Nhật Bản lập mặt trận chống Trung Quốc
Tuesday, April 16, 2013
Nhật Bản sẽ không thỏa hiệp trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Không có bất cứ nhượng bộ nào cho Bắc Kinh về vấn đề quần đảo Senkaku (tức Điếu Ngư) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố như vậy tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Tuyên bố này trên thực tế đã cắt đứt khả năng vừa xuất hiện cho cuộc đàm phán của Bắc Kinh với Tokyo về vấn đề này. Chuyến thăm của vị khách khiến Trung Quốc khó chịu. Ngoại trưởng John Kerry đã xác nhận rằng Hoa Kỳ mở rộng hiệu lực của hiệp ước an ninh với Nhật Bản đếnquần đảo Senkaku. Theo Hiệp ước này, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh châu Á của mình trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Trong khi đó, khả năng tình hình diễn biến theo kịch bản này như là phương pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa được gỡ bỏ. Ông Valery Kistanov, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Nghiên cứu Viễn Đông nói:
“Ông Tập Cận Bình rất cứng rắn trong việc giải quyết vấn đề theo quan điểm Trung Quốc.Gần đây, Trung Quốc tuyên bố rằng tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng - không chỉ với Nhật Bản, mà cả với Philippines, Việt Nam và một số các nước khác – là vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của Trung Quốc. Đây là cách đặt vấn đề một cách rất nghiêm trọng. Nhật Bản không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Trong những trường hợp như vậy, cách duy nhất để bảo vệ quần đảo này và chống tham vọng của Trung Quốc là hiệp ước an ninh với Mỹ.”
Trông chờ vào sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản đồng thời tiếp tục lôi kép các nước khác tham gia vào mặt trận rộng lớn chống Trung Quốc, trước hết là những nước đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Đó là Philippines, Việt Nam, và một loạt các nước đang c xung đột với Trung Quốc nhằm tranh chấp quần đảo Trường Sa trên biển Hoa Nam (tức biển Đông). Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kisida đã thăm Manila là phối hợp phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Việt Nam, cũng như Philippines, cũng đang xung đột với Trung Quốc trong vấn đề biển đảo. Vì vậy Tokyo có thể tìm kiếm sự thông cảm và ủng hộ từ phía Hà Nội. Đáng chú ý là tuyên bố mạnh mẽ của thủ tướng Abe rằng Nhật Bản sẽ không thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào trong vấn đề lãnh thổ trùng hợp với thông tin về việc Việt Nam có ý định mua 6 máy bay tuần tra của Mỹ. Nếu thỏa thuận mua bán này được thông qua, đây sẽ là tiền lệ đầu tiên về việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam sau cuộc chiến tranh Đông Dương.
Bắc Kinh thận trọng theo dõi sự phát triển mối quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và nhìn nhận đây là mối đe dọa tiềm năng đối với lợi ích của mình trong khu vực. Khả năng Việt Nam mua 6 máy bay tuần tra Mỹ có càng khiến cho sự khó chịu tăng lên. Nhất là khi các mấy bay đó chắc chắn sẽ được sử dụng trong vùng trời trên các hòn đảo tranh chấp ở biển Hoa Nam (tức biển Đông), nơi mà hiện nay không quân Trung Quốc đang chiếm ưu thế.
Nhật Bản cũng đã vận động được Đài Loan vào mặt trận chống Trung Quốc. Đảo quốc cùng với đại lục cũng tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư (tức Senkaku). Mới đây Tokyo đã cho phép Đài Loan đánh cá trong khu vực các đảo tranh chấp mà không sợ tuần tra Nhật Bản truy đuổi.
Bắc Kinh đã tìm cách phối hợp nỗ lực với Đài Bắc trong cuộc tranh chấp Điếu Ngư nhưng không thành công. Bây giờ, rõ ràng, Tokyo đã giành ưu thế trong việc mua chuộc Đài Bắc. Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ với thực tế rằng Nhật Bản và Đài Loan đàm phán về việc tự do đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp với tư cách là đại diện của hai quốc gia. Dù sao đi nữa thì Tokyo đã phá vỡ liên minh Đài Bắc với Bắc Kinh trong vấn đề ảo tranh chấp lãnh thổ trong biển Hoa Đông.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment