Abe xâm nhập sân sau Trung Quốc
Tuesday, November 19, 2013
Hai trong số các nước nghèo nhất ở châu Á đã bất ngờ được chọn là trung tâm của các sự kiện trong cuối tuần qua trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ngày càng gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thực hiện chuyến thăm tới Lào và Campuchia, đây là chuyến đi đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản đối với hai nước Đông Nam Á này kể từ năm 2000. Abe làm được nhiều hơn những gì khiêm tốn của những người tiền nhiệm trước, chẳng hạn như thỏa thuận về quỹ trự giúp đường, cầu, và cơ sở hạ tầng đường sắt.
Thủ tướng Abe và Thủ tướng Hunsen tại Phnom Penh ngày 16 tháng 11
Tuy nhiên qua chuyến đi này, Abe đã gửi một thông điệp đến Bắc Kinh. Ông Abe lên nắm chính quyền chưa đầy một năm trước và đã viếng thăm tất cả 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Đó là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Nhật Bản làm được điều đó. Với Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang có tranh chấp lãnh thổ đối với vùng biển phía Đông Trung Quốc, trong khi đó ông Abe đang tìm cách để giành được sự hỗ trợ từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, tại thậm chí những nước như Campuchia và Lào là những nước truyền thống thuộc "sân sau" của Trung Quốc. Trong khi đó, Abe vẫn chưa có cuộc hội đàm nào với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Trong nhiều quốc gia ASEAN có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Abe không hoài nghi gì về việc đây là một cơ hội để tạo dựng ảnh hưởng của Nhật Bản đối với các nước cùng chung nhận thức về mối đe dọa Trung Quốc, như các nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam...
Khi ông Abe đang cố gắng để củng cố quan hệ với các nước Đông Nam Á, Abe đã nhận thấy một phản vụng về ngày càng tăng từ Trung Quốc trong thảm kịch ở Philippines. Giận Tổng thống Benigno Aquino trong vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa biển Đông, chính phủ Trung Quốc ban đầu đã đưa ra mức tiền hỗ trợ thảm họa cơn bão Haiyan tại Philippines chỉ 100.000 USD. Sau khi đã nhận được những ý kiến phản hồi chính phủ Trung Quốc đã tăng số tiền lên 1,6 triệu USD, nhưng số tiền này vẫn còn quá nhỏ bé so với 10 triệu USD của Nhật Bản, chưa kể đến Hoa Kỳ đã cam kết chi 20 triệu và Úc 28 triệu.
Các nước như Philippines đang đặc biệt chào đón những thông điệp từ ông Abe, Nhật Bản đang cung cấp những chiếc tàu cho cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và đang xem xét việc bán cho Việt Nam và nhiều trợ giúp khác. Nhật Bản cũng đang tiến hành cuộc tập trận chống khủng bố với Indonesia.
Sự trợ giúp của Nhật Bản nhằm giúp chống lại một kẻ thù chung, cướp biển ở Ấn Độ Dương và có thể giúp các nước thành viên của ASEAN chống chịu được áp lực từ nước láng giềng khổng lồ của họ. "Một số nước thành viên ASEAN rất dễ bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế và chính trị của Trung Quốc," ông Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản cho biết. Bằng cách thúc đẩy hợp tác quân sự, "chúng tôi đang đưa ra sự đảm bảo rằng chúng tôi sẽ đứng về phía các nước thành viên ASEAN," ông cho biết. "Trung Quốc cần phải suy nghĩ hai lần trước khi có những hành động quyết đoán."
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng ông Abe đang nhằm mục tiêu vào Bắc Kinh thông qua chiến lược ngoại giao của mình ở khu vực châu Á, cụ thể là Đông Nam Á.
Lỗ Diêu Đông (Lu Yaodong), Trưởng ban nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng từ khi đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Nhật Bản, chiến lược ngoại giao của ông Abe chủ yếu tập trung vào việc đối phó với Trung Quốc bằng cách thúc đẩy chính sách đối ngoại theo hướng đề cao giá trị. Ông Abe đã đề cập đến vấn đề Trung Quốc trong tất cả các chuyến thăm của mình tới các nước Đông Nam Á, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề lãnh hải. Theo nhà phân tích này, bằng cách đó, Tokyo đang cô lập Bắc Kinh.
Sự tập trung của Nhật Bản về vấn đề tranh chấp trên biển Đông là một phần trong chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Tokyo cho rằng Philippines có thể dựa vào sự hỗ trợ về mặt quân sự của Nhật Bản khi xung đột xảy ra với Trung Quốc, Mã Tuấn Vĩ (Ma Junwei), Phó Trưởng ban nghiên cứu Nhật Bản, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định.
Philippines là một trong những nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Trong khi Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang tồn tại vấn đề tương tự ở biển Hoa Đông. Do vậy ông Abe luôn yêu cầu các vùng biển châu Á phải rộng mở, tự do và ổn định.
Cuối tuần qua, Nhật Bản đã cử 1.180 quân nhân của Lực lượng tự vệ đến Philippines hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Haiyan – một trong những sứ mệnh giải cứu quốc tế lớn nhất mà Nhật Bản từng tham gia.
“Những hành động này cũng nhằm kiểm soát Trung Quốc” – một nguồn tin chính phủ Nhật Bản nói với báo Asahi (Nhật Bản).
Businessweek
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment