Ngày 22 tháng 1 năm 2013, trên các trang diễn đàn quân sự nổi tiếng nước ngoài đưa lên tấm hình của loại tên lửa chiến thuật Iskander, loại tên lửa được trang bị cho lực lượng vũ trang Nga, điều thú vị là các trên diễn đàn đó đang thảo luận về việc tên lửa đó được trang bị cho quân đội Việt Nam. Theo phương tiện truyền thông Hồng Kông đưa tin vào ngày 22 tháng 7 năm 2010, cũng cho biết, Nga đã sẵn sàng để xuất khẩu sang Việt Nam tên lửa này, sự xuất hiện của hình ảnh loại tên lửa Iskander này từ phía Việt Nam cũng đã lộ diện.
Iskander (NATO gọi là SS-X-26), là tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật Iskander. Khác với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, đặc điểm chủ yếu của Iskander là được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình”, hoàn toàn khác với công nghệ “tàng hình” của người Mỹ. Bí quyết của công nghệ này ẩn chứa ở một loại máy phát tạo ra một loại bức xạ đặc biệt, có tên là plazma. Đó là trạng thái thứ 4 của vật chất, một môi trường chất khí hỗn hợp gồm các điện tích dương và điện tích âm, nhưng tổng thể là trung hoà về điện.
Bức ảnh được cho là hệ thống tê lửa Iskander Việt Nam trang bị trên diễn đànMilitaryphotos.net
Một khi loại bức xạ này bao phủ xung quanh một vật thể nào đó cần che dấu thì vật thể đó hoàn toàn “tàng hình” trước “con mắt thần” theo dõi của các đài rađa hiện đại nhất. Ngay cả các loại máy bay rẻ nhất, cũ nhất, nhưng được lắp máy phát plazma sẽ có khả năng “tàng hình” không kém gì các máy bay chiến đấu siêu hiện đại của Mỹ F-117 và B-2 được quảng cáo rùm beng trên thế giới. Theo ông Coroteev, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Keldysh, có thể hình dung sự khác nhau căn bản giữa công nghệ “tàng hình” của người Mỹ và người Nga qua một thí dụ minh họa đơn giản. Nếu ném một quả bóng bàn vào bức tường, nó sẽ va chạm và bật trở lại ngay. Cũng tương tự như vậy, khi tín hiệu rađa chiếu vào máy bay, nó bị phản xạ từ máy bay và quay trở về với ăngten thu sóng vô tuyến của rađa. Lúc đó, máy bay sẽ bị lộ nguyên hình trên màn hình rađa. Nhưng nếu bức tường gồ ghề, có nhiều góc cạnh hướng về các phía khác nhau thì quả bóng sau khi va chạm sẽ bật trở lại đi đâu tuỳ ý nhưng không thể quay trở lại chỗ cũ. Lúc đó ta nói tín hiệu bị mất liên lạc. Công nghệ “tàng hình” của Mỹ dựa trên chính nguyên tắc này. Chính vì thế, các máy bay “tàng hình” của Mỹ có hình dáng rất lạ. Còn nếu phủ lên bức tường một tấm lưới mềm thì khi quả bóng bàn ném vào đó nó sẽ không bị bật trở lại mà bị mất năng lượng chuyển động và rơi xuống ngay dưới chân tường. Công nghệ tàng hình của người Nga dựa trên nguyên lý đơn giản này. Hiện chưa có một nước nào trên thế giới làm chủ được công nghệ “tàng hình” tương tự của người Nga. Cuối những năm 1990, người Mỹ mới bắt đầu tiến hành các công trình nghiên cứu theo hướng này, nhưng xem ra họ chưa đuổi kịp người Nga. Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, nên có thể cơ động rất linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể, bởi trong khi “bay lượn như chim”, độ quá tải của Iskander có thể vượt quá 20-30 lần sức hút của Trái Đất, trong khi đó những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3-4 lần. Tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Moscow năm 2007, Cục trưởng Cục vũ khí tên lửa và pháo binh của quân đội Nga, thượng tướng Zariski, tuyên bố rằng, tên lửa Iskander sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trước năm 2010. Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài. Các chuyên gia quân sự của Mỹ nhận xét rằng, họ không thể phát hiện được bất kỳ thành phần nào trong toàn bộ tổ hợp tên lửa, từ dàn phóng cơ động, đến xe vận tải làm nhiệm vụ lắp đạn và chỉ huy cũng như trạm cơ động thu thập thông tin. Để xác định mục tiêu bắn cho tổ hợp tên lửa Iskander, có thể sử dụng vệ tinh do thám bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất, máy bay trinh sát, hoặc thậm chí cả những người lính đặc nhiệm hoạt động đơn lẻ. Tổ hợp tên lửa Iskander sử dụng xe phóng kiểu МАЗ-7930 hoặc БАЗ-6909. Đây là kiểu xe tự hành bánh hơi, 8 bánh, trọng lượng toàn bộ 42 tấn, có thể chở tải tới 19 tấn, vận tốc có thể đạt 70km/h, dự trữ hành trình 1.000km. Ngoài ra, trên mỗi bệ phóng cơ động được bố trí 2 tên lửa.
Các thông số kỹ thuật của Iskander – M:
Khối lượng: 3800 kg
Chiều dài: 7,3 m
Đường kính: 0,92 m
Động cơ: Chất nổ đẩy rắn một giai đoạn
Tầm hoạt động: 400 km
Độ chính xác: 5 - 7 m
Tên lửa Iskander có nhiều tính năng ưu việt và được các chuyên gia quân sự Nga đánh giá là thế hệ vũ khí mới của nước Nga.
Comments[ 0 ]
Post a Comment