Putin "chinh phục" Việt Nam
Thursday, November 14, 2013
Những ý đồ trọng tâm trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam là để ký kết các thỏa thuận về việc thành lập khu vực thương mại tự do với Liên minh Hải quan. Nhưng cũng có những khía cạnh rất quan trọng khác rất hoan nghênh, bao gồm cả sự tiến bộ trong hợp tác về công nghệ năng lượng hạt nhân với Nga ở Đông Nam Á và sự hiện diện quân sự trở lại của Nga tại vịnh Cam Ranh.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại buổi tiếp đón ngày 12/11
Ý tưởng về một Liên minh Á-Âu là một dự án cụ thể đã được Tổng thống Nga tuyên bố vào năm 2011, nhắm vào khu vực các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) nhằm tăng cường ảnh hưởng chiến lược của Nga ở phía tây Đại Tây Dương và tăng tốc độ của quá trình tham gia vào hệ thống kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện tại liên minh này nhắm vào việc phát triển kinh tế trên cơ sở của Liên minh Hải quan, nhưng trong tương lai liên minh này có thể trở thành một lực lượng chính trị và quân sự.
Trước chuyến thăm của ông Putin đã có những báo cáo rằng những thỏa thuận về việc thành lập một Liên minh Hải quan (CU) với nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (SRV) sẽ được ký kết để thành lập một khu vực thương mại tự do (FTA). Việt Nam mong muốn sớm gia nhập một liên minh với Nga, Belarus và Kazakhstan, đó là tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng Bảy năm ngoái. Câu hỏi quan trọng là CU sẽ mang lại những lợi ích gì. Một số lợi ích về kinh tế hoặc đây hoàn toàn là một vấn đề về địa chính trị?
"Việc Việt Nam tham gia vào khu vực FTA này cho phép Việt Nam có thể tăng được khối lượng thương mại theo với điều kiện ưu tiên," Vụ trưởng Vụ Kinh tế CIS cho biết với Pravda. "Liên minh này sẽ không có tác động đáng kể đến nền kinh tế của các nước CU, bởi vì khối lượng thương mại của Việt Nam lại tập trung vào Nga, và Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi. Không có sự cạnh tranh gì lớn ở đây vì Việt Nam không bán các sản phẩm tương tự như các nước khác trong CU. Mà Việt Nam sẽ là nước cung cấp nguyên liệu bổ sung vào thị trường của chúng tôi. Vấn đề này đã được thảo luận từ một quan điểm về kinh tế. Từ một quan điểm về chính trị, hơn cả những khối lượng thương mại to lớn, đó là những ưu đãi rộng rãi hơn cho sự đoàn kết và thống nhất, mà chúng tôi sẽ đạt được. Vì không có một khối lượng thương mại lớn, nên tôi sẽ gọi đây là một phần mở rộng "mềm", và không có bất kỳ hậu quả nào đặc biệt", các chuyên gia cho biết.
Svpressa.ru
Việt Nam gia nhập FTA sẽ cho phép Nga tăng gấp ba lần thương mại với quốc gia này đến năm 2020, có thể lên đến 10 tỷ USD. "Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh chóng với một khối lượng thương mại lớn và thị trường lao động dồi dào. Trong dài hạn Việt Nam sẽ là một đối tác kinh tế tốt. Nhìn từ quá khứ do yếu tố địa chính trị nên mối quan hệ với Moscow vượt ra ngoài lợi ích kinh tế. Việt Nam là một trong những nước quan trọng nhất trong khu vực, và định hướng của Moscow hoàn toàn nhắm vào Trung Quốc, vì nếu kéo dài tình trạng này trong một thời gian dài có thể dẫn đến sự phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh", ông Vitaly Tretyakov, chủ bút tuần báo Moskovskiye Novosti.
Ngoài hợp tác trong Liên minh Hải quan, Nga và Việt Nam đã có kế hoạch để tạo thành một đối tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng và dầu khí. Theo truyền thông Việt Nam, "Rosneft" và tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký kết một số giấy tờ về việc Nga mua cổ phần của một đơn vị khác trên thềm lục địa của Việt Nam và hai bên sẽ hợp tác khai thác chung ở Biển Pechora.
Sự hội nhập trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì hòa bình đã được kết hợp với các liên kết về năng lượng. Việt Nam đã tạo ra rất nhiều sự chú ý trong việc phát triển ngành công nghiệp "nhạy cảm" này, và vào năm 2030 Việt Nam muốn có 13 lò phản ứng điện hạt nhân cho tám nhà máy điện, tạp chí Vietweek đưa tin. "Trong số các nước ASEAN, có vẻ như chỉ có Việt Nam là quốc gia duy nhất có một kế hoạch được xác định rõ ràng nhất để phát triển năng lượng hạt nhân, đặc biệt, có một khoảng thời gian nhất định cho các thỏa thuận với Nga", ông Kevin Punzalan, nhà nghiên cứu tại Đại học De La Salle ở Philippines cho biết với Vietweek .
Tổng thống Putin trong bài viết của ông về Nga-Việt Nam: cùng nhau hướng tới các lĩnh vực hợp tác mới đã viết rằng "Rosatom" sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận của Việt Nam.
Đây là một sáng kiến rất kịp thời vì trong tháng trước, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận về sự tham gia của các công ty Mỹ trong việc phát triển năng lượng hạt nhân dân sự tại Việt Nam. Nhật Bản và Hàn Quốc luôn phấn đấu để có mặt ở thị trường này. Trong khi đó, năng lượng hạt nhân là một thương hiệu nổi tiếng của Nga với hàng tỷ USD về doanh thu. Trong lĩnh vực này, Tập đoàn "Rosatom" đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các công ty lớn của phương Tây. Với chiến thắng này tại Việt Nam, Nga sẽ có thể tự động tích hợp vào các mối quan hệ kinh tế và chính trị với quốc gia này bởi vì Nga sẽ đào tạo tinh hoa công nghệ của mình cho họ và nói cùng một ngôn ngữ với họ.
Hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự có thể là lĩnh vực thứ ba trong sự hội nhập này. "Hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự với lượng chất có một hình thái mới. Không chỉ xuất khẩu trang thiêt bị vũ khí, mà Việt Nam còn tham gia sản xuất các trang thiết bị quân sự tiên tiến với các công ty của Nga", ông Putin cho biết.
Ngày 07 tháng 11 vừa qua, Nga bàn giao về kỹ thuật cho Việt Nam chiếc tàu ngầm diesel-điện Lớp "Varshavyanka" 636 (Kilo) với chi phí gần 2 tỷ USD theo thỏa thuận được ký kết trong năm 2009. Những chiếc tàu ngầm sẽ được đóng tại cảng Cam Ranh, một căn cứ dịch vụ hậu cần duy tu bảo dưỡng cả tàu chiến mặt nước và tàu ngầm đang được xây dựng. Ngoài ra, Việt Nam đã mua hai tàu tuần tra mới loại "Gepard -3,9." Những chiếc tàu này sẽ được chuyển giao vào năm 2016 và năm 2017. Đây hầu như có nghĩa là sự trở lại của Nga với sự hiện diện quân sự của Nga tại Việt Nam. Điều này sẽ mang lại sự cân bằng địa chính trị rất cần thiết về sức mạnh cho cả Nga và Việt Nam. Như ghi nhận của Tretyakov, Nga đang đa dạng hóa các mối quan hệ chính trị trong khu vực này, và Việt Nam đã khẳng định sự độc lập của mình tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh với sự cạnh tranh ngày càng tăng của Trung Quốc-Mỹ.
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment