Máy báy chống ngầm P-3C với Việt Nam và Trung Quốc trên cục diện Biển Đông

Tuesday, April 16, 2013

Tags: ,

12 comments:

  1. I.về P3C chocopie:
    Thứ nhất là, đó là máy bay tuần tiễu giám sát thời bình. Phong cho nó là máy bay chống ngầm thì quá quắt. Đặc biệt Việt Nam chống ngầm Trung Quốc thì quá chó má. Máy bay này hoàn toàn không có sức kháng cực, bay chậm hơn MiG-17, khi có chiến tranh thì các tên lửa đất đói không hiện đại giết nó ở 300-400 km, thậm chí lấy các tên lửa đối hạm giết nó ở 600-700 km và hơn nữa đều được vì nó không có khả năng kháng cự, bay chậm hơn rùa.
    Cái điều thứ nhất này không phải là chưa được kiểm chứng
    https://www.google.com.vn/search?q=Hainan+Island%2C+EP-3&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a
    Ngày cá tháng tư, 1 apr 2001, một chiếc EP-3 bay lượn lờ gần bờ biển Trung Quốc để.... chơi. Các máy bay cổ lỗ của Trung Quốc bay ra cũng để... chơi. Một chiếc J-8 Trung Quốc kẹp sát, gió xoáy giật thế nào đó hai máy bay va nhau. Chiếc máy bay Trung Quốc rơi, phi công đã nhảy dù nhưng không hiểu sao không cứu được. Chiếc EP-3 bị thương phải hạ cánh khẩn cấp và không có sân bay nào ngoài sân bay Trung Quốc. Ngoài chuyện Trung Quốc tháo ổ cứng ra ghost, thì máy bay EP-3 của Mỹ đem theo 24 cái hóa đơn thanh toán tiền chuộc. Cái thân máy bay thì thuê Antonov An-124 chở về Mỹ sau 4 tháng đi du lịch xứ sở Khổng Tử.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sự việc có thể tóm tắt diễn biến như sau.

      EP-3E ARIES II là loại máy bay gián điệp vố tuyên, bao gồm cả chức năng dò tầu ngầm và trinh sát vô tuyến. EP-3A/B Orion , EP-3E ARIES , ARIES II là nhưnghx máy bay trinh sát điện tử được xây dựng từ thân máy bay Lockheed L-188 Electra. L-188 có maiden năm 1957. Đây là máy bay cỡ cất cánh tối đa 51 tấn, 4 máy đẩy tuốc bin cánh quạt ngoài turboprop ( Allison 501-D13, mỗi máy 2800 kw), tốc độ tối đa 721 km/h, tầm bay 4000km.

      J-8 là loại máy bay Trung Quốc thiết kế theo mẫu phác thảo MiG-23 của Liên Xô, nhưng chỉ có thể giống MiG-23 ở cửa gió cách nhiệt hai bên thân, còn các tính chất chủ yếu như máy đẩy tuốc bin có tỷ số nén cao, cánh cụp cánh xòe.... đều không có. Máy bay có nhiệm vụ không chiến nhưng cực kỳ tệ, không động cơ và đồ điện hợp thời, khi thân máy bay đã quá cổ lỗ khoảng năm 2000, thì Tầu Khựa mới đủ tiền sang Nga mua radar và máy đẩy cho nó. Tuy nhiên, P-3 Orion hay EP-3... là những máy bay bay chậm hơn cả MiG-17 và không có khả năng tự vệ.

      EP-3 lượn lờ quanh bờ biển Trung Quốc, địa điểm xả ra tai nạn là vùng biển quốc tế, những nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc, cách bờ biển đảo Hải Nam 70 dặm (100km) về phía nam. Vị trí đó cách căn cứ không quân Trung Quốc, nơi EP-3 hạ cánh, là khoảng 100 dặm. Căn cứ này là nơi đóng quân của các máy bay không chiến Su-27.

      Có 2 chiếc J-8 cất cánh trêu ngươi EP-3, cả hai chiếc đều mang khí tài kiểu nhiệm vụ không chiến, cả đạn hồng ngoại và đạn tầm xa điều khiển radar. Tuy nhiên, các J-8 không bắn, mà lượn trêu. Cú lượn đầu tiên đã rất nguy hiểm sát cánh EP-3. Cứ thứ 2 thì va chạm, J-8 rơi chết mất xác phi công, EP-3 hỏng. Sau đó EP-3 hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân nói trên của Trung Quốc.

