ông Gustav Gressel, nhà phân tích tại Hội đồng đối ngoại châu Âu cho biết.
Sau nhiều năm đàm phán về việc tiến tới đa dạng hóa kinh tế nước Nga, hai nguồn nguyên liệu dầu và khí đốt của Moskva vẫn chỉ chiếm hơn một nửa sản lượng xuất khẩu và chiếm 1/3 ngân sách chính phủ.
Trung Quốc không thể giúp Nga đẩy lùi các lo lắng về các lệnh trừng phạt từ phương Tây đến hiện tại. Nga đã rơi vào khủng hoảng kinh tế từ năm 2015. Quá trình hồi phục kinh tế Nga vẫn đang tiếp tục. Quỹ tiền tệ quốc tế đang mong muốn, nền kinh tế Nga có thể tăng trưởng khoảng 1.5% mỗi năm trong 3 năm tới.
Điều này so sánh với tăng trưởng trung bình khoảng 3.5% vào khoảng 2010 và 2012. Quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã thất bại trong những năm gần đây và mối quan hệ vẫn chưa được hồi phục.
Nga thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc, tuy nhiên, hiện Moskva lại không xếp vào danh sách 10 đối tác thương mại đứng đầu của Bắc Kinh.
“Nga không phải là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Trung Quốc bởi vì các rủi ro và thiếu tính minh bạch”, Andrew Kenningham - chuyên gia kinh tế cấp cao của công ty nghiên cứu Capital Economics cho biết.
Chính sách của Trung Quốc không có Nga
Trung Quốc hiện đang trong quá trình thực hiện chính sách “Vành đai-con đường” nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã tới tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Một vành đai, một con đường" tại Bắc Kinh vào ngày 14/5.
Nhà lãnh đạo Nga đã đề cập tới sáng kiến này như là một hình mẫu hợp tác trên nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, vận tải và công nghiệp, đồng thời khẳng định Nga đã ủng hộ sáng kiến này ngay từ rất sớm.
“Đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, Nga khó có thể mang đến lợi nhuận bởi địa lý khó khăn, mức độ cao của chính trị hóa và tham nhũng (dựa theo tiêu chuẩn Trung Quốc), lợi thế cạnh tranh thấp về thu nhập. Nga không có nhiều khả năng thu hút đầu tư khi so sánh với thị trường châu Âu”, ông Gressel
“Đối với Tổng thống Putin, cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Tập Cận Bình có thể vẫn là một động lực về chính trị và mở đường cho thuận lợi trong bầu cử Tổng thống Nga 2018”, ông Gressel cho biết.
Comments[ 0 ]
Post a Comment