Những Tình Huống Trung Quốc Tấn Công Việt Nam

Wednesday, November 27, 2013

Tags: ,

5 comments:

  1. vùng nhận diện phòng không ở hoa đông và tàu Thi Lang ở biển đông cùng lúc! không lẽ nào là ngay chính thời điểm này !? đoán chắc quân đội VN ta đã có kilo ,và còn hơn thế nữa.

    ReplyDelete
  2. TQ tấn công VN theo như kịch bản trên ko phải là tỷ lêh thấp. Như có 1 khả năng đánh trả là bây giờ đã có các tên lửa 200-300 km nên VN có thể bắn trả tương xứng: TQ đánh đất liền VN bắn vào đất liền đối phương; TQ đánh phá cảneg - VN đánh trả vào trạm giang, Tam á, TQ đánh chiếm đảo VN làm điều tương tự ..làm như vậy thì TÀu sẽ bất ngờ và bị động, rối loạn trong đối phó ..khó mà tập trung đc vào mục đích chính!!

    ReplyDelete
  3. Cứ theo đà tăng trưởng sức mạnh hải quân và không quân như hiện nay, sau năm 2018 thì Việt Nam sẽ đủ sức để tự vệ một khi Tàu Đỏ xâm chiếm thêm một đảo nữa ở Trường Sa.

    Ngoài việc tăng cường sức manh hải quân, không quân và phòng thủ Biển Đông, Việt Nam cần phải ngăn chặn bọn Tàu Đỏ tấn công trên đất liền để tránh thiệt hại về dân sự và kinh tế khi chiến tranh xảy ra. Nước Việt Nam đã trải qua biết bao cuộc chiến đầy đau thương tang tóc hận thù đã tàn phá quê hương khiến giờ này Việt Nam vẫn còn là một nước nhược tiểu. Hơn lúc nào hết, quê hương Việt Nam cần có những ngày tháng thanh bình để phát triển thay vì hứng chịu bom đạn.

    Binh pháp củaTôn Vũ chủ trương "tận khả năng giành được thành công lớn nhất bằng cái giá nhỏ nhất, tức mưu cầu không đánh mà thắng, chiếm được thành mà không cần phải hy sinh lớn". Nếu quân đội Việt Nam phải hy sinh quá lớn trong cuộc đương đầu với quân Tàu Đỏ thì cho dù có thắng cũng sẽ mất hết khả năng bảo vệ biển đảo. Lúc đó chỉ cần một vài chiến hạm của Tàu Đài Loan hoặc Phi Luật Tân đến chiếm đảo thì Việt Nam cũng phải bó tay đứng nhìn. Không phải chỉ Tàu Đỏ có âm mưu chiếm đảo của Việt Nam mà cả Tàu Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai, và Brunei cũng tuyên bố có chủ quyền ở Trường Sa. Cho nên, xây dựng và gìn giữ lực lượng hải quân và không quân hùng mạnh luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu là điều không thể sơ suất—Sẵn sàng chiến đấu nhưng không cần thiết phải tham chiến ở những trận đánh quy mô với hải quân Tàu Đỏ.

    ReplyDelete
  4. Tàu Đỏ sẽ không ngang nhiên tấn công vào đất liền trừ khi Việt Nam là kẻ gây chiến trước. Trải qua bao kinh nghiệm đấu tranh với kẻ thù truyền kiếp phương bắc, Việt Nam sẽ không tạo cớ cho kẻ thù tấn công cho dù bị khiêu khích; hơn nữa, một khi Việt Nam trở thành kẻ gây chiến thì sẽ mất sự ủng hộ của thế giới và những quốc gia bạn muốn bênh vực cũng khó lên tiếng. Nhưng nếu Tàu Đỏ ngang nhiên tấn công vào đất liền sẽ bị dư luận quốc tế phản đối, tẩy chay kinh tế, cấm vận, và có thể dẫn đến việc vũ trang cho các nước lân cận và cả Việt Nam bằng những vũ khí hiện đại nhằm ngăn cản sự bành trướng hung hăng của "Háng" tộc. Vì thế chúng sẽ chọn con đường ít nguy hiểm hơn là chỉ tấn công đánh chiếm đảo và khu vực Biển Đông của Việt Nam, rồi tùy theo tình thế biến chuyển, chúng sẽ tính chuyện tấn công vào đất liền sau đó nếu cần.

    Một khi Tàu Đỏ xua chiến hạm xuống chiếm thêm một đảo nữa ở khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, vậy có nên cố đánh để giữ không?

    Theo tôi đánh thì chắc có nhưng không phải là một trân sống mái với Tàu Đỏ vì lực luợng hải quân và không quân Việt Nam kém xa Tàu Đỏ về số lượng. Nếu quân đội Việt Nam anh dũng thiện chiến có thể gây thiệt hại cho địch gấp 3 lần hoặc 5 lần, nhưng chúng có rất nhiều tàu chiến và máy bay để tiếp tục chiến đấu, còn Việt Nam thì trắng tay—Biển Đông kể như mất.

    Muốn gìn giữ Biển Đông, Việt Nam buộc phải bảo tồn chủ lực quân trấn thủ bằng cách chỉ để một số tàu bè ra tham chiến cho có lệ mục đích là lấy chứng cớ Ba Tàu gây chiến nhưng tuyệt đối không đánh trả. Chỉ có vậy mới có thể tố cáo với thế giới rằng anh Ba Tàu ỷ lớn hiếp nhỏ, ỷ mạnh hiếp yếu, không chịu giải quyết vấn đề tranh chấp bằng giải pháp ôn hòa; Việt Nam sẽ nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp buộc Tàu Đỏ phải xin lỗi và bồi thường tổn thất. Dĩ nhiên Tàu Đỏ sẽ không nhượng bộ và còn tỏ thái độ thách thức hung hăng ngang ngược. Điều này sẽ làm thế giới lo ngại không bao lâu chúng không những nuốt gọn Biển Đông còn gồm thâu luôn cả các nước trong vùng Đông Nam Á.

    Việt Nam sẽ nhân cơ hội này xin viện trợ quân sự và mua vũ khí chiến lược để răn đe dã tâm xâm lăng của Tàu Đỏ. Vũ khí chiến lược mà Việt Nam cần có thêm là những hỏa tiễn tầm xa có thể bắn tới Thượng Hải, Trùng Khánh, Quảng Châu, Hàng Châu, những khu kinh tế huyết mạch của chúng. Một khi Việt Nam thủ đắc những vũ khí này, bọn Ba Tàu sẽ phải cân nhắc hậu quả nếu đánh vào đất liền. Lúc đó, Việt Nam sẽ tuyên bố trả đũa đích đáng với kẻ xâm lăng hiếu chiến hung bạo.

    Sau khi Việt Nam tuyên bố trả đũa Tàu Đỏ, tình hình Biển Đông sẽ căng thẳng và có thể biến thành bãi chiến trường bất cứ lúc nào và chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới những thương thuyền qua lại trong vùng—Đây chính là lợi thế mà Việt Nam cần khai thác tối đa để chiếm ưu thế trong cuộc chiến với Tàu Đỏ trên Biển Đông.

    ReplyDelete
  5. Vì Tàu Đỏ là kẻ gây chiến tranh nên tất cả những bất ổn xảy ra trong vùng ảnh hưởng tới an ninh, thương mại trong khu vực, chúng là kẻ gánh chịu sự lên án của thế giới. Về phần Việt Nam, mặc dù tuyên bố là sẽ có hành động trả đũa nhưng không báo trước ra tay lúc nào hay bằng cách nào và cố kéo dài thời gian căng thẳng trên Biển Đông. Điều này có lợi cho Việt Nam nhưng bất lợi cho giặc Tàu vì:

    Kinh tế của chúng phát triển nhờ những thương thuyền chuyên chở hàng hóa, ngay cả nguồn cung cấp nhiên liệu cũng phải đi qua ngõ này; nếu tấn công vào các thương thuyền và tàu chở dầu thì khác gì bóp vào yết hầu của chúng!... Như vậy, thay vì phải đối đầu với lực lượng hùng hậu của hạm đội Nam Hải đầy nguy hiểm và khó tránh được những tổn thất nặng nề thì nhắm vào yết hầu của chúng, vừa ít nguy hiềm vừa có hiệu quả cao. Càng kéo dài cuộc chiến thì nguy cơ kinh tế kiệt quệ càng gần; khi kinh tế kiệt quệ thì chúng buộc phải đầu hàng.

    Khi tình hình Biển Đông căng thẳng, những nước có lưu lượng thương thuyền tương đối lớn qua lại trên Biển Đông có thể sẽ đem chiến hạm tới để bảo vệ thương thuyền phòng khi giao tranh xảy ra. Việt Nam sẽ tạo cơ hội dễ dàng cho những chiến hạm này ra vào các hải cảng để tiếp tế các dịch vụ cần thiết. Đổi lại, Việt Nam nhờ họ giúp thu thập thêm những thông tin về vị trí và hướng đi của các chiến hạm địch để mở các cuộc tấn công du kích chớp nhoáng.

    Khi có những thương thuyền của Mỹ, Nam Hàn, hoặc Nhật Bản đi qua Biển Đông, Việt Nam sẽ dùng chúng làm lá chắn gởi khinh đỉnh tàng hình và chiến đấu cơ ra tấn công vào chiến hạm hoặc lực lượng đồn trú trên đảo rồi rút lui theo phía các thương thuyền hay chiến hạm của những nước đang có mặt trên Biển Đông trước khi về căn cứ. Nếu Tàu Đỏ phản công để cho đạn pháo hoặc hỏa tiễn rớt vào thương thuyền chiến hạm của nước thứ ba thì có thể sẽ có thêm một quốc gia tham chiến—kẻ thù của kẻ thù là bạn. Việt Nam rất cần lôi kéo các nước có mâu thuẫn với Tàu Đỏ vào cuộc chiến Biển Đông để mượn sức họ đánh đuổi quân thù.

    Nếu viễn ảnh nước thứ ba tham chiến cùng Việt Nam chống lại Tàu Đỏ không xảy ra thì chiến luợc chận đánh tàu bè qua lại trên Biển Đông lâu dài cũng sẽ khiến kinh tế chúng suy sụp trầm trọng rồi dẫn đến chính trị khủng hoảng. Tình trang này nếu kéo dài không quá một năm chúng sẽ phải ngồi vào bàn hội nghị. Lúc đó Việt Nam có đủ sức mạnh điều đình buộc chúng trả lại Hoàng Sa và Trường Sa.

    Điều lo sợ nhất trong cuộc đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa, là làm sao tránh cho dân khỏi cảnh lầm than tang tóc do bom đạn kẻ thù cày nát quê hương. Vì muốn có hòa bình và bảo vệ lãnh thổ, Việt Nam rất cần những vũ khí chiến luợc có thể đánh tới các thành phố kinh tế quan trọng của Tàu Đỏ đề răn đe chúng không nên tấn công vào đất liền của Việt Nam. Nhờ vào địa thế thuận tiện, Việt Nam có đủ khả năng buộc Tàu Đỏ phải trả lại Hoàng Sa và Trường Sa bằng phong tỏa đường tiếp vận kinh tế của chúng mà không cần phải đương đầu bằng cuộc chiến quy mô trên biển.

    ReplyDelete