      va chạm xảy ra ngày 1-4-2011. Ngày 12-4 thì 24 nhân viên trên máy bay Mỹ, trong đó có 3 nữ, được trở về Mỹ. Ngày 3-7 năm đó An-124 cẩu EP-3 về Mỹ. Trong khoảng các mốc thời gian trên tầu-Mỹ đấu khẩu qua lại về nguyên nhân gây tai nạn. Sau đó Mỹ tố Trung Quốc ăn cắp thông tin trên máy bay.
      Ví dụ trên chứng minh tính chất của P-3. Thân máy bay là loại máy bay chở hàng dân sự đã rất cổ, tốc độ rất chậm. Với tính chất đó, máy bay hoàn toàn không có khả năng tự vệ, MiG-17 cũng dễ dàng bắn rụng nó. Ở thời hiện đại, một đạn chống hạm, chống radar, hay loại đạn không đối không tầm xa tốc độ chậm dùng để bắn AWACS.... hoàn toàn dễ dàng tiêu diệt nó ở khoảng cách rất lớn. Đừng nói là các hạm đội có phòng không tốt.
      Thứ 2: thân máy bay này đã bộc lộ quá nhiều nhược điểm do cổ lỗ. Ví dụ, tầm 4400 tối đa, bán kính tuần phòng tối đa 2000km, là quá bé với mọi vùng biển trên thế giới, quá ngắn so với tên lửa đạn đạo của các tầu ngầm thường có tầm bắn 8000km. Ngày nay, các máy bay có tầm xa hơn không thiếu. Ví dụ, một cái Boeing 707 có thể làm nhiệm vụ bay theo P-3 Orion để chở dầu cho P-3, khi làm nhiệm vụ đó 707 có tên là máy bay tiếp dầu KC-135

      Delete
    2. II.1 số điều về máy bay chống ngầm và chocopie:
      1.về chocopie trước:
      Ở đây, mình nói rõ thêm về các máy bay chống ngầm. Không khó để hình dung ra các máy bay đó, chỉ cần so sánh với P-3 Orion là đủ, và từ đó phân biệt được các loại máy bay chống ngầm.

      Trước tiên, cần hiểu P-3 Orion. Nó có chức năng phát hiện theo dõi tầu ngầm, có tầm bay xa, thời gian bay lâu đến 5 giờ. Nhưng P-3 Orion là máy bay chuyên dùng để phát hiện và theo dõi các tầu ngầm chiến lược của các cường quốc, trên đại dương, trong thời bình. Trong điều kiện đó máy bay không bị đe dọa, còn thời chiến thì nó hoàn toàn không có khả năng tự vệ.

      Là cường quốc, nhưng đứng trên góc độ Mỹ, thì P-3 Orion cũng như các vũ khí khác của Mỹ, sau khi đã lên ngôi thì chiếm cứ ngôi đó như M16 trọn đời đẻ non trước AR-18. Chỉ nói thân máy bay, P-3 Orion có tầm bay thua kém rất nhiều các máy bay khác có máy đẩy hiện đại hơn. Tầm 4 ngàn km hoàn toàn không thể đủ để máy bay tuần phòng đại dương. Không thể có cường quốc nào mua được đủ các căn cứ khắp thế giới để phủ sóng bằng máy bay có bán kính hoạt động tối đa 2000km. Cần nhắc rằng, cho dù có phép tiếp dầu trên không, thì không máy bay tiếp dầu nào nối dài được những tầm bay cỡ đại dương. Và đối với máy bay tuần tiếu thời bình thì tiếp dầu nối dài đường bay cũng là hình thức rửa tiền, với giá mỗi chuyến bay tăng lên nhiều lần, giá mua tổng số máy bay tăng lên nhiều lần.

      Đơn giản nhất, để một con P-3 Orion có bán kính 7000km, thì người ta phải tốn 3-4 em máy bay đắt hơn nó như KC-135, bay theo cái bà già chậm như rùa đó cho bú. Và hợp lý hơn, nhưng không thực hiện, vì thực hiện sẽ phá thiết giáp hạm chở máy rửa tiền P-3 Orion, là rất đơn giản, là chuyển máy móc từ P-3 sang KC-135.

      Chúng ta có thể ví dụ, Tu-95 chẳng hạn, nó bay 15 ngàn km, bán kính 7 ngàn km, đủ để phủ sóng toàn bộ những vùng biển có tầu ngầm đe dọa đến quê nó, mà chưa cần chính các Tu-95 tiếp dầu trên không cho nhau. Nếu như đủ các cắn cứ, thì Tu-95 đủ để kiểm soát tất cả mọi điểm trên các đại dương không cần tiếp dầu, ví như Thái Bình Dương cần 2 căn cứ, trong khi P-3 chỉ kiểm soát được một phần các đại dướng cho dù có vô vàn căn cứ. Tầu ngầm chiến lược thừa sức biết các vùng trắng với P-3, và yên tâm lượn lờ ở đó. Tu-95 cũng đủ tải để mang các vũ khí hạng nặng, hoạt động tự động, đừng ngoài tầm an toàn tiêu diệt các tầu ngầm địch. Không riêng tầu ngầm mà Tu-95 có nhiều loại khí tài đủ sức diệt những hạm đội mạnh nhất, khi nó vẫn đứng ngoài tầm chiến đấu của các vũ khí xa nhất trên hạm Mỹ, như F-18 Hornet có bán kích chiến đấu 400km.

      Delete
    3. đứng trên góc độ Việt Nam. Thời bình, thì Việt nam không cần theo dõi tầu ngầm chiến lược của các cường quốc trong thời bình. Việt Nam chỉ cần săn tầu ngầm tấn công của địch trong thời chiến, chiến đấu trong lửa đạn trên "chiến tuyến biển". Trong điều kiện đó, các máy bay có gốc vận tải tốc độ chậm, như P-3 Orion, và M-28... hoàn toàn ko cần thiêt
      Ưu khuyết điểm của P-3 Orion. Những máy bay tuốc bin cánh quạt có nhược điểm là bay chậm, ồn. Thế nhưng ưu điểm của chúng là bay xa và lâu. Do đó, chúng thích hợp với nhiệm vụ tuần phòng thời bình. Chúng rà quét một diện tích mặt biển lớn với giá rẻ và số lượng máy bay cần thiết nhỏ, lực lượng nhân viên nhỏ. Các máy bay có máy đẩy cách quạt trong turbofan thì có thể bay nhanh hơn, nhưng lại không thích hợp với tốc độ bay quá chậm
      2.về máy bay chống ngầm:
      như đã nói trên, những mặt mạnh của P-3 Orion quá yếu đến mức không nên dùng. Ví dụ, Tu-95 có bản chống ngầm (ASW) là Tu-142. Nếu như so sánh với Boeing 707 thì tầm bay (không tính tiếp dầu) của Tu-142 cao hơn (15.000 km ) khi mang đủ 10 tấn vũ khí. Bản thân các Tu-95 các đời đều có khả năng làm máy bay tiếp dầu và ăn dầu trên không để tiếp dầu cho nhau, nên ở những nhiệm vụ có tầm bay xa hơn cũng không cân biên chế thêm nhiều máy bay. Chính vì thế, một máy bay có khả nanwg bay chậm hơn với tầm xa hơn sẽ có lợi hơn 707 trong nhiệm vụ này. Tu-95 đã rất cổ nhưng thời gian phục vụ còn được kéo thêm 30 năm nữa đến 204x. Tu-95 được thiết kế cùng đợt với Lockheed L-188 Electra. Tuy nhiên, Tu-95 mang một số tiến bộ-hoặc là không mang một số đặc điểm đã quá lạc hậu vào lúc đó. Ví dụ, Lockheed L-188 Electra vẫn là cánh ngang chữ T của loại máy bay trước WW2, nên nó rất tốn dầu tốn tầm bay khi vươn tốc độ lên khoảng 6-7-8 trăm km/h, ưu điểm của loại cánh này là máy bay bay thuận lợi ở 400-500km/h nhưng chỉ với tải nhỏ. Còn Tu-95 đã là cánh xuôi sau thích hợp với các máy bay bay xung quanh tốc độ M1, các Boeing vận tải như Boeing 707 nói trên cũng là xuôi sau như vậy. Tu-95 cũng dùng máy đẩy tuốc bin cánh quạt, nhưng không đến nỗi dùng loại tuốc bin quá cổ ăn dầu. Đặc biệt Tu-95 sử dụng kiểu cánh quạt ngoài hai tầng quay ngược chiều nhay có điều khiển độ nghiêng, loại cánh quạt này cho phép máy bay cánh quạt tăng tốc độ lên chút, nên máy bay có thể bay 925km/h và khi bay nhanh cũng khá kinh tế. Tất nhiên, ưu thế của các máy bay cánh quạt là tải lớn, nhưng P-3 Orion lại là máy bay khá nhỏ so với các máy bay tầm xa, lại lao động thủ công nên không mang được nhiều vũ khí chống tầu ngầm. Bản thân P-3 Orion cũng không có quá nhiều vũ khí tốt để mang-nếu như nó ném các hóa đơn tiền chuộc sống xuống đất.
      Thêm nữa,các máy bay chở hàng dân sự đó có thân bầu tốn dầu. Còn Tu-95 cũng như B-52 và các máy bay được thiết kế để mang vũ khí khác đều có thân dài hẹp, sức cản ít, bay được xa hơn nếu như cùng một cấu hình trọng tải và máy đẩy.
      Tóm lại. P-3 Orion là máy bay chống ngầm được thiết kế trên thân máy bay chở hàng dân sự 195x, mà là cái loại từ lúc ra đời cuối thập niên 195x đã mang những đặc điểm quá lạc hậu so với thời đó. Chính vì thế, dù có phép tiên nó cũng không thể làm nhiệm vụ của nó đầy đủ được. Nó tồn tại được chỉ và chỉ là do nó đã biến thái hoàn toàn thành máy bay rửa tiền, cõng trên lưng các dự án rửa tiền đã được dày công xây dựng qua nửa thế kỷ. Chính vì thế, ngoài chức năng ném bom vào ngân sách thì nó hết sức vô dụng. và cũng chính vì thế, cấu hình máy bay này, cả phần cơ lẫn phần điện, cả khung thân và vũ khí... đều tồn tại rất vô lý với quân sự, nhưng vẫn tồn tại.

      Delete
  2. III.Nhu cầu của nhà ta về chocopie (lưu ý là mấy ngày nay toàn là báo lá cải viết nhé ,chưa có nguồn chính thống nào đưa nhé)
    Như vậy, chúng ta đã phân biệt được các máy bay tuần phòng thời bình và chống ngầm. P-3 Orion không phải là máy bay chống ngầm, mà là máy bay tuần phòng thời bình, máy bay cảnh sát, chứ không phải máy bay quân sự. Nó chỉ có thể đánh được tầu ngầm chở thốc phiện. Thật ra, nhiệm vụ của P-3 Orion, ngoài việc tuần tiếu theo dõi tầu ngầm chiến lược của các siêu cưởng, thì còn là những nước lớn sẽ bảo vệ vùng biển của mình, theo dõi được tầu ngầm lạ định vào nghe trộm hay ăn cắp cái gì đó, ngăn chặn tầu ngầm địch đột kích sâu trongt hời chiến.... Ví dụ như tầu ngầm địch cơ thể vượt qua hàng rào hải quân Trung Quốc, đến sát bờ biển Trung Quốc, để bắn được đạn vào đến Tây Tạng.... Đều là nhiệm vụ tuần phòng thời bình, và ta không hề cần. Đơn giản là ta không cần ngăn tầu ngầm địch lẻn đến sát Hải Phỏng để bắn đạn vào Miến Điện. Khi ta làm chủ vùng biển thì ta lấy trực thăng ra ném thủng tầu ngầm. Còn khi tầu địch làm chủ vùng biển, thì nó không cần lẻn qua P-3 Orion.



    Một cái tầu ngầm dễ dàng nghe thấy P-3 Orion đến gần-mà chưa cần P-3 làm gì, vì máy dò từ trường chỉ phát hiện được tầu ngầm ở tầm rất gần, Sornar của tầu ngầm có diện tích tai cả chục mét vuông. Sau đó nghe thấy các thiết bị chống ngầm của nó hoạt động. Và một cái tầu ngầm như Kilo dễ dàng mang các đạn không đối không, nổi lên ốt cho P-3 Orion một cái toi đời. 606 Varshavyanka nhà ta (mã NATO Kilo) hiện được báo là chỉ mang các đạn vác vai Ilga và Strela (9k34/9k38) có tầm rất ngắn 4km. Nhưng các tầu ngầm cỡ Kilo thừa sức mang các hệ thống phòng không tầm ngắn có tầm 6-10 km, như 3K95 (Tor), hay các đạn của Buk có các tầm tối đa từ 15-24 km. Các hệ thống phòng không tầm ngắn như Tor và Buk được thiết kế trên xe bộ hành nhỏ hơn cái tầu ngầm Kilo nhiều, và không thiếu bản tương tự trên tầu chiến. Ngay cả khi đang dò từ trường thì Ilga cũng đủ để hạ P-3. Đó là nói trường hợp Kilo không có các tàu hộ tống, máy bay bảo vệ.... Nói chung, P-3 Orion chỉ tồn tại trong thời chiến khi bắt nạt trẻ con, khi đã làm chủ toàn bộ mặt biển, như thế nó không hề có giá trị trong thời chiến, vì lúc đó có nhiều phương tiện khác tốt hơn nó.

    ReplyDelete
  3. IV.Vậy máy bay chống ngầm cần những gì ?
    Thứ nhất, nó có khả năng tự vệ thích hợp với nhiệm vụ của nó. Ví dụ các trực thăng hải quân được bảo vệ trong phòng không của tầu mẹ, Su-34 có khả năng không chiến khá tốt, hay Tu-95 sẽ được các máy bay và hạm đội quy mô lớn bảo vệ vì chúng là máy bay chiến lược có tầm bay liên lục địa chuyên dùng đánh nhau với siêu cường. P-3 Orion thì có khả năng tự vệ rất tốt trong thời bình.
    Thứ 2, chúng có khả năng dò tầu ngầm.
    Các máy bay tuần tầu ngầm dùng máy đo nhiễu dị thường từ trường. Bình thường, người ta đo bản đồ từ trường cũng bằng các máy bay này trên toàn bộ địa cầu. Khi đi tuần, nếu thấy từ trường chỗ nào khác với bản đồ, thì chúng biết có khối sắt lớn.

    Nghe âm thanh tần số thấp. Khi đã biết khu vực có tầu ngầm thì các máy bay ném xuống cả một dãy phao nghe, mỗi phao có hai phần, phần trên liên lạc radio và định vị GPS-đồng bộ cả thời gian và không gian, phần dưới treo bởi phần trên ở sâu dưới nước sẽ nghe âm thanh. Một số loại phao nghe này như của Su-34 sẽ phát ra đều đều các tiếng nổ rồi nghe tiếng vọng. Máy bay mẹ sẽ căn cứ vào các tiếng vọng này để phát hiện vị trí chính xác của tầu ngầm.

    Ba là, sau đó máy bay thả sống các sornar chủ động soi chính xác vị trí tốc độ tàu ngầm bằng siêu âm.

    Khi tầu ngầm di chuyển, thì với các tầu ngầm kiểu Mỹ, Su-34 sẽ phát hiện các giao thoa sóng nước bằng phần mềm đặc biệt trên radar, từ tầm 120km. Nhiều nước có các đường cáp nghe sóng âm đề phòng tầu ngầm. Các máy bay chống ngầm P-3, IL-38, Tu-142 đều sử dụng các thiết bị định vị radio để phát hiện các phiên liên lạc từ tầu ngầm khi chúng nổi lên, xa hàng trăm ngàn km, sau đó chúng khoanh vùng và dò ra tầu ngầm. Các trực thăng và các máy bay ném bom, các máy bay chống ngầm trẻn... cũng chăm chỉ phát hiện các ống thở tàu ngầm nổi lên vốn rất khó phát hiện bằng radar tầu nổi. Ngoài ra, người ta phát triển các phương pháp phát hiện tầu ngầm như xuất hiện trong không khí các hóa chất thổi ra từ tầu ngầm như khói động cơ tự nhiên xuất hiện ở vùng biển vắng, nhiệt năng làm nóng nước một cách dị thưởng, sóng liên lạc vệ tinh xuất hiện ở biển không có tầu bè, tia laser liên lạc vệ tinh, âm thanh liên lạc từ trong lòng biển. Một số phương pháp đó có thể phát hiện các cuộc liên lạc hay nổi lên của tầu ngầm ở rất xa hay trên vệ tinh, chỉ điểm cho các máy bay dò tầu ngầm.

    Ngược lại, tầu ngầm của các nước lớn thường xuyên "nắn" tai mũi của nhau xem tinh tối thế nào. Ví dụ, chúng bám theo nhau để xem khả năng theo dõi và nghe ngóng nhau. Việc bám theo tầu ngầm chiến lược của địch là việc quan trọng để lấy mẫu âm thanh, cũng vì thế mà khi hạ thủy người ta che kín chân vịt tầu ngầm, vì căn cứ vào ảnh báo chí có thể mô phỏng máy tính ra mẫu âm đố. Khi làm nhiệm vụ, tầu ngầm chiến lược thường đi chậm để tranh bị phát hiện từ xa, đảm bảo nhiệm vụ giấu các vũ khí chiến lược trong lòng biển. Các sornar trên tầu ngầm thường mù phía sau có xoáy nước, nên các tàu ngầm địch cũng dễ bãm theo, để tránh điều này tầu ngầm Nga có đường đi "Crazy Ivan" (Сумасшедший Иван), là tỉnh thoảng đổi hướng trái phải trên dưới để soi phía sau. Đường đi này đã phát hiện ra bệnh lòi tai của tầu ngầm Mỹ, vì nhiều lần xảy ra va chạm, các tầu Mỹ không định vị đúng tầu Nga nên đã vài lần có va chạm. Hay các tầu ngầm Nga năm 2012 đã 2 lần vào ra vịn Mexico để đánh giá hệ thống cáp nghe ngầm của Mỹ, cả hai lần họ đều hoạt động trong đó cả tháng trước khi cố ý để cho người Mỹ biết.

    ReplyDelete
  4. Thứ 3, chúng phải bay chậm, bay lâu, bay xa. Tầm phát hiện của máy dò từ trường rất ngắn, tùy từng độ sâu mà tầm này chỉ vài trăm mét đến 1-2 km, vậy nên các máy bay này phải bay thành lưới dày đặc mới phát hiện ra tầu ngầm đang di chuyển lòng vòng tốc độ chậm để giấu mình. Đồng thời, các tầu ngầm chiến lược thường ở rất xa vì chúng có tầm bắn đến 8000km, chúng cũng được đóng bằng titan, rất ít thép nhiễm từ, và lặn sâu đến 400 mét. Đặc biệt các tầu ngầm tấn công hạt nhân Nga lặn sâu đến 600 mét thì hiện không có khả năng dò bằng máy dò từ trường trên máy bay. Còn các tầu ngầm khác tùy loại cần các máy bay này bay quãng đường rất dài để tuần phòng. Đương nhiên, máy bay nào có khả năng ăn dầu trên không đều bay vòng quanh thế giới được mà không cần đỗ, nhưng vấn đề là p-3 orion cần thêm 3-4 con 707 KC-135 để làm điều đó.
    Thứ 4, chúng mang các vũ khí diệt tầu ngầm. Dễ hiểu nhất là bom chìm nổ ở độ sâu yêu cầu bởi áp lực nước, và thủy lôi từ trường chìm. Các bom này được thả xuống và cài đặt để nổ khi chúng đến gần tầu ngầm, có độ tin cậy rất cao. Một số loại mìn như thế được thả trên mặt nước hay dưới đáy nước đợi tầu ngầm. Loại vũ khí thông dụng nhất là các đạn tự hành liên hợp. Máy bay không người lái-đạn có cánh, hay dù, sẽ thả phao xuống mặt nước. Trên mặt nước đạn chia làm 2 phần nối với nhau bởi dây dẫn, nối với mẹ từ phao bằng radio băng thông lớn, phần ngư lôi sẽ lặn theo điều khiển từ máy bay mẹ để đi mò tầu ngầm. phần ngư lôi chìm hay phần phao nổi được trang bị sornar chủ động siêu âm để soi chính xác tầu ngầm. Một số loại đạn khác như đạn tự lao đến âm thanh cũng có thể được sử dụng, chúng có thể ngồi chờ như mìn trên mặt nước hay dưới đáy nước, khi tầu ngầm đến gần , nghe rõ hướng, thì chúng bắn ngư lôi ra.
    Thứ 5, các máy bay này cần mang tải nặng, vì vũ khí chống ngầm và các đạn diệt hạm chống tầu nổi bảo vệ tầu ngầm đều khá nặng. Tải của các vũ khí-khí tài này càng nhân bội khi máy bay muốn đanh nhau ở ngoài tâmd an toàn.
    Thứ 6, riêng máy bay trực thăng hải quân thì bay gần và nhẹ. Vì thật ra chúng chỉ hoạt động trong tầm bảo vệ của phòng không hạm đội, đảm bảo hạm đội nằm ngoài tầm ngư lôi tầu ngầm, chúng chủ yếu là dò và theo dõi tầu ngầm, khi cần đanh thì tầu mẹ đánh hoặc máy bay quay về tầu mẹ lấy thêm hàng.

    ReplyDelete
  5. V.Sơ qua về chống ngầm và nhu cầu của nhà ta hiện nay:

    Để chống ngầm, có 4-5 hạng máy bay.

    Chúng ta đã thấy một loại máy bay như Tu-95. Đó là các máy bay "tầu sân bay bay", chuyên chở đạn có điều khiển, được cải tiến sang chống ngầm là Tu-142. Các máy bay tấn công mặt đất tầm xa này chở nặng, bay xa, bay lâu, đủ tầm quản lý các đại dương, vốn thích hợp với sự bảo vệ của các đội bay và đội tầu, có sẵn nhiều khả năng diệt hạm, mang được vũ khí lớn và tầm xa để đánh nhau với tầu ngầm từ ngoài khoảng an toàn. Loại này thích hợp với các nhiệm vụ lớn nhất của máy bay săn ngầm, là tuần tiếu phát hiện theo dõi các tầu ngầm chiến lược trên đại dương, tấn công các hạm đội lớn nhất kể cả các tầu ngầm, đánh luôn cả các căn cứ không-hải quân.... Nhược điểm của chúng là mua và vận hành khí đắt. Tuy nhiên, để các siêu cường theo dõi tầu ngầm hạt nhân của nhau thì không gì tốt bằng.



    Loại nhỏ hơn, tương tự như P-3 Orion có con Il-38 chống ngầm. Il-38 được phát triển từ máy bay chở hàng nguyên thủy liền sau WW2 Il-18, về khung thân thì cải tiến lớn nhất là chuyển sang máy đẩy tuốc bin cánh quạt. Il-38 ngang P-3 (cất cánh tối đa 63 tấn), cũng cánh ngang bay chậm max 725, cũng ngang ngang P-3 Orion 750. Thế nhưng Il-38 có tầm bay 9500, đảm bảo bán kính gần 5 ngàn km khi mang đủ. Il-38 cũng sử dụng những khí tài thủ công như vậy, số hóa đơn tiền chuộc bớt đi 1 còn 10. Il-38 được thiết kế để dành cho những khác hàng như là của P-3 Orion, nhưng cạnh tranh hơn.

    Rõ ràng, cùng cấu hình nhưng Il-38 ăn đứt P-3 Orion , và Il-38 được sử dụng vì nó có anh nó là Tu-142, chứ không phải lấy chú tí hon làm anh của những hạng M-28. Mặt khác, loại máy bay vận tải dân sự này khi chuyển thành máy bay tuần biển đã tạo điều kiện để xây dựng các dự án rửa tiền bền vững, vì chúng không có khả năng chiến đấu để có thể bị ảnh hưởng, và mang được nhiều dự án như thế.
    Loại nữa có tính năng chiến đấu mạnh hơn, nhưng tầm bay ngắn hơn và sức mang đạn yếu hơn Tu-95, là các máy bay đa năng có ném bom của hải quân như Su-34. Su-34 được cải tiến hướng mang nặng bằng cách hy sinh tính năng bay nhanh, của dòng máy bay đa năng Su-27. Su-34 mang được nặng hơn, bay xa hơn, có radar to hơn, tiện đánh tầu nổi tầu ngầm hơn, nhưng vẫn còn một phần khả năng không chiến, chứ không đực mặt ra chịu chết như P-3 Orion. Su-34 hơi bé hơn Orion với khối lượng tối đa 45 tấn, nhưng bay nhanh tối đa được M1,8 cũng đủ để chạy thoát qua mặt các F-18. Khả năng không chiến thì Su-34 cơ động như F-18, nhưng mang được radar to hơn, đạn tầm xa hơn, và tầm bay xa hơn. Tầm bay tối đa của Su-34 xấp xỉ Orion là 4000. Su-34 dĩ nhiên không mang được nhiều loại máy như P-3 Orion hay Tu-142, ví như các máy ngửi không khí... nhưng lại mang được nhiều vũ khí hơn. Một loại máy bay có tính năng của Su-34 nhưng khả năng đối đất thấp hơn là Su-30 các loại như Su-30 nhà ta, cùng hạng với Su-30 Tầu Khựa.

    Rõ ràng, Su-34 có cùng hạng mang vác như Orion. Nhưng Su-34 là máy bay của thời chiến. Su-34 có tính không chiến hơi nhỉnh hơn F-18 của hạm đội Mỹ. Ngược lại, Su-34 có tầm bay và tải mang hơi yếu hơn P-3 Orion. Khả năng sống sót của Su-34 trong thời chiến là cao, và nó không chỉ để đánh tầu ngầm, mà cũng như Tu-95 nó tương luôn cả hạm đội lớn.

    ReplyDelete
  6. Loại cuối cùng là loại mà nhà ta cần mua, đó là các trực thăng của các tầu chiến. Ví như các Ka-25/27/28. Là trực thăng nhưng tầm bay cũng được đến 1000km, đi tuần từ trường bán kính tối đa 500km thì cũng đủ để hạm đội né xa ngư lôi tầu ngầm. Cất cánh tối đa 12 tấn trong đó có 6 tấn dầu-vũ khí-người, tải hàng lớn gấp 3 lần M-28. So sánh như thế để biết độ vô dụng của các vận tải nhẹ như M-28 và biết cái rửa tiền của nhà ta, chúng có tầm 510km, bằng nửa Ka-28 vũ trang ta đang có sẵn. Cái có của M-28 chỉ là đám máy móc rửa tiền theo khuôn mấu P-3 Orion mà Ka-28 không thể nào cõng nổi.

    Ưu thế của các trực thăng hạm đội là chúng vươn dài cánh tay tầu mẹ. Các máy bay này cũng hết sức thích hợp để làm các hệ thống cảnh báo trên không AWACS của hạm đội, ví như Ka-31 là bản AWACS của hạm đội. Một mặt thuận lợi là tầm của các trực thăng này không quá xa như Tu-95 và Su-34, nên chúng có đường link băng thông cao bằng vi-ba qua radar với tầu mẹ, nên thuận lợi cho cả việc tự động hóa và điều khiển từ xa các chức năng chống ngầm, nên không cần nhiều nhân viên. Một thuận lơi nữa là các máy bay này không lo không chiến, vì chúng hoạt động trong tầm lưới lửa phòng không của hạm đội, cái Kilo có thể thò tháp pháo lên bắn hạ P-3 Orion nếu như mang tên lửa đủ tầm, nhưng nếu nó làm điều đó với một con Ka-27, thì là Kilo tự sát, vì hạm đội sẽ bắn đến cả một lũ đạn mang sornar diệt nó. Thuận lợi thứ 3 là số lượng các bác này thỏa thích, nên các bác ấy dàn trận chặn đầu chặn đuôi, tầu ngầm khó thoát. Các bản Ka-27 chuyên chống ngầm ASW như Ka-27K/PL
    Với tốc độ bay rất chậm, các trực thăng dễ dàng hơn các máy bay cánh cố định khi dò tầu ngầm, kể từ khi khung được khu vực cho đến khi các sornar chủ động trên đầu đạn soi rõ chính xác tầu ngầm ở khoảng cách gần. Ví dụ, việc thả các phao nghe âm cần làm đi làm lại nhiều lần trên các khu vực khác nhau, yêu cầu các máy bay cánh cố định cần bay lòng vòng rất xa. Đến khi thả các phao sornar chủ động, bom chìm, thủy lôi từ trường, ngư lôi tự theo âm thanh... thì các trực thăng đương nhiên là dễ dàng thả bom trúng đầu tầu ngầm.

    ReplyDelete
  7. Một thuật lợi tuyệt với của trực thăng là chúng sử dụng các phao dùng nhiều lần, các phao này treo bằng dây cáp dưới máy bay, thả ngầm xuống nước. Chúng có thể là nghe âm, phát ra các âm thanh và đợi nghe tiêng vọng. Chức năng này phát hiện ra tầu ngầm khá nhanh ở những vùng biển sâu. Hay cao cấp hơn là các sornar chủ động bằng siêu âm. Chức năng này cũng cho phép sử dụng các sornar lớn và tin cậy hơn là các sornar dùng một lần do đạn có cánh hay dù mang xuống mặt biển, ví như khi tầu ngầm đi xa thì phải thả nhiểu sornar như thế, nên không thể mang 1 sornar to.

    Nhược điểm lớn nhất của các trực thăng là tốc độ của chúng chỉ 300-400km / h, nên thời gian chúng quét mặt biển bằng máy dò dị thường từ trường lâu hơn. Nhưng bù lại, thì cái diện tích chúng cần quét lại chỉ vài trăm km2 chứ không phải cả Thái Bình Dương như Tu-95. Nhược điểm nữa là ở khoảng cách 50-100km, có thể các máy bay này bị máy bay không chiến của địch bay rất thấp bắn hạ. Nhưng vấn đề là tuy Ka không thể bắn lại các F-18, nhưng lại gọi được mẹ bắn S-300 mang radar ra tận mặt F-18.

    Ngay cả việc làm các AWACS cho hạm đội cũng vậy. Các trực thăng dễ dàng vác theo ăng ten rất to, điều đó cản khí động các máy bay cánh cố định. Một cái Ka-31 mang theo ăng ten to đến mức những AWACS cánh cố định lớn nhất cũng khó mang nổi. Thế nhưng một con Ka mang ăng ten như thế lại có thể hoàn toàn thụ động về radar, khi tầu mẹ phát sóng chiếu vào nó để phản xạ ra xa và tầu mẹ cũng lại hướng chảo vào chảo của máy bay để thu về. Hoặc cách khác là đường băng thông rộng hay đường truyền tương tự bằng vi-ba dễ dàng thiết lập giữa tầu mẹ và trực thăng để truyền tín hiệu radar, máy bay chỉ là ăng ten không hơn không kém không cần sử lý tín hiệu radar. Không thiếu hãng đã mua Ka hay loại trực thăng nào đó về làm ăng ten truyền hình. Tuy nhiên, lấy trực thăng ra làm AWACS thì quá lợi cho công quỹ, không chọc được một lỗ rút tiền lớn, như các máy bay cánh cố định phải dùng máy phóng tầu sân bay ném lên trời. Thực chất, Ka-31 là AWACS đa năng, nó có thể là AWACS của hạm đội hoặc đèn chiếu cho các đạn diệt hạm bay rất thấp dưới đường chân trời của tầu địch. Nhờ cách đánh này, các đạn diệt hạm bay tốc độ cao 5-15 mét trên mặt nước, dưới đường chân trời của radar tầu địch, t6ốc độ M2-M3, khoảng thời giantừ lúc tầu địch nhìn được nó ở vài km đến khi trúng đạn chỉ vài giây không thể đánh trả, nhưng trên đường may các đạn diệt hạm này vẫn định vị rõ mục tiêu và tự động lập đội tấn công.

    ReplyDelete
  8. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete