Nga trở lại Cam Ranh, vui mừng quá sớm ?
Thursday, November 21, 2013
Tuần trước, Việt Nam đã đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông đã thảo luận các vấn đề về căn cứ quân sự tại Vịnh Cam Ranh với lãnh đạo Việt Nam. Viktor Bogdanov một bác sĩ quân y đã phục vụ nhiều năm tại căn cứ quân sự Cam Ranh, ông là một bác sĩ trên các tàu ngầm của Liên Xô. Đây là cái nhìn của ông về những diễn biến vừa qua.
Tàu ngầm hạt nhân Liên Xô cập cảng Cam Ranh tháng 3 năm 1982- Ảnh Clubadmiral
Những reo hò cổ vũ đầu tiên về "chiến thắng" của Nga trong việc "Nga trở lại Cam Ranh" là tờ báo "Nezavisimaya Gazeta"(NG), với việc đưa ra những đánh giá vê tình hình ngay sau khi cuộc hội đàm của Tổng thống Putin với Chủ tịch Trương Tấn Sang. "Trong những năm tới, Hải quân Nga sẽ trở lại vịnh Cam Ranh, một căn cứ quân sự trên bờ biển Đông Việt Nam" - bài viết của NG tuần trước. - "Đến cuối năm 2014 Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng một cơ sở hậu cần kỹ thuật (E & P) cho Hải quân Nga tại đây. Đây là một trong những thành công về địa chính trị quan trọng nhất trong các chuyến thăm của Tổng ống Vladimir Putin đến Việt Nam." Trong bài viết tiếp theo "NG" đã viết: "Trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo Moscow với Hà Nội đã đồng ý về nguyên tắc phối hợp hoạt động tại E & P với sự có mặt của các chuyên gia của Nga..."
Theo quan điểm của tôi, sự việc này không có nghĩa là phục hồi nguyên trạng căn cứ Cam Ranh như trước đây. Bởi vì với tình hình trong năm 2002, khi những người lính Nga cuối cùng rút về nước theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lúc đó là tướng Sergei Ivanov, tình hình đã có những thay đổi cơ bản - và không vì lợi ích của Nga.
Trong mùa hè năm nay, khi phía Việt Nam đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã cho biết rằng căn cứ hải quân cũ của Nga tại vịnh Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa Việt Nam sẽ không bao giờ cho quân đội nước nào thuê sử dụng. Việt Nam dự định thành lập một trung tâm dịch vụ hậu cần quốc tế tại căn cứ Cam Ranh này và hoạt động độc lập. Hoạt động của trung tâm sẽ được thực hiện trên cơ sở thương mại. Ngoài các hoạt động duy tu bảo dưỡng sửa chữa tàu chiến các nước dự kiến tại đây cũng sẽ xây dựng khu giải trí, chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho các thủy thủ tàu chiến các nước.
Do đó, rất nhiều người đã vui mừng quá sớm với " tuyên bố có sự hiện diện của Nga trong khu vực này". Việt Nam - một đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh. Vì vậy, lãnh đạo của họ sẽ chỉ làm những gì đem lại lợi ích cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế xã hội và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Việt Nam đang tích cực phát triển ngành công nghiệp du lịch. Không nhất thiết phải đánh mất Cam Ranh.
Trong năm 2008, nắm bắt được cơ hội này tỷ phú Polonsky, dẫn đầu là tập đoàn "Mirax", đã giành được giấy phép để xây dựng một khu nghỉ mát tại Cam Ranh với tổng giá trị khoảng 200 triệu USD, với một khách sạn 5 sao với hơn 300 phòng, và 100 ngôi biệt thự. Nhưng đến nay dự án này vẫn bị treo.
Tuy nhiên, có vẻ như Việt Nam tin rằng đất nước của chúng tôi sẽ là một đối tác của thị trường này. Theo phát biểu của Vladimir Putin, đến năm 2015, Moscow và Hà Nội sẽ đã tăng gấp đôi thương mại và đạt 7 tỷ USD, và đến năm 2020 - 10 tỷ USD, và thú vị hơn là hợp tác năng lượng Việt Nam và Nga với sự có mặt của hai tập đoàn Gazprom và Rosneft. Hai bên đã ký kết khoảng 20 văn bản hợp tác trong các lĩnh vực như hợp tác quân sự và thương mại, dầu khí, năng lượng hạt nhân...
Việt Nam vui vẻ khi mua trang thiết bị vũ khí của Nga. Trong tháng 3 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết, Nga đang giúp đỡ để tạo thành một hạm đội tàu ngầm cho Việt Nam. Vào ngày 07 tháng Mười một vừa qua tại "nhà máy đóng tàu Admiralty" thành phố St Petersburg đã ký kết việc chuyển giao về kỹ thuật tàu ngầm đầu tiên mang tên Hà Nội thuộc Dự án 06361 "Varshavyanka" cho phía Hải quân Việt Nam. Nga vẫn đang tiếp tục đóng hoàn thiện 5 tàu ngầm như vậy và sẽ hoàn tất chuyển giao trong năm 2016. Tổng giá trị hợp đồng khoảng 2 tỷ USD.
Lối vào hầm ngầm tại Cam Ranh dưới thời Liên Xô - Ảnh Clubadmiral
Hợp tác kỹ thuật-quân sự và thương mại chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước của chúng tôi. Nhưng, rõ ràng, hợp tác chính trị-quân sự thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích cho chúng tôi nhiều hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, đều có đi có lại.
Bây giờ rõ ràng nhiều người tin rằng quyết định cho phép Nga trở lại vịnh Cam Ranh rõ ràng là nhằm để đối trọng với Trung Quốc. Thiên Đế quốc này đang có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam trên hai quân đảo HOàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, nơi mà trong đầu những năm 1990 tại đây đã phát hiện thấy dầu mỏ và khí đốt. Kể từ đó, các nước thách thức chủ quyền với Việt Nam như Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei, và Indonesia. Nhưng những xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ bắt nguồn từ lâu mà đỉnh điểm là cuộc chiến biên giới năm 1979.
Tham khảo thêm về thông tin hoạt động của căn cứ Cam Ranh dưới thời Liên Xô tại đây Alerozin.narod
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment