Eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, biển Đông Trung Quốc
(ECS) và vùng biển phía Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) ngày nay chúng đã trở
thành thách thức lớn cho Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh
việc đặt ra một thách thức đối với Trung Quốc, những khu vực này vẫn còn biến động
trong những tháng gần đây. Những xu hướng chính là gì? Và quan trọng hơn, những
thách thức lớn đối với Trung Quốc trong khu vực này là gì?
Xu
hướng tập trung chính: Châu Á-Thái Bình Dương
Eo biển Đài Loan đã không có nhiều sự thay đối với Trung
Quốc và tình hình tương đối yên bình. Trung Quốc hy vọng sẽ củng cố và làm sâu
sắc thêm nền tảng chính trị, văn hóa và xã hội cho sự phát triển hòa bình của quan
hệ hai bờ eo biển và có thể tạo điều kiện thống nhất cuối cùng. Trung Quốc muốn
duy trì sự ôn hòa ở đây, để đối phó với những biến động tại các khu vực khác.
Bán
đảo Triều Tiên: Trung Quốc đang phải đối mặt với một tình
hình phức tạp ở đây. Cuộc khủng hoảng hạt nhân bán đảo Triều Tiên và việc đưa
Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán sáu bên sẽ là một phép thử cho lớp lãnh đạo mới
của Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, Tổng thống mới đắc cử đang tìm cách để hướng tới
việc " tăng cường sự liên minh chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ và quan hệ
đối tác hợp tác chiến lược với Trung Quốc ở cấp độ tiếp theo." Ở đây, việc
Hàn Quốc quá nghiêng tới Mỹ sẽ là một
thách thức lớn. Trung Quốc dường như đang theo đuổi và chờ đợi quan sát chiến
lược này.
Tranh
chấp Island: Trung Quốc đã tỏ ra quyết đoán về các vụ
tranh chấp biển đảo. Trong nửa thứ hai của tháng mười hai, máy bay giám sát của
Trung Quốc đã bay gần đảo Điếu Ngư / Senkaku bốn lần và một lần nữa vào ngày 05
tháng 1 năm 2012. Đây có lẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1958 khi Trung Quốc đã gửi
một máy bay cánh quạt đến đảo. Hơn nữa, bốn tàu tuần tra đã đi vào vùng lãnh hải
ECS của Nhật. Những động thái này tồn tại song song với mối qua hệ kinh tế giữa
hai cường quốc kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của thế giới đã và sẽ tạo ra một
thời kỳ đáng lo ngại và nó càng ngày càng sôi sục ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương.
Trong khu vực Biển Đông Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố gần
như chín mươi phần trăm của khu vực biển này. Gần đây họ lại in ấn bản đồ có chín
dấu gạch ngang trên hộ chiếu điện tử mới. Hơn nữa, Trung Quốc đã thông báo rằng
họ sẽ đầu tư hơn 10 tỷ nhân dân tệ để xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo tranh
chấp. Các lực lượng quân sự của Trung Quốc đã tổ chức những cuộc tập trận phòng
không và mặt đất trong thành phố Tam Sa. Kế hoạch của Trung Quốc là sẽ triển
khai tàu Hải Tuần 21 (Haixun 21), một tàu tuần tra đại dương được trang bị trực
thăng.
Những động thái
này đáng báo động khi Trung Quốc đưa ra một “mệnh lệnh” rằng lực lượng vũ trang
của họ phải chuẩn bị cho chiến tranh, nó đã gây ra mối quan tâm của quốc tế.
Ngoài ra, Trung Quốc đã đưa hệ thống vệ tinh định vị GPS riêng của mình vào một
quá trình hoạt động thử nghiệm. Khi được sự dẫn đường từ vệ tinh này, các tên lửa
tầm xa của Trung Quốc sẽ chính xác hơn nhiều. Ngoài ra, thêm sáu vệ tinh đã được
đưa vào hoạt động để phủ khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Đại hội 18 ĐCS
Trung Quốc , lần đầu tiên xác định Trung Quốc là một nước với 'quyền lực hàng hải
và chắc chắn sẽ bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Trung Quốc cũng minh chứng rằng
Trung Quốc xem các tranh chấp hàng hải là một vấn đề toàn diện của chính phủ chứ
không phải chỉ riêng của một bộ phận quân đội. Những sự việc phát sinh trong
khu vực này thực sự càng khẳng định ý định của Bắc Kinh.
Chiến
lược của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương: một phản ứng đối với chiến
lược trọng tâm châu Á của Mỹ?
Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực rất quan trọng đối với
Trung Quốc vì họ cần một môi trường hòa bình cho sự tăng trưởng của họ. Trong bối
cảnh đó, sự tham gia của Mỹ ở eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và các cường
quốc khác trong các tranh chấp biển đảo đã bắt đầu có thể phá vỡ sự hòa bình.
Hai lý do chính đằng sau hành vi của Trung Quốc là chiến
lược trọng tâm châu Á của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sự gia
tăng phụ thuộc vào nguồn năng lượng phía ngoài của Trung Quốc. Mỹ đã bắt đầu việc
gia tăng đầu tư, thương mại và các hợp tác kinh tế và tiếp tục duy trì các cam
kết hoạt động chính trị và ngoại giao trong khu vực. Ngay sau khi cuộc bầu cử,
Tổng thống Mỹ Obama đã có chuyến thăm tới khu vực Đông Nam Á, chuyến đi về cơ bản
là một biểu tượng của chiến lược trọng tâm châu Á mà Mỹ đang thực hiện ở châu
Á. Mỹ đã triển khai quân đội theo chính sách tái cân bằng của mình trong những khu
vực quan trọng, như là Nhật Bản, do đó đây coi như là việc xây dựng một "vòng
kim cô" của Mỹ, ở cả Úc và Ấn Độ với Trung Quốc.
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã nổi lên ở Trung Quốc trong
vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư / Senkaku. Mức tiêu thụ xăng dầu trong nước
của Trung Quốc ngày càng tăng cũng là lý
do chính cho những hành động quyết đoán của Trung Quốc đối với khu vực châu
Á-Thái Bình Dương. Dầu nhập khẩu cho Trung Quốc từ Trung Đông và châu Phi qua Ấn
Độ Dương, vào eo biển Malacca đều phải đi qua Biển Đông. Ngoài ra, theo các nguồn
tin Trung Quốc thì Biển Đông Việt Nam có thể chứa hơn 150 tỷ thùng dầu và khí đốt
tự nhiên. Truyền thông Trung Quốc đã gọi Biển Đông Việt Nam là 'vùng Vịnh Ba Tư
thứ hai.” Tranh chấp trong khu vực này đã cản trở thương mại của Trung Quốc và
đã bắt đầu gây ra sự thay đổi vai trò các nước trong khu vực...
Trung Quốc khẳng định họ sẽ luôn luôn là một láng giềng tốt,
bạn tốt và đối tác tốt cho các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đóng góp
nhiều hơn nữa để xây dựng nền hòa bình,
phát triển, thịnh vượng và hài hòa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
(http://www.chinadaily.com. cn/china/2012-07/11/content_15569603.htm). Do đó để
khẳng định những tuyên bố trên những tranh chấp và vấn đề còn tồn tại giữa
Trung Quốc và các nước láng giềng sẽ là những thách thức rất lớn đối với lãnh đạo
Trung Quốc.
Teshu
Singh
Cán bộ nghiên cứu, CRP, IPCS
Tạp
chí Á-Âu
Comments[ 0 ]
Post a Comment