Trung Quốc kiếm được điểm trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản
Wednesday, November 27, 2013
Trái ngược với các cơ quan chính thức, các hãng hàng không Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã phải chấp nhận vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Họ xác nhận rằng sẽ thông báo cho các nhà chức trách hàng không của Trung Quốc về các chuyến bay trong khu vực. Chưa rõ các hãng hàng không Mỹ sẽ có phản ứng như thế nào. Trong khi đó, Lầu Năm Góc tuyên bố không thừa nhận khu vực và sẵn sàng bảo vệ máy bay Mỹ bay qua vùng đó.
Hai hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản là Japan Airlines (JAL) và All Nippon Airlines (ANA) đã thông báo cho chính quyền Trung Quốc về các chuyến bay của mình tới Đài Loan và Hồng Kông. Yêu cầu mới này của Trung Quốc dành cho tất cả các hãng hàng không. Ngày 23 tháng 11, Trung Quốc công bố thành lập khu vực nhận dạng phòng không mới trên Biển Hoa Đông. Khu vực này bao gồm cả quần đảo Senkaku mà Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình và gọi là quần đảo Điếu Ngư. Các hãng hàng không Nhật Bản lo ngại rằng, nếu từ chối cung cấp thông tin về các chuyến bay của mình thì máy bay chiến đấu Trung Quốc có thể cất cánh khi báo động phòng không. Quan điểm của các hãng hàng không Nhật Bản trái ngược với lời kêu gọi tẩy chay quy định Trung Quốc của Chánh văn phòng Nội các Esihide Suga.
Xét theo mọi chuyện, các hãng hàng không Nhật Bản không tin tưởng vào hiệu quả cảnh báo của Thủ tướng Shinzo Abe đối với Bắc Kinh. Ông đe dọa sẽ thực hiện biện pháp đáp trả nếu Bắc Kinh có hành động chống các máy bay Nhật Bản mà không cần thông báo. Dù thế nào đi nữa, nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp trong khu vực này là rất thực tế. Chuyên gia của Viện Viễn Đông Valery Kistanov nêu ý kiến về việc phải làm gì để ngăn chặn điều này:
“Để thực hiện điều đó phải thiết lập "đường dây nóng" giữa bộ quốc phòng của Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là các bên không có ý định làm như vậy. Tình hình đáng báo động, triển vọng tranh chấp không rõ ràng. "Chiến tranh thần kinh" xung quanh các hòn đảo ở Biển Hoa Đông đã kéo dài hơn một năm và không ai có thể nói là nó sẽ tiếp diễn trong bao lâu nữa.”
Dường như ban lãnh đạo cao nhất chưa sẵn sàng ngăn không cho tình hình phát triển theo kịch bản xấu nhất. Ông Valery Kistanov nói:
“Trước đó từng có một số hy vọng rằng các nhà lãnh đạo mới sẽ có cái nhìn mới mẻ về vấn đề giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng hy vọng không thành hiện thực, quan hệ giữa hai nước vẫn còn căng thẳng. Hơn nữa, thủ tướng Abe mạnh mẽ tìm cách tiếp xúc với ông với Tập Cận Bình để giải quyết vấn đề ở cấp cao nhất. Nhưng cũng như tân Tổng thống Hàn Quốc Park Keun Hye, ông Tập Cận Bình luôn tránh tiếp xúc với thủ tướng Nhật Bản. Tình hình đi vào ngõ cụt tuyệt đối.”
Các hãng hàng không của Hàn Quốc và Đài Loan cũng đã xác nhận là họ có kế hoạch thông báo cho cơ quan chức năng của Trung Quốc về các chuyến bay trên khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngày 28 tháng 11, dự kiến sẽ có cuộc tiếp xúc giữa các tướng lãnh cao cấp của Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong các vấn đề thảo luận không có chủ đề quy định của Trung Quốc về khu vực phòng không mới. Hai bên sẽ thảo luận về các vấn đề lãnh thổ, đó là sự chồng chéo của khu vực nhận dạng phòng không của hai nước ở vùng biển có hòn đảo Iedo của Hàn Quốc.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc không có ý định cung cấp kế hoạch bay cho Trung Quốc, đại diện Mỹ Steve Warren công bố ngày 25tháng 11. Ông nhấn mạnh rằng khu vực bao gồm các đảo tranh chấp là một phần không phận quốc tế. Vì vậy, Mỹ sẵn sàng bảo vệ máy bay của họ nếu bị Trung Quốc tấn công.
Washington gọi quyết định của Bắc Kinh là "khiêu khích quá mức." Trong khi đó, Lầu Năm Góc chưa xác định sẽ sử dụng phương tiện đáp trả nào trong trường hợp Trung Quốc có hành động gây hấn. Đồng thời, Mỹ nói rằng họ sẽ không bỏ rơi Nhật Bản trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự.
Theo Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment