Nga không bao vây Trung Quốc ?
Saturday, November 16, 2013
Nga đã không mấy hài lòng với tình hình hiện tại của mối quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung Quốc, điều đó có thể dễ nhận thấy thông qua chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Việt Nam và Hàn Quốc vừa qua. Nhiều ý kiến chỉ trích và cho rằng trong tương lại Nga và Trung Quốc vẫn còn rất nhiều việc để làm vì vẫn là đồng minh để đối trọng với Mỹ, cũng như việc chính Hoa Kỳ tạo ra những tương tác để cân bằng mối quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Trung Quốc. Một mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga với các nước láng giềng của Trung Quốc không có nghĩa là Nga đang xây dựng chiến lược ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc.
Lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã đi thăm Nga ngay lập tức sau khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước. Chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Nga và là quốc gia đầu tiên Tập Cận Bình đi thăm đã cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ song phương Nga - Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết rằng mối quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Nga đã được củng cố và làm sâu sắc hơn, hai bên tin tưởng nhau hơn.
Một loạt các hoạt động ngoại giao gần đây của Nga, bao gồm cả việc lần đầu tiên tổ chức cuộc đối thoại 2+2 đầu tiên với Nhật Bản, cũng như chuyến thăm của ông Tổng thống Putin đến Việt Nam và Hàn Quốc, hai nước láng giềng của Bắc Kinh đã cho thấy Moscow đã không hài lòng về tình trạng hiện tại của mối quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung Quốc, và Nga đã có sự điều chỉnh chiến lược.
Nhà nghiên cứu chiến lược Nga ông Suslov nói rằng, chuyến thăm của ông Putin đến Việt Nam và Hàn Quốc, và thậm chí là có một sự tăng cường và mở rộng trong hợp tác kỹ thuật-quân sự với Việt Nam, đó là sự báo hiệu đến Bắc Kinh rằng, cùng một thời điểm Nga sẽ tham gia tích cực hơn trong các vấn đề của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nga không muốn bị bó hẹp trong quan hệ đối tác chiến lược với chỉ Bắc Kinh.
"Vũ điệu Nga-Trung", báo chí Trung Quốc ca ngợi chuyến thăm Nga lần đầu tiên của Tập Cận Bình, hy vọng mối quan hệ hợp tác đồng minh Nga-Trung sẽ tạo được những bước ngoặt lớn để đối phó với Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ.
Suslov cho biết rằng trong tương lai Nga sẽ làm việc nhiều hơn với Hoa Kỳ và các đồng minh Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để phát triển các mối quan hệ đối tác trở nên gần gũi hơn. Chẳng hạn như Việt Nam là một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ, trong khi đó Nhật Bản và Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ. Hơn nữa, Nga nên có các hành động tương tự để tăng cường quan hệ với các đồng minh khác của Hoa Kỳ trong khu vực như Philippines, Australia, New Zealand. Nga sẽ tạo sự cân bằng trong hợp tác chiến lược Nga - Trung Quốc, điều chỉnh và đa dạng hóa chính sách ngoại giao của Nga trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tránh quá phụ thuộc bó buộc vào Trung Quốc.
Suslov cho biết rằng Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã công bố một sự thay đổi chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự chuyển đổi chiến lược của Nga chỉ mới bắt đầu, nhưng là khá muộn. Do đó chuyến thăm của ông Putin đến Việt Nam, Hàn Quốc và hoạt động ngoại giao khác chỉ là một phần của sự thay đổi chiến lược của Nga.
Suslov: "Cách duy nhất để làm điều đó là Nga phải trở thành nước có vai trò chính trị và kinh tế lớn hơn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nếu không Nga sẽ luôn phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc, như việc Nga phụ thuộc vào các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Nga và cả nguyên liệu thô, Nga muốn có sự chủ động lớn hơn trong việc phát triển quan hệ với các nước khác trong các quan hệ kinh tế và thương mại với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Putin trong phần trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Hàn Quốc ông đã đề cập rằng, cách duy nhất để Nga có thể thực hiện các dự án chiến lược vĩ mô của riêng minh trong thế kỷ 21, đó là sự phục hồi lại vùng Viễn Đông và Siberia."
Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương
Sự phát triển của vùng Viễn Đông và Siberia của Nga sẽ thu hút sự tham gia và đầu tư của các nước bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước Châu Á - Thái Bình Dương khác. Nếu chúng tôi chỉ dựa vào Trung Quốc, cả về kinh tế lẫn địa chính trị, Nga sẽ rơi vào một tình huống nguy hiểm.
Suslov cho biết, với ý định này, thậm chí những chuyến thăm của Putin sẽ không chỉ dừng lại tại Hàn Quốc mà nên tiếp tục đến cả Nhật Bản, Philippines và các nước khác nữa.
Một chiến lược gia Nga ông Lukjanov gần đây đã viết rằng sự phục hồi của vùng Viễn Đông và Siberia của Nga nó sẽ đem đến một nền tảng mới cho sự hợp tác giữa Nga và Liên minh châu Âu cũng cho cả Nga và Hoa Kỳ.
Theo ông cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương muốn sử dụng hầu như tất cả các yếu tố Nga để cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc, đó là sự thay đổi chiến lược của Nga để cung cấp một cơ hội duy nhất. Miễn là biết nắm bắt cơ hội này, trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Nga có thể tìm thấy vị trí của riêng mình.
Các phương tiện truyền thông cũng lưu ý rằng Nga tăng cường hợp tác với Hàn Quốc, nhưng trong khi Nga vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Triều Tiên. Nga đã xây dựng một tuyến đường sắt hơn 50km để kết nối với thành phố cảng biên giới của Bắc Triều Tiên. Nga trong năm ngoái đã xóa bỏ 90% số nợ của Bắc Triều Tiên từ thời Liên Xô, và Nga cũng cho Triều Tiên vay để hỗ trợ một số các dự án của Nga tại đây.
Nga tiếp tục hợp tác và tăng cường quan hệ với một số nước láng giềng khác xung quanh Trung Quốc, như Mông Cổ, Myanmar. Nga và Mông Cổ đã tổ chức một số cuộc tập trận chung. Nga và các nhà lãnh đạo quân sự Miến Điện đã trao đổi nhiều đoàn viếng thăm trong năm nay. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ đến Nga, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng sẽ sớm thăm Moscow để thảo luận về các đơn hàng trang thiết bị vũ khí mới và lớn.
Nga đang tích cực tăng cường quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc, nhưng không mong muốn xây dựng một chiến lược để kiềm chế bao vây Trung Quốc.
Chiến lược gia Vlasov tin rằng Trung Quốc vẫn là đối tác chiến lược của Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Nga không thể thực hiện chiến lược ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng những động thái ngoại giao của Nga đã tạo những cảnh báo đến Trung Quốc.
Vlasov cho biết: "Nga chắc chắn sẽ thực hiện một số khả năng tự vệ, có một khả năng như vậy bên trong các chính sách của Nga, nhưng chắc chắn không phải tất cả các khía cạnh chiến lược này là nhằm để kiềm chế bao vây cô lập Trung Quốc, như một số người lập luận."
Vlasov cho rằng việc Moscow tăng cường quan hệ với các nước láng giềng Trung Quốc, và một số người cho rằng Nga đang bao vây Trung Quốc, như vậy là không công bằng với Nga, vì cả Nga và Trung Quốc đều hành động như nhau. Ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực các nước thuộc Liên Xô cũ ngày càng gia tăng, chỉ trong tháng chín năm nay, Tập Cận Bình đã đi thăm một số nước truyền thống thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga ở Trung Á.
Trung Quốc đã chỉ trích Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ thực hiện các chiến lược ngăn chặn đối với Trung Quốc. Nếu cả Nga và Hoa Kỳ, các nước đối tác châu Á - Thái Bình Dương và các đồng minh như Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, đều tăng cường các mối quan hệ, hoặc cho dù là như thế đi nữa thì Mỹ cũng bao vây, rồi Nga cũng bao vây, cứ lặp đi lặp lại như thế để làm gì?
Với Nga một mặt cần phải tránh để phải quá phụ thuộc vào Trung Quốc trong tất cả mọi thứ. Mặt khác, không nên tham gia vào bất kỳ hành động nào chống lại Trung Quốc. Ngoài Hoa Kỳ, Nga sẽ trở thành một lực lượng thứ ba trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nga thực sự quan tâm đến tình bạn với Trung Quốc, và muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược. Vlasov cho biết.
"Nga vẫn phải để Bắc Kinh nhìn thấy một chiến lược như vậy của Nga đang tiếp diễn, nhưng mô hình này sẽ không kéo dài vô tận. Tất nhiên, như cả Nga và Nhật Bản, với Việt Nam và Trung Quốc đều có tranh chấp lãnh thổ nên khi Nga quan hệ gần gũi với các nước này sẽ làm Bắc Kinh cảm thấy rất khó chịu..."
Suslov cho biết thêm rằng Nga sẽ làm việc với Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước khác nhằm tìm các giải pháp cho vấn đề tranh chấp Biển Đông Việt Nam và các vấn đề khác. Ông nói rằng Nga nên tập trung vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc không nên quá tiêu cực. Nga, trong sự việc này, không nên xúc phạm Trung Quốc.
Theo Mil.news.sina
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment