Chính sách đối ngoại của Việt Nam: thêm bạn bớt thù
Friday, November 29, 2013
Trong bối cảnh có những chuyển biến trong nước Việt Nam, thì chính sách ngoại giao Việt Nam cũng đã có nhiều chuyển biến đáng gi nhận.
Trong tháng mười, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí về cơ chế và khung làm việc củanhóm tham vấn phát triển hàng hải chung và các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông, và hồi đầu tháng này, Việt Nam đã ký 17 thỏa thuận riêng về quan hệ quân sự cung như kinh tế với Nga trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin.
Những động thái này là một phần của chiến lược cân bằng một cách tinh tế mà Hà Nội đã không chỉ phải sử dụng với những kẻ thù cũ như Mỹ và Trung Quốc, mà còn với nước đồng minh chung thủy đó là Nga.
Hà Nội rất lão luyện trong các thủ pháp cân bằng như thế này. Từ năm 1988, Hà Nội đã tuyên bố rằng, Việt Nam cần phải giảm bớt kẻ thù và có thêm nhiều bạn bè hơn. Sự phục hồi của Việt Nam sau các cuộc chiến tranh tàn khốc là nhờ công tác đối ngoại khôn ngoan sắc sảo và sáng suốt, đã giúp Việt Nam mở rộng thương mại và tăng trưởng kinh tế một cách mạnh mẽ.
Hà Nội cũng đang xây đắp mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn với một kẻ thù khác của mình đó là Trung Quốc. Quan hệ thương mại với Bắc Kinh đã được nối lại vào năm 1991, đặt lại phía sau những ngổn ngang của tranh chấp lãnh thổ và cuộc chiến nhỏ năm 1988, đã làm quan hệ hai nước vốn đã tổn hại sau năm 1979. Tuy nhiên, Hà Nội đã và đang hết sức thận trọng trong việc cân bằng với Trung Quốc về vấn đề này. Trong khi các nước khác trong khu vực đã tham gia vào các cuộc tập trận chung với Mỹ (nhất là Philippines), thì Việt Nam vẫn chưa và dường như điều đó có vẻ lại còn xa xôi hơn . Thay vào đó, Việt Nam chỉ hợp tác phối hợp diễn tập với hải quân Hoa Kỳ trong các cuộc diễn tập phi tác chiến như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, thiên tai ... và dường như Việt Nam vẫn sẽ đi theo đường lối này.
Mặc dù mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ đã có những bước tiến quan trọng nhưng mối quan hệ quân sự giữa hai nước vẫn chưa đạt được những khởi sắc. Trong khi đó Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ quân sự truyền thống một cách mạnh mẽ với Thay vì ưu tiên Chứ không phải là xây dựng mối quan hệ quân sự với Moscow.
Nga vẫn là nhà cung cấp chính các trang thiết bị vũ khí cho Việt Nam. Trong năm 2009, Việt Nam đã đặt hàng sáu tàu ngầm Lớp Kilo từ Moscow - chiếc đầu tiên mà tên Hà Nội số hiệu HQ- 183, chiếc tàu đã được bàn giao về mặt kỹ thuật cho Hải quân Việt Nam vào ngày 07 tháng 11 và dự kiến rằng ba chiếc tiếp theo sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2014. Nga cũng sẽ cung cấp thêm cho hải quân Việt Nam hai tàu khu trục nhỏ lớp Gepard được tối ưu hóa chức năng chống tàu ngầm. Trong năm 2011, Nga đã bàn giao cho hải quân Việt Nam hai tàu khu trục Gepard và hơn mười máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MK2.
Mối quan hệ quân sự được xây dựng trên nền tảng mối quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập giữa hai nước trong năm 2001, cần phải lưu ý rằng Nga đã trở thành "đối tác chiến lược" đầu tiên của Việt Nam.
Trong một bản ghi âm bị rò rỉ của một bài phát biểu của Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, một quan chức cấp cao của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông đã thừa nhận rằng Moscow đang tìm kiếm tiếp các cách cận với khu vực, và Việt Nam là điểm khởi đầu. Chắc chắn, thăm dò khai thác năng lượng chung trên biển Đông đó là điểm hấp dẫn đối với mối quan hệ hợp tác này, và khả năng sẽ có một sự hiện diện lớn hơn của Nga trong khu vực, hoặc thậm chí là sự hiện diện của hải quân Nga tại Vịnh Cam Ranh, đó là điều mong ước của Moscow. Do đó các mối quan hệ nồng ấm giữa Việt Nam và Nga một nước đồng minh chung thủy sắt son cũng không có gì là đáng ngạc nhiên.
Trong khi đó Việt Nam cũng đã và đang tăng cường quan hệ với Ấn Độ, hai bên đã tiến hành cuộc diễn tập trận hải quân chung vào tháng Sáu. Cùng tháng đó, New Delhi cũng đã thông báo mở rộng hạn mức tín dụng lên đến 100 triệu USD giúp Việt Nam mua bốn tàu tuần tra xa bờ.
Để duy trì các mối quan hệ thân thiện với một mạng lưới đa dạng các mối quan hệ với các cường quốc trên thế giới, những hạt nhân dày dạn kinh nghiệm quốc tế đã được tăng cường. Vào ngày 13 tháng 11, Việt Nam đã bổ sung thêm hai Phó Thủ tướng mới vào bộ máy chính quyền của mình, nâng số phó thủ tướng lên đến năm. Danh sách được bổ nhiệm mới gồm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ông Phạm Bình Minh, ông được sinh ra ở Ấn Độ, được đào tạo tại Mỹ và ông đã có kinh nghiệm làm việc tại Liên Hiệp Quốc, trong khi ông Vũ Đức Đam được đào tạo tại Bỉ. Việc bổ nhiệm các quan chức tương đối trẻ - ông Vũ Đức Đàm 50 tuổi và ông Phạm Bình Minh 54 tuổi - với kinh nghiệm chính trường quốc tế sẽ giúp thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam với quốc tế, cũng như việc hỗ trợ đầu tư nước ngoài và điều cần thiết hơn nữa là cải cách kinh tế trong nước.
Trong khi đó Lê Hồng Hiệp một giảng viên tại khoa Quan hệ quốc tế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM, và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra, ông cho rằng, ngay cả khi bổ nhiệm thêm những nhà ngoại giao dày dạn lão luyện kinh nghiệm quốc tế cũng khó giải quyết được vấn đề khi mà mối quan hệ với Bắc Kinh vẫn là một vấn đề tế nhị với Hà Nội trong các cuộc đàm phán.
Trong một phần tư thế kỷ qua Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh và nghệ thuật ngoại giao của Việt Nam trong việc duy trì các mối quan hệ chính trị và kinh tế với nước ngoài. Chính sách "thêm bạn, bớt thù" quả là hiệu quả. Nhưng việc Hà Nội cân bằng qua nhiều những ham muốn cạnh tranh của quá nhiều bạn bè có thể sẽ trở nên ngày càng khó khăn.
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment