Nga chưa đủ sức để cân bằng quyền lực trong khu vực ?
Wednesday, November 20, 2013
Một người bạn cũ không bao giờ quên
Sau sự sụp đổ của hệ tư tưởng cũ và kết thúc cuộc Chiến tranh lạnh với quan hệ nước bảo trợ - khách hàng, Nga và Việt Nam đang xây dựng lại quan hệ thương mại, công nghiệp và chiến lược một cách mạnh mẽ.
Mối quan hệ đã "vượt qua sự thử thách của thời gian, đã sống sót qua rất nhiều những sự kiện bi thảm của thế kỷ 20, những thay đổi mạnh mẽ trên thế giới cũng như trong nước của chúng tôi", phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong chuyến thăm vào ngày 12 Tháng Mười vừa qua. Sau đó, ông dẫn lời của lãnh tụ Hồ Chí Minh, những lời mang tính cách mạng của Hồ Chí Minh, mặc dù người đã ra đi nhưng người đã "truyền lại tinh thần" đó cho nhân dân cả hai nước.
Đặt sang một bên những lời hùng biện, Putin và người đồng cấp Việt Nam, Trương Tấn Sang, đã ký kết 17 hiệp định song phương để tăng cường mối quan hệ hợp tác chiến lược và hợp tác năng lượng. Các thỏa thuận song phương sẽ tăng cường vai trò của Moscow trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) khu vực có nền kinh tế sôi động và hội nhập. Từ đây sẽ đem vài trò ảnh hưởng của Nga vào trong tranh chấp lãnh thổ đang leo thang ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong bài phát biểu ngoại giao của ông, ông Putin không đề cập đến vấn đề Biển Đông, nhưng thay vì tập trung vào yến tiệc là những sự kiện thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương, bao gồm cả việc cùng phát triển việc thăm dò khai thác dầu khí chung. Trong bối cảnh có những lời phê bình ngày càng tăng của tính chất bóc lột trong các khoản đầu tư của Trung Quốc đối với khu vực, thì Thủ tướng Putin đã đưa ra quan điểm mới đáng chú ý trong vấn đề hợp tác dầu khí là "song phương và có đi có lại".
Tập đoàn Rosneft thuộc sở hữu của chính phủ Nga, và nhà nước Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận tăng cấp khai thác và hoạt động sản xuất trên thềm lục địa của hai nước. Thỏa thuận này cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hợp tác thăm dò khai thác dầu khí ở biển Pechora khu vực Bắc Cực về phía tây bắc của Nga.
Gazprom và PetroVietnam, lần đầu tiên thành lập một công ty liên doanh - Gazpromviet - trong năm 2006, Công ty sẽ mở rộng hoạt động hợp tác của họ theo các thỏa thuận đã ký kết, bao gồm cả việc hợp tác phát triển chung lĩnh vực dầu khí trong khu vực Orenburg của Nga. Gazprom, nhà cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới, đã đồng ý thông qua các thỏa thuận mới để đầu tư 3 tỷ USD vào nhà máy lọc dầu Dung Quất của PetroVietnam, với mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng của nhà máy lên đến 10 triệu tấn dầu mỗi năm vào năm 2015.
Nga cũng đóng vai trò hàng đầu trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam. Moscow đã đồng ý với một khoản cho vay trị giá 8 tỷ USD để Hà Nội cho phép công ty Rosatom của Moscow xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, Ninh Thuận -1. Dự án sẽ được đưa vào sử dụng năm 2023 và kế hoạch đang được tiến hành để cùng nhau xây dựng một Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt nhân, theo phát biểu của Putin.
Các thỏa thuận quân sự mới có thể sẽ là mối quan tâm rất lớn đối với Bắc Kinh. Mặc dù Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam với rất nhiều trang thiết bị vũ khí, nhưng chi tiết cụ thể của sự ưu đãi này không được công bố. Đó là ý đồ nhằm vào mục đích mua sắm trang thiết bị vũ khí để nâng cao năng lực hải quân Việt Nam để đối trọng với hải quân Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong năm 2009, Việt Nam đã đồng ý mua 6 tàu ngầm động cơ diesel-điện của Nga chế tạo với một gói thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD. Chiếc tàu ngầm đầu tiên được chuyển giao về mặt kỹ thuật được diễn ra vào ngày 07 tháng 11 và cuối năm nay sẽ đến Việt Nam. Những giao dịch khác không được tiết lộ trong tháng mua sắm trang thiết bị vũ khí này đã và đang đánh dấu một xu hướng ngày càng tăng, theo các nhà phân tích.
"Gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước mua sắm vũ khí của Nga lớn nhất trên thế giới", Dmitry Gorenburg ,Dmitry Gorenburg, một nhà phân tích cao cấp chuyên về Nga, Á - Âu và lĩnh vực quân sự và lĩnh vực công thuộc trung tâm phân tích CAN (think tank CAN) Đại học Harvard cho biết. Đồng thời, Nga đang tiến hành các bước để khởi động việc cấp phép cũng như cùng hợp tác với Việt Nam sản xuất các trang thiết bị quân sự tiên tiến với sự hỗ trợ của các công ty vũ khí của Nga, Putin cho biết.
Tham vọng đối với khu vực
Trong khi các thỏa thuận vũ khí chắc chắn sẽ khuấy động vùng Biển Đông, thì các nhà chiến lược Nga có quan điểm chiến lược với khả năng đi sâu hơn. Được biết rằng Moscow đang tìm kiếm cách gây dựng lại một căn cứ quân sự quan trọng tại vịnh Cam Ranh Việt Nam, một địa điểm lý tưởng để Nga để tái khẳng định chiến lược chính trị và quân sự của mình trong khu vực. Cơ sở này gần tuyến đường hàng hải và sẽ tạo một sự giám sát chiến lược đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa...
Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hứa sẽ hỗ trợ hải quân Việt Nam trong việc đào tạo cán bộ và chuyển giao công nghệ về tàu ngầm diesel- điện Lớp Kilo, đáng chú ý là chúng sẽ được đóng tại Cam Ranh.
Chính phủ Việt Nam sẽ không cho phép bất kỳ một quốc gia nước ngoài nào thiết lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh và tại đó sẽ xây dựng một trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu chiến tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Moscow có thể đã đánh tráo khai niệm với Hà Nội khi Pravda của Nga cho biết vào năm 2015, sẽ hoàn tất trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật nhằm phục vụ các tàu ngầm đóng tại Cam Ranh.
Một số nhà phân tích chính trị đã so sánh mối quan tâm mới rộng của Nga ở Đông Nam Á và đặc biệt là "tân" mối quan hệ với Việt Nam giống như việc Mỹ chuyển chính sách trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương, một nỗ lực để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Mặc dù có một chương trình chiến lược mạnh mẽ, nhưng ít mang tính đối đầu và thúc đẩy thương mại nhiều hơn. Trong năm 2012, Nga thành lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả Trung Quốc và Việt Nam và hiện đang bán vũ khí cho cả hai nước. Như việc Nga vẫn đàm phán để bán siêu máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, thỏa thuật có thể sẽ hoàn tất vào năm 2014.
Nga đã tuyên bố vẫn luôn kiên quyết trung lập trong các vấn đề về tranh chấp Biển Đông, nhưng nhiều khả năng Nga đã thể hiện lập trường bằng việc cùng tham gia thăm dò khai thác dầu khí với Việt Nam trên biển Đông. Trong khi đó Trung Quốc đã đề nghị hợp tác phát triển chung với Việt Nam trong những tháng gần đây.
Ưu tiên của Nga là tham gia vào các cơ hội phát triển kinh tế và hội nhập với ASEAN chứ không phải là tìm cách đối đầu hay tái cân bằng chiến lược với Trung Quốc. Thương mại song phương giữa Nga và Việt Nam tăng 20 % trong năm ngoái, lên mức 3,6 tỷ USD. Đó vẫn là một mức tầm thường đối với dòng chảy thương mại đang phát triển giữa Trung Quốc - Việt Nam, đáng nhấn mạnh là đã đạt hơn 23 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.
Trong khi lời đề nghị kinh tế của Nga được chào đón nồng nhiệt, thì nền kinh tế rộng lớn của Việt Nam đã và đang liên kết mạnh mẽ hơn nữa với nước láng giềng phương Bắc.
Một số nhà phân tích chiến lược đã nhìn thấy trước một kịch bản rằng Moscow đang đóng vai trò như trung gian hòa giải giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Các quan chức Nga cho đến nay vẫn miễn cưỡng trước hành vi của mình, rất có thể do lo ngại để tuyên bố rằng sẽ đứng về bên nào trong tranh chấp. Dấu ấn chiến lược của Nga vẫn còn quá nhỏ để ảnh hưởng đến sự cân bằng quyền lực trong khu vực.
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment