6 điều rút ra từ sự kiện Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Saturday, November 16, 2013
Lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, VN ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Kết quả: Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu tín nhiệm cao nhất (184/192, 96%), cao hơn các nước lớn ứng cử khác như Pháp (174/192), Anh (171), Nga (176), Trung Quốc (176).
Mexico và Ả Rập Saudi, 2 quốc gia chư hầu thân cận của Mỹ và có nhiều tai tiếng về nhân quyền, nhờ có sự hậu thuẫn và vận động của Mỹ nên được số phiếu không quá thấp như dự kiến, tuy nhiên họ vẫn là hai trong những nước được số phiếu thấp nhất trong số các quốc gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Dù vậy, ở khu vực châu Mỹ Latin, Cuba vẫn vượt lên với tư cách là quốc gia có số phiếu tín nhiệm cao nhất tại khu vực này.
Sự kiện này nói lên điều gì?
1) Cộng đồng quốc tế đã nhận xét, đánh giá rằng Việt Nam có đủ tư cách và năng lực của một thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
2) Đây là một cú tát chính trị có thể nói là đau điếng cho phe diều hâu chính trị của Mỹ, đặc biệt là Đảng Cộng hòa, và các tay sai bản xứ nội tuyến của họ ở các nước, trong đó có Việt Nam, tổ chức khủng bố Việt Tân, và các loại loa như Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Á châu Tự do (RFA), và các truyền thông, phe nhóm, bloggers tay sai. Bởi không chỉ có Việt Nam được tín nhiệm cao nhất, mà các nước khác thường xuyên bị Mỹ và phương Tây "kêu ca" về "tình trạng nhân quyền" như Nga, Trung Quốc, Cuba cũng nằm trong các quốc gia được số phiếu tín nhiệm cao nhất.
Kết quả này còn làm cho "danh sách", "báo cáo" tình hình nhân quyền thường niên của chính phủ Hoa Kỳ trông có vẻ lạc lõng, lập dị, kém giá trị, kém độ tin cậy, thiếu khách quan, thiếu trung thực. 4 nước có số phiếu tín nhiệm cao là Việt Nam, Nga, Cuba, Trung Quốc hàng năm đều công khai phản đối cái "danh sách nhân quyền" phán xét bậy bạ tình hình nhân quyền nước họ của chính phủ Mỹ, đặt lên đặt xuống các quốc gia trong danh sách nhân quyền của họ như một trò chơi, tỏ ra không tôn trọng các nước khác.
Trước đó, từ khi Việt Nam công bố tin sẽ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, có hàng chục "kháng thư", "thỉnh nguyện thư", các cuộc vận động thu thập chữ ký online, offline để phản đối, ngăn chặn, tìm cách quấy phá chuyện VN gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ. Bởi vì nếu VN là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ thì các danh nghĩa "đấu tranh", các "phong trào" nhân quyền của họ còn có ý nghĩa gì nữa, có khác gì trò cười.
Rốt cuộc kết quả là VN không những đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, mà lại còn trúng cử với số phiếu ủng hộ cao nhất của cộng đồng quốc tế. Ngay trong lúc này, tôi biết có một bộ phận người gốc Việt trẻ tuổi (nhất là thế hệ sinh ra hoặc trưởng thành ở Mỹ) ở ngay Texas, ở ngay bên Mỹ này, đang rất shock, kinh ngạc, không dám tin, không muốn tin, không thể tin nổi, bởi vì họ đã bị tẩy não, nhồi sọ quá nặng nề và lâu ngày (từ nhỏ tới lớn) về tình hình quốc nội Việt Nam.
Họ toàn nghe kể về những cái xấu (có cái thật, có cái bịa, có cái thổi phồng nửa thật nửa bịa) ở VN. Họ đọc báo chí Việt ngữ thấy toàn là những hình ảnh biếm họa bậy bạ về VN, những hình ảnh chọn lọc không hay. Trong đầu óc họ, trong thế giới cõi riêng của họ thì VN là một xứ sở, một nơi mà người dân đang lầm than, rên xiết, quằn quại và kiệt quệ chết dần chết mòn dưới chế độ cộng sản phi nhân. Một chế độ "độc tài" chỉ vì có một đảng lãnh đạo và đang bị thế giới cô lập. Một chế độ XHCN, một "thiên đường cộng sản", một chủ nghĩa Marx Lenin "đã bị thế giới quẳng vào sọt rác". Tóm lại là cái gì lạc hậu nhất, dở tệ nhất, kém văn minh nhất, thì đó là Việt Nam. Những người trẻ này họ không hiểu họ ngu dốt và bị tẩy não, nhồi sọ nặng đến mức nào.
3) Thế giới này, qua đại diện là Liên Hiệp Quốc, đã không có thành kiến với cộng sản, với CNXH, hay với mô hình một đảng lãnh đạo như một số người bất mãn, chống cộng đã thành kiến và tưởng rằng thế giới này cũng nghĩ giống quan điểm của họ, cũng như quan điểm của chính phủ Mỹ. Dư luận thế giới chỉ xem thực tiễn nội tại xã hội chứ không xem mô hình thiết kế chính trị bề ngoài. Những người này không hiểu lâu nay họ hoang tưởng và "ếch ngồi đáy giếng" đến mức độ nào. Lâu nay họ hoang tưởng rằng cả nước nghe theo họ, hay cả thế giới suy nghĩ giống họ, nhưng các sự kiện gần đây tại VN và LHQ đã cho thấy ngược lại. Chẳng những người VN không hùa theo họ, mà còn phản đối họ, và dư luận quốc tế cũng không như họ tưởng tượng.
4) Các nước trong Liên Hiệp Quốc cũng không xem những người bị bắt hoặc bị điều tra, quản chế ở Việt Nam là những "nhà hoạt động, đấu tranh nhân quyền". Họ không tin vào các nhãn hiệu ngụy tạo chính nghĩa đó của các thế lực, phe phái, phe cánh chống chính quyền vẽ lên.
Kết quả này sẽ làm một số kẻ nếu còn biết xấu hổ sẽ phải xấu hổ, và làm cho những cái tít giật gân "Nhà hoạt động nhân quyền abcd bị nhà cầm quyền VN đàn áp", "Nhà đấu tranh nhân quyền abcd bị CSVN trù dập" của VOA, RFA, Việt Tân và các blogs chống cộng.... sẽ phải "ngượng nghịu" hơn, tính chính danh của các nhãn hiệu đó đang bị thách thức.
Các loại nhãn hiệu này cũng đáng cười như nhãn hiệu "sinh viên yêu nước chống Trung Quốc", trong khi những cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam từng cầm súng bắn nhau với TQ suốt 1 tháng vào năm 1979 và suốt thời gian hai bên quan hệ không được tốt đến năm 1991 mà còn không bao giờ tự nhận là "yêu nước, chống Trung Quốc", thế nhưng VOA, RFA, Việt Tân và các blogs phản động lại "truy phong" cho những đứa con nít ranh chưa ra đời, chưa một ngày lao động, chưa đóng góp một đồng xu cho đất nước, tên thì thất nghiệp, tên thì thất học (như Đinh Nguyên Kha bỏ học), trở thành những "sinh viên yêu nước chống Trung Quốc". Không còn sự trơ trẽn nào bằng.
Thì ra các lãnh đạo và chính giới các nước trên thế giới không nhận xét xã hội Việt Nam từ các blog "lề trái", mà họ nhìn nhận xã hội VN một cách thực tế, họ đến thẳng các đường phố VN để hòa nhập, sinh hoạt, quan sát. Và những gì họ chứng kiến là một cuộc sống nhộn nhịp, những tiếng cười nói khắp chung quanh họ, một không khí rôm rả vui vẻ hơn cả ở nước họ. Họ nói chuyện với người dân xung quanh thì họ thấy rõ và cảm nhận được sự vui vẻ toát ra từ tâm hồn, đáy lòng của mỗi người.
Các lãnh đạo quốc tế đều khá giả nên đa số người thân, người nhà của họ thường hay đi du lịch, và VN là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Gia đình, thân nhân, con em, con cháu của họ đi du lịch VN, có những thời gian tuyệt vời ở đây, tha hồ dùng Internet miễn phí ở bất kỳ nơi đâu trong Đà Nẵng, Đà Lạt, Hội An, vào Internet còn thoải mái và ít tốn thời gian, tiền bạc hơn cả ở nước họ. Từ đó đưa đến một thiện cảm vô thức trong thâm tâm của họ, từ đó họ tin vào những gì mắt thấy tai nghe, tin vào thực tế xã hội hơn là các truyền thông tay sai Mỹ hay các hồ sơ của Mỹ, còn những nội tuyến bản xứ, những "con vẹt" của Mỹ thì càng không đáng cho ai phải quan tâm.
Cái tâm lý chống cộng khan cả cổ nhưng lại thích xã hội VN một cách vô thức này cũng thấy ở một bộ phận tàn dư ngụy (nhất là những người đã có tuổi, đã từng về nước thấy sự khác nhau không ngờ của VN trong thời gian mà họ rời khỏi nước và thời gian họ về thăm nhà), ngày thường ở các quán cafe Mỹ thì chửi bới, chê bai con người và xã hội VN thế này thế kia. Nhưng hàng năm cứ đem hết tiền lương về VN đi chơi. Cho thấy sâu thẳm thâm tâm của họ thật ra đang mâu thuẫn với những gì xuất phát ra từ lời nói hay câu chữ của họ (vì đô la, thành kiến, thù hận....) Nếu quả thật xã hội VN tệ hại như vậy thì sao anh thường xuyên đi tới một nơi "tệ hại" như vậy, một xã hội "tệ hại" như vậy làm gì. Mà lại còn có những trải nghiệm vui vẻ tốt đẹp nữa, thậm chí vui hơn cả khi anh ở Mỹ hay ở nước nào khác.
5) Sự thành công ngoại giao này có thể nói có công lao lớn của tân phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, người đã đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam nhiều năm qua. Công lao làm cho bạn bè quốc tế hiểu Việt Nam, hiểu đúng và chính xác về tình hình nhân quyền Việt Nam này nên được ghi nhận theo tinh thần "phê phán, chỉ trích phải đi đôi với động viên, ghi nhận".
Nếu chỉ chăm chăm vào mặt trái hay mặt phải thì không thể có cái nhìn khách quan, toàn cảnh và chuẩn xác bức tranh xã hội. Tô hồng hay bôi đen một chiều thì đều là chủ quan, phiến diện, thậm chí cực đoan. Chỉ có "phê bình cái xấu song hành với động viên cái tốt" thì mới thúc đẩy hiệu quả nhất cho xã hội tiến lên. Nếu chỉ có chăm chăm phê phán, đả kích, bôi đen hay thậm chí cho thuốc bậy thì không có lợi cho đất nước.
6) Tuy nhiên, nên nhận thức rõ là thực chất vấn đề ở đây là sự phát triển nhân quyền ở VN và sự lo cho dân như thế nào, cái đó mới là thực tế và quan trọng nhất, quan trọng hơn hẳn bạn bè quốc tế nhìn ta thế nào, ủng hộ ra sao.
Bạn bè quốc tế đánh giá tích cực tình hình nhân quyền Việt Nam, từ đó đã ủng hộ và tín nhiệm VN làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, điều này rất tốt và đáng trân trọng, đây cũng là một vấn đề đáng khích lệ và có khả năng đem lại niềm tin cho dân. Và sự hội nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ của VN còn có thể đem lại những hợp tác, học hỏi lẫn nhau về vấn đề quyền con người, làm sao để cho người dân sống tốt, xã hội được tốt, nói chung là một sự kiện tốt và có ích. Nhưng vấn đề cốt yếu nhất, quan trọng nhất và thực tế nhất vẫn là phải làm tốt, lo cho dân được tốt trong nội bộ của chính ta. (đọc thêm)
Tương tự trong thời kháng chiến, bạn bè quốc tế ủng hộ Việt Nam đến mức cao nhất (đọc thêm), nhưng nếu sau đó VN không làm tốt công cuộc chống xâm lăng thì cũng như không. Nói chung là không nên chủ quan mà quá hài lòng "ngủ quên trên chiến thắng".
Tags:
Việt Nam
Comments[ 0 ]
Post a Comment