Với chuyến thăm đến Ấn Độ vừa qua của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, Delhi đã thể hiện sự quyết đoán và táo bạo hơn nữa trong mối quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội. Cả Ấn Độ và Việt Nam từ lâu đã luôn luôn mong muốn một mối quan hệ đặc biệt. Nhưng những thay đổi của tình hình châu Á đã yêu cầu phải có một mối quan hệ hợp tác rất khác nữa giữa Delhi và Hà Nội. Trong thời gian trước, tất cả mối quan hệ này chỉ là những biểu hiện của tình đoàn kết chính trị giữa Việt Nam với Ấn Độ. Delhi và Hà Nội bây giờ phải xây dựng nên những triển vọng mới trong mối quan hệ này và cùng nhau định hình lại cán cân quyền lực châu Á.
Trong quá khứ, Delhi đã bất chấp nhiều thứ để hy sinh cho mối quan hệ chính trị ấm áp với Việt Nam. Trong những năm cuối của thập niên 1960 và đầu thập niên 70, Delhi đã liều lĩnh bày tỏ sự không hải lòng của mình và lên án Washington khi họ dội boom xuống Việt Nam. Tiếp theo là việc Delhi luôn luôn ủng hộ mạnh mẽ sự can thiệp quân sự của Hà Nội vào Campuchia để diệt trừ lực lượng diệt chủng Pol Pot và bè lũ của chúng.Vào cuối thập niên 70, Delhi đã gặp phải một số rắc rối trong khu vực Đông Á, bởi vì cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á đều bất hòa với Việt Nam.
Tuy nhiên, tất cả những gì Ấn Độ có thể làm trong lúc đó chỉ là trong lĩnh vực ngoại giao. Có rất ít các nội dung hợp tác về kinh tế trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam. Tất cả chỉ bắt đầu vào đầu những năm 1990, khi cả hai nước đã mở cửa nền kinh tế của họ, từ đó một nền tảng sâu sắc hơn của mối quan hệ này có thể được xây dựng nên.
Mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trước một Trung Quốc đơn lẻ
Sau khi Việt Nam đã mở cửa lĩnh vực dầu mỏ cho các công ty nước ngoài tìm kiếm và khai thác, các công ty Ấn Độ nằm trong số những quốc gia đầu tiên giành được hợp đồng. An ninh năng lượng và hợp tác kinh tế có thể là trọng tâm trong các cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng tình hình cục diện địa chính trị châu Á hiện nay đòi hỏi phải có sự phối hợp chiến lược lớn hơn giữa hai quốc gia. Đối với Việt Nam, Ấn Độ là trung tâm chiến lược của họ để thúc đẩy một loạt các mối quan hệ đối tác chiến lược. Trong khi đó Delhi bây giờ đã nhận ra rằng Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến an ninh của Ấn Độ.
Một phần của vấn đề nữa là những bài học quý giá mà Ấn Độ học được ở Việt Nam qua lịch sử của thế kỷ 20 trong công cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân. Đối với nhiều thế hệ người dân Ấn Độ, các cuộc kháng chiến thành công của Việt Nam trong công cuộc chống Pháp và Mỹ, đó là biểu tượng thật sự của một dân tộc kiên cường của châu Á.
Cuộc cờ Ấn Độ - Trung Quốc trên Biển Đông
Một hy vọng trớ trêu có thực là hôm nay Washington và Hà Nội lại có mối quan hệ đang phát triển mạnh, trong bối cảnh cùng chia sẻ những lo ngại về một Trung Quốc đang lên. Trước đó, Hồ Chí Minh đã tìm kiếm và được sự hỗ trợ của Mỹ để đảo ngược sự chiếm đóng của Nhật Bản. Và quan trọng không kém là nguồn cảm hứng mà Hồ Chí Minh đã trích từ tuyên độc lập của Mỹ và đọc trong lễ khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào tháng 9 năm 1945.
Ấn Độ hiện nay đang phải đối diện với một Việt Nam rất khác. Nhờ vào lượng dân số gần 90 triệu và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những năm gần đây, Việt Nam đang nổi lên như một sức mạnh ghê gớm trong khu vực. Ấn Độ hiện nay phải xem xét Việt Nam từ quan điểm của chính sách thực tế chứ không phải là từ những cảm tính của quá khứ.
Việt Nam tìm kiếm nhiều cơ hội hơn nhằm vào nỗ lực chống lại láng giềng khổng lồ Trung Quốc, Hà Nội đang tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ và Nhật Bản, những nước mà họ đã từng giao chiến. Việt Nam làm hồi sinh mối quan hệ quốc phòng truyền thống với nước Nga. Ngay cả khi Việt Nam tìm cách để cân bằng quyền lực với Trung Quốc, Hà Nội vẫn đẩy mạnh cam kết của mình với Trung Quốc. Trên thực tế Hà Nội không không mong muốn gây nên một cuộc đối đầu quân sự với Bắc Kinh một cách không cần thiết và họ hiểu được những động lực phức tạp của một thế giới đa cực.
Xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Ấn Độ là một phần quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa quốc phòng của Việt Nam. Kể từ khi hai nước tuyên bố thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược trong năm 2007, Ấn Độ đã liên tục mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Delhi đã cam kết cung cấp một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD để Hà Nội mua tàu tuần tra từ Delhi. Hải quân Ấn Độ cũng đã rõ ràng đồng ý đào tạo các kíp vận hành tàu ngầm cho hải quân Việt Nam, nhằm phục vụ cho 6 tàu ngầm Lớp Kilo 636 của của Nga. Ấn Độ có thể tận dụng đáng kể cơ hội hiện đại hóa hải quân Việt Nam để giúp Hà Nội tiếp cận một cách nhanh chóng và thuần thục các hệ thống vũ khí mới. Hà Nội đã giúp hải quân Ấn Độ tạo được bước độ phá khi cho phép các tàu chiến Ấn Độ đến Biển Đông được phép gé các cảng quân sự của Việt Nam từ năm 2000.
Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong hợp tác an ninh giữa hai nước, nhưng có một số lo ngại của Delhi, lo lắng về những mối nguy hiểm khi bị lôi kéo vào các cuộc xung đột giữa Hà Nội với Bắc Kinh trên Biển Đông. Trong khi do yếu tố địa lý và sự hạn chế về vai trò của Ấn Độ trong Thái Bình Dương, thì những sự phối hợp hoạt động tích cực trong hải quân với Việt Nam lại đem lại nhiều lợi ích cho các mục tiêu quan trọng của Ấn Độ như:
Một là, một Việt Nam vững vàng sẽ giúp ổn định một vùng biển đang ngày càng trở nên quan trọng đối với thương mại, an ninh năng lượng và các lợi ích khác của Ấn Độ.
Hai là, việc Ấn Độ hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam sẽ tăng cường và duy trì các chuẩn mực về tự do hàng hải và bảo vệ vùng Biển Đông an toàn có lợi cho toàn cầu.
Ba là, Ấn Độ không còn có thể xem phía Đông Ấn Độ Dương và Biển Đông như những khu vực riêng biệt. Sự mất cân bằng một trong những khu vực này chắc chắn sẽ làm mất ổn định nơi khác. Một sự hiện diện hải quân Ấn Độ bền vững trong khu vực Biển Đông phải được coi là một yếu tố quan trọng về chiến lược của Delhi.
Bốn là, Ấn Độ phải đối diện với một thực tế rằng những gì họ đã làm với một quốc gia khác là những ràng buộc có ảnh hưởng đến mối quan hệ của mình với các quốc gia khác, và ngược lại. Quan hệ quốc tế không phải là một loạt các mối quan hệ song phương riêng biệt... Thách thức là nhằm để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn đến mức cao nhất trong một khuôn khổ mở rộng về địa chính trị. Về phần mình, Việt Nam đã đưa Ấn Độ vào trọng tâm trong chiến lược an ninh quốc của họ. Delhi phải làm như vậy, quan hệ đối tác quốc phòng mạnh mẽ với Việt Nam sẽ cho phép Ấn Độ có thể tạo ra nhiều tùy chọn hơn đối với an ninh của Ấn Độ và Thái Bình Dương.
(Tác giả C. Raja Mohan là một thành viên ưu tú tại Quỹ Nghiên cứu Observer và là biên tập viên của "The Indian Express")
http://www.business-standard.com/article/opinion/harsh-v-pant-india-and-vietnam-add-a-new-punch-to-their-relationship-113112300783_1.html
ReplyDelete