Myanmar: Nếu TQ gây áp lực về Biển Đông, sẽ bắt chước Brunei
Tuesday, November 26, 2013
Nếu Trung Quốc gây áp lực lên chúng tôi, chúng tôi sẽ bắt chước Brunei. Chúng tôi sẽ phải làm việc với 4 nước (thành viên ASEAN) có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ cố gắng cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc với tất cả các nước liên quan, trong đó có Mỹ", Aung Htoo khẳng định.
Tờ Eleven Myanmar ngày 26/11 đưa tin, Myanmar sẽ sử dụng quyền lãnh đạo của mình trong vai trò Chủ tịch luân phiên khối ASEAN để cố gắng cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề Biển Đông.
Aung Htoo, một quan chức Vụ Đối ngoại ASEAN đưa ra nhận xét trên trong một buổi tọa đàm giữa Bộ Ngoại giao Myanmar với quỹ Hanns Seidel ở Yangon ngày 22 và 23/11.
"Nếu Trung Quốc gây áp lực lên chúng tôi, chúng tôi sẽ bắt chước Brunei. Chúng tôi sẽ phải làm việc với 4 nước (thành viên ASEAN) có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ cố gắng cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc với tất cả các nước liên quan, trong đó có Mỹ", Aung Htoo khẳng định.
Myanmar sẽ thực hiện chính sách này và khéo léo tìm cách giải quyết vấn đề vì nó có thể kéo dài hơn, bà Aung Htoo nói. Ngày càng có nhiều người lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ gây áp lực lên Myanmar để hỗ trợ tuyên bố yêu sách (phi lý) của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Chính vì áp lực của Trung Quốc nên một tuyên bố chung của hội nghị Ngoại trưởng ASEAN đã không được đưa ra khi Campuchia giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm ngoái. Do đó mối quan tâm ngày càng tăng về áp lực của Trung Quốc là hiện thực", Kyee Myint, thành viên Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Myanmar cho biết.
Một số biện pháp trừng phạt Myanmar và Trung Quốc được áp đặt bởi Mỹ vẫn còn, tuy nhiên Mỹ đã bắt đầu đầu tư vào Myanmar để cạnh tranh ảnh hưởng. Theo chính sách không liên kết, Myanmar có khản năng để vượt qua những khó khăn, ông Win Aung từ Liên đoàn các Phòng Thương mại và công nghiệp Myanmar cho biết.
"Có một mối quan tâm rộng rãi rằng ASEAN sẽ bị nhấn chìm trong sự canh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu Myanmar mắc một số sai lầm, sự thống nhất của ASEAN sẽ bị suy yếu", Kye Myint nói.
Myanmar tiếp quản ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN vào thời điểm căng thẳng chính trị, kinh tế tăng cao trong khu vực với nhiều nhiệm vụ nặng nề và mục tiêu lớn như việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Theo Báo Xã Luận
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment