Hầu hết các nhà phân tích cho rằng sự độc quyền về các phương tiện vũ trụ là mấu chốt để liên minh do Mỹ đứng đầu giành thắng lợi (tại I-rắc) trong năm 1991. Sự độc quyền đó bao gồm chức năng quan sát, thông tin, dẫn đường, dự báo thời thiết cũng như nhiều chức năng khác.
Việc tiếp cận các phương tiện vũ trụ từ đó đến nay đã thay đổi nhiều đến mức bất kỳ một cuộc xung đột tương lai nào cũng sẽ diễn ra trong một môi trường công nghệ khác với cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, giống như cuộc chiến tranh này khác với cuộc chiến tranh vùng Vịnh trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 vậy.
Nói tóm lại, các đối thủ trong tương lai của Mỹ sẽ có trong tay nhiều phương tiện trong vũ trụ mà Mỹ đã sử dụng một cách hiệu quả vào năm 1991. Họ không cần phát triển ngành công nghiệp vũ trụ, phóng hàng loạt vệ tinh, hay vận hành chúng. Điều cần thiết trước hết chỉ là những thẻ tín dụng có giá trị lớn, khả năng truy cập Internet và những địa chỉ của một loạt các nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh thương mại mới được sở hữu trên toàn cầu.
Các dịch vụ này bao gồm giải đáp nhanh, hình ảnh địa hình rõ nét có thể chỉ ra việc bố trí quân, đường sá, và thậm chí là vị trí và từng loại xe tăng và máy bay. Một dịch vụ khác là dải số tần cao (high bandwidth) bảo đảm thông tin cơ động cho cả thoại và số liệu. Các thiết bị dẫn đường và tính thời gian (time-keeping aids) có độ tin cậy cao và các dự báo thời tiết chính xác cho bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Năm 1997, Mỹ đã hoàn tất một chính sách vũ trụ quốc gia, một phần trong đó hiện nay vẫn chưa được công bố. Nhưng một nhiệm vụ giao cho Bộ quốc phòng Mỹ đã được làm rõ, đó là phải đảm bảo để không một kẻ thù nào có thể vô hiệu việc Mỹ sử dụng vũ trụ, và trên hết là Mỹ có thể ngăn chặn bất kỳ hệ thống vũ trụ đối địch nào.
Trong bài viết dưới nhan đề “Sự bùng nổ của không gian thương mại và ý nghĩa đối với an ninh quốc gia”, Tướng Thomas Moorman đặt ra câu hỏi: “Giới quân sự làm thế nào để đối phó với những kẻ thù địch có thể tiếp cận chương trình benchmark GPS cập nhật trên máy tính cá nhân của mình? Việc bảo đảm yếu tố bất ngờ trong các hoạt động quân sự sẽ trở nên vô cùng khó khăn mà việc xử lý ảnh cũng trở thành cơ sở dữ liệu mục tiêu cho các quốc gia thù địch hay khủng bố”.
Các nhà phân tích quân sự khác tỏ ra đồng tình với ý kiến này. James Lee viết trong đề tài thạc sĩ tại Trường Đại học Hàng không của Không quân Mỹ tại căn cứ không quân Maxwell, Montgomery, Alasca, năm 1996 rằng: “Một mối đe doạ vũ trụ mới dường như đang xuất hiện. Mặc dù các cuộc xung đột tương lai đối với Mỹ sẽ có thể chỉ giới hạn ở các cường quốc khu vực với tiềm lực quân sự thua kém Mỹ, nhưng sự hiện diện ngày càng tăng của công nghệ và sản phẩm vũ trụ có thể giảm đi ưu thế quân sự của Mỹ…” thí dụ, “phá hoại khả năng của Mỹ trong việc giành được sự bất ngờ về chiến lược và chiến thuật”.
Viết trên tạp chí Naval Institute Proceedings sè ra năm 1999, Thiếu tá hải quân Todd Black chỉ ra rằng: “Các hệ thống vệ tinh thương mại đang nhanh chóng trở nên không thể thiếu đối với nền quân sự Mỹ, và chắc chắn chúng cũng đang trở nên hữu ích hơn đối với các lực lượng quân sự và bán quân sự của kẻ thù, những kẻ khủng bố và với những lực lượng khác…” Tod Black còn nói rằng: “Thậm chí những ứng dụng cơ bản của công nghệ vệ tinh thương mại cũng có thể tạo ra những lợi thế không cân đối”. Bài viết của Black dưới tiêu đề “Vệ tinh thương mại: Kẻ thù hay đồng minh trong tương lai” cảnh báo rằng “không nhận thức được khả năng kẻ thù có thể sử dụng các phương tiện hình ảnh, dữ liệu định vị (locating data) và liên lạc bằng vệ tinh thương mại phổ biến là một điều khinh suất”.
Mỹ mất độc quyền vũ trụ. Kỷ nguyên độc quyền của Mỹ (và ở mức độ nào đó là Nga) trong sử dụng các thiết bị quân sự vũ trụ đang kết thúc.
Trong các dịch vụ thương mại vũ trụ, thì dịch vụ cung cấp hình ảnh mặt đất có độ phân giải cao là điều ai cũng thấy. Nhu cầu cân bằng các dịch vụ thương mại với mục đích quân sự mới đây được Gil Klinger, người phụ trách chính sách của Cơ quan do thám quốc gia trực thuộc Bộ quốc phòng, đề cập đến. Phát biểu vào ngày 26 tháng 3 vừa qua tại một hội nghị chuyên đề của ngành công nghiệp chính phủ, Klinger nói rằng, công việc của ông là phải tìm ra một điểm dung hoà giữa các hoạt động thương mại tự do và việc phải bảo vệ những thứ cần phải được bảo vệ.” Ông ta công nhận rằng, hình ảnh với độ phân giải các vật thể kích thước một mét có thể là điều tuyệt vời cho nông nghiệp, quy hoạch đô thị và cứu trợ các thảm họa, nhưng “nguy cơ rõ ràng và hiện hữu có thể xảy ra nếu những kẻ như Hussein và Melosevic ở trên thế giới nắm được những công nghệ và thông tin này”.
Các mục tiêu chưa được đánh giá đúng mức Mặc dù những người kiếm lợi từ việc chụp ảnh vũ trụ thương mại bảo đảm với công chúng rằng không có sự đe doạ nào từ việc chụp ảnh vũ trụ không hề bị hạn chế, họ lại tích cực thuyết phục việc Bộ quốc phòng Mỹ trở thành khách hàng ổn định cho việc mua ảnh vệ tinh của mình. Trong nhiều năm qua, các nhóm an ninh quốc gia Mỹ hài lòng với việc mua ảnh của Landsat và SPOT, nhưng các vệ tinh mới hơn phát hiện ra mọi thứ sẽ có sức hấp dẫn hơn.
Theo phóng viên Warren Firster của tờ tuần báo Space News, nhóm này “dự định đầu tư 1 tỷ đô-la Mỹ trong vòng 5 năm tới để sử dụng các tiềm năng thương mại”. Nhóm này trực thuộc sự lãnh đạo của Cơ quan do thám quốc gia (NRO) và bao gồm Cơ quan ảnh và bản đồ quốc gia (NIMA), sử dụng vệ tinh và các dữ liệu khác để lập bản đồ cho các cơ quan hoạt động vì an ninh quốc gia Mỹ. Để cho phép các hệ thống do chính phủ vận hành tập trung vào các mục tiêu trọng yếu hơn, Jennifer Lafley, phát ngôn viên của NIMA nói với Firster rằng: “Chúng tôi đang nghĩ đến việc sử dụng nhiều hơn ảnh vệ tinh thương mại vì các hệ thống hoàn chỉnh hơn đã được phóng lên vũ trụ và thị trường này nay đã hoàn thiện”.
Định rõ độ phân giải cao có nghĩa thấy rõ hình ảnh của những vật thể có kích thước 1 mét không phải là một điều độc đoán. Hình ảnh với độ phân giải này không chỉ để phát hiện ra xe cộ mà còn để xác định các loại máy bay cũng như những sự di chuyển trên mặt đất. Xe tăng có thể được phân biệt với các xe tải và có thể nhận biết những loại máy bay nào. Các đặc điểm giao thông trên mặt đất như các chướng ngại vật, điều kiện cầu cống vốn rất quan trọng trong việc lập kế hoạch bố phòng trên mặt đất giờ đây cũng có thể nhìn thấy được.
Công nhận mức độ mức độ hữu ích to lớn này trong quân sự, chỉ thị số PDD-23 của Tổng thống Mỹ chỉ ra rằng sự phổ biến hình ảnh độ phân giải cao có thể “làm tổn thương” an ninh quốc gia của Mỹ và đặt ra yêu cầu cấp phép cho từng trường hợp. Mục tiêu chính của chỉ thị này là để “hỗ trợ và tăng cường sự cạnh tranh công nghiệp của Mỹ trong lĩnh vực do thám từ xa đồng thời bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích đối ngoại của Mỹ”, đồng thời công nhận tầm quan trọng của nó đối với nước Mỹ trong việc phát triển các hệ thống này.
Các điệp viên có giá trị trong vũ trụ Joseph Dodd, phó chủ tịch các chương trình chính phủ đã mô tả các thành phần thị trường chủ chốt sử dụng dịch vụ của các công ty của mình như sau: “Thứ nhất là cung cấp ảnh chính xác cho thị trường nông nghiệp nơi mà một nông dân có thể chỉ muốn phun thuốc sâu trên một ô có kích thước 1 hoặc 10 mét thay vì trên một diện tích hàng trăm hoặc hàng ngàn mẫu tây. Một thị trường khác là lập bản đồ và khảo sát, chẳng hạn như cập nhật bản đồ thành phố về tốc độ phát triển đô thị. Một ứng dụng khác nữa là các công ty bảo hiểm có thể muốn xác định, chẳng hạn chỉ đơn giản là loại mái nhà gì để định ra mức bảo hiểm”. Ông ghi nhận các thị trường khác bao gồm ngành công nghiệp dầu khí, đặc biệt là các triển vọng điều tiết và thăm dò. Theo ông, “nếu bạn là một công ty đang bị buộc tội gây ô nhiễm ở một vùng nào đó và bạn có thể thăm dò từ xa để chỉ ra rằng đó là công ty bên cạnh với chất thải của họ đã gây ra sự ô nhiễm, thì đây là một công cụ rất mạnh để có thể làm được điều đó”. Không nghi ngờ gì nữa, những ứng dụng hấp dẫn này cũng như hàng chục và thậm chí là hàng trăm ứng dụng khác được phát triển như ảnh vệ tinh sẽ trở nên phổ biến rộng rãi. Điều làm nhiều nhà phân tích quân sự Mỹ lo ngại tất nhiên là việc có bao nhiêu trong các ứng dụng này sẽ trở nên nguy hại. Cynthia McKinley viết trong luận văn thạc sĩ được trình bày tại Trưường Đại học Hàng không năm 1996 rằng: “Mặc dù Mỹ là nước hàng đầu thế giới trong việc khai thác các hệ thống do thám vũ trụ, các đồng minh cũng như đối thủ của Mỹ đang dần thu hẹp khoảng cách này”. Họ sẽ trở nên thành thạo trong việc sử dụng một ảnh vệ tinh được họ làm ra hay mua lại. Ảnh đó sẽ giúp họ duy trì hoà bình khu vực hoặc để tiến hành chiến tranh”. Chuyên khảo của McKinley với tiêu đề mang tính cảnh báo “Khi kẻ thù có được đôi mắt của chúng ta” viết tiếp: “Các dữ liệu ảnh thương mại có sẵn ít nhất mang lại khả năng có được và duy trì những cơ sở dữ liệu chiến lược. Điều này cho phép kẻ thù xây dựng các kế hoạch tấn công và tập dượt trước các nhiệm vụ”. Chính là vì các hiểm hoạ này mà sau khi I-rắc tấn công Cô-oét vào năm 1990, chương trình SPOT của Pháp ngừng bán ảnh vệ tinh cho I-rắc và tiếp tục cung cấp cho các lực lượng liên minh do Mỹ cầm đầu, và liên minh đã sử dụng rất hiệu qủa cho việc lên kế hoạch các cuộc không kích.
Cũng theo McKinley: “Nếu các phi công chỉ được trang bị các bản đồ tiêu chuẩn, họ chỉ có 30% cơ hội để tiêu diệt một mục tiêu. Nếu với dữ liệu SPOT, khả năng tiêu diệt mục tiêu từ lần tần công đầu tiên được tăng lên đến 70%”.
Các chuyên gia do thám rất thực tế khi cho rằng không phải tất cả những người sử dụng ảnh vệ tinh đều là người tử tế… Trong khi tiềm năng của việc sử dụng hữu ích là rất lớn, “khả năng lạm dụng tất nhiên đang tồn tại, và không có gì nghi ngờ là chúng ta sẽ thấy điều đó…” như lời Christopher Symspon, chuyên gia do thám Trường Đại học tại Washington, D.C., nói với tờ Thời báo New York.
Hãy hình dung ra việc có thể do thám một tàu nghiên cứu đang tiến hành khảo cổ ngầm trên một xác tàu bị đắm trên vùng biển quốc tế cố giữ bí mật để tránh bị cướp. Chắc chắn những kẻ buôn đồ cổ chợ đen sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho thông tin này.
Hãy hình dung một kẻ sản xuất côcain có thể xác định được các bãi hạ cánh cho máy bay ở trong rừng sâu của những đối thủ sản xuất côcain, kể cả những loại máy bay gì được sử dụng để chuyên chở sản phẩm. Và hãy hình dung kẻ đó có thể biết tình hình cũng như việc triển khai của các lực lượng chống ma tuý như xe cộ, máy bay và thậm chí là những hàng rào mới được dựng lên – cái mà hắn ta muốn tránh. Điều này sẽ đáng giá đến thế nào đối với hắn.
Hãy hình dung việc có thể xác định ra một dàn khoan dầu ngoài khơi sâu và phát hiện ra kết quả thăm dò thành công như thế nào từ những gì được triển khai ở vùng biển quanh đó, vậy thì những kẻ đầu cơ tại thị trường phố Wall sẽ định ra cái giá thích hợp cho dữ liệu này là bao nhiêu?
Việc hoạt động hợp pháp của loại “tình báo công nghiệp” là không rõ ràng. Đó là vấn đề pháp lý liên quan đến bí mật thương mại và việc liệu thu thập hình ảnh về một phương tiện cuả dối thủ có phải là một sự xâm phạm bí mật thương mại không.
Với các mục đích quân sự, một kẻ tấn công có thể muốn quan sát bố trí ở khu vực mục tiêu, mệnh lệnh chiến đấu cho các lực lượng cơ động tham gia, tình trạng các tuyến vận tải và đặc điểm địa hình trong khi tiếp cận hoặc rút lui từ các mục tiêu. Trong khi đó, một kẻ phòng ngự lại muốn theo dõi sự tiến triển và mức độ sẵn sàng được thể hiện bằng hoạt động tại các kho nhiên liệu của các lực lượng đối phương chẳng hạn. Việc đánh giá thiệt hại sau tấn công cũng có thể thực hiện được bằng việc mua bán ảnh vệ tinh.
Dwayane A. Day, nhà phân tích chương trình vũ trụ quân sự có căn cứ tại Washington cho rằng: “Giá trị lớn nhất của ảnh vệ tinh thương mại là trước khi chiến tranh. Bạn có thể sử dụng nó cho việc lập bản đồ chính xác vị trí mục tiêu, chẳng hạn như các phương tiện chỉ huy và doanh trại”. Nhưng khi bắt đầu khai hoả, các hệ thống dân sự lại phải đóng cửa để bảo vệ mình khỏi cuộc tiến công: "nó hoặc phải đóng cửa hoặc là bị phá huỷ”. Có rất nhiều vệ tinh gián điệp cho thuê. Các vệ tinh quan sát dân dụng đã được sử dụng trong nhiều thập niên như Landsat với độ phân giải 50 mét vào những năm 1970 được bổ sung bằng hệ thống SPOT của châu Âu (với độ phân giải từ 5-10 mét) vào những năm 1980. Vào những năm 1990, cả Ên Độ và Israel phóng các hệ thống với độ phân giải 5 mét, và vào giữa những năm 1990, khi người Nga bắt đầu đưa vào hoạt động thương mại các vệ tinh do thám có độ phân giải 2 mét.
Hiện nay mức phân giải các vật thể 1 mét đang ở trong tầm tay. Một vài công ty sắp sửa đi vào hoạt động thương mại. Hiện Space Imaging đang chế tạo các vệ tinh Ikonos, và mặc dù bị mất vệ tinh đầu tiên trong lần phóng thất bại vào hồi tháng Tư, đang đẩy mạnh công việc. OrbImage cũng đã có một số vệ tinh có độ phân giải trung bình trong quỹ đạo, nhưng vệ tinh mang tên OrbView-3 của hãng này đang được trông đợi phóng vào cuối năm nay, sẽ cung cấp ảnh có độ phân giải 1 mét. EarthWatch đang sản xuất Quickbird-1 cho vụ phóng bị hoãn lại từ cuối 1999, một vệ tinh thử trước đó đã không vận hành trơn tru trong quỹ đạo. Autometric có kế hoạch bắt đầu vận hành một vệ tinh có độ phân giải 1 mét do Israel sản xuất và phóng bằng tên lửa của Nga vào trước năm 1999.
Thậm chí trước khi các vệ tinh mới này xuất hiện, các hệ thống thương mại có trước đó cũng đã cho thấy các đặc điểm nh đường sá, nhưng giê đây người sử dụng có thể thấy, và xác định được cả loại xe cộ chạy trên đó. Một đặc điểm của các vệ tinh ảnh này là ở chỗ, nhìn chung, chúng không có hay có rất ít khả năng lưu trữ ảnh, và phải truyền “trực tiếp” xuống các trạm mặt đất. Đối với nhiều quỹ đạo, vệ tinh phải ở trong cự ly 2,500 km tính từ trạm mặt đất để nằm trong tầm hoạt động hữu hiệu.
Thí dụ, Space Imaging sẽ cho phép các trạm tại các nước khác nhận và sau đó bán ảnh ở trong tầm thu của mình. Ngoài các điểm tại Alaska và Denver (Mỹ), hãng Imaging Space đã thiết lập các điểm nhánh ở nước ngoài như tại A-ten, Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và ở Nhật Bản. Một quan chức của hãng Spectrum nói: “Họ thuê thời gian ở trên vệ tinh, họ liên kết lên các vệ tinh (uplink) bằng các lệnh, và họ có được dữ liệu”.
Trong khi những chuyên gia công nghiệp tạo ảnh không gian tiếp tục nhấn mạnh sự vô hại của họ tới mọi người, và do đó họ không hề chờ đợi sẽ trở thành mục tiêu cho ai đó mong cầu sự hạn chế hoặc kết thúc những thao tác của họ, những chuyên gia quân đội Mĩ bất đồng ý kiến. Tướng Moorman, trong bài diễn văn tại AIAA, đã thông báo : " Sự tiến triển nhanh của hệ thống viễn thám với độ phân giải cao đưa ra những cơ hội phát huy sức mạnh của chúng ta từ không gian. Tôi nghĩ rằng những người chỉ huy của chúng ta ngoài chiến trường muốn một hệ thống có thể làm mất hiệu lực khả năng phát hiện mục tiêu này.
Điều này đòi hỏi phải có thời gian thử nghiệm
Trong 1976, một vệ tinh quan sát của Mĩ lần đầu tiên gửi hình ảnh thời gian thực chất lượng cao về cho trái đất trên kênh vô tuyến, được cải trang như một vệ tinh với mốt xưa sử dụng những hộp thiếc phim có thể đẩy ra. Xô viết bị lừa vẫn tin tưởng rằng nó không phải là vệ tinh quan sát cần đề phòng. Vì vậy đã không nghĩ đến việc che giấu những hoạt động quan trọng khi vệ tinh băng qua không phận, do đó nó đã nhìn thấy những việc mà đất nước Xô Viết nghĩ rằng không bao giờ bị nhìn thấy.
Theo những người trong cuộc kết quả đạt được rất đáng ngạc nhiên. Vệ tinh do thám được nguỵ trang này đã thu được ảnh của các tàu ngầm và máy bay mới của Liên-Xô khi chúng ở ngoài khơi và di chuyển giữa các hầm được nguỵ trang. Nó đã ghi nhận được cảnh những hố sâu do các đầu đạn tên lửa Liên-Xô tạo ra trước khi các hố này được các máy ủi đất “điều chỉnh” để che dấu độ chính xác thực sự của một tên lửa. Phần lớn những gì được tính toán trước dựa trên những hình ảnh trước đây được nhìn từ quĩ đạo tiên đoán của chúng hoá ra là giả tạo.
Sau đó một nhân viên CIA đã bán cuốn hướng dẫn vận hành của vệ tinh thám thính cho người Nga, và họ đã nhanh chóng điều chỉnh lại thời gian biểu các hoạt động của mình để tránh bị phát hiện.
Trong nhiều thập niên, một số ít các phương tiện chụp ảnh bay trong quỹ đạo đã làm cho chiến lược lẩn tránh trở thành hiện thực, nhưng giờ đây có ba khuynh hướng đang làm giảm tính hiệu quả của chiến lược này.
Thứ nhất, ngày càng có nhiều phương tiện được đưa vào quỹ đạo, làm cho thời gian giữa các lần quan sát ngày càng ngắn hơn (mặc dù như đã được nói đến, sẽ có khuynh hướng cụm lại của các vệ tinh chụp ảnh thương mại trong các lần bay qua vào cuối buổi sáng và đầu buổi chiều). Thứ hai, việc chụp ảnh có độ phân giải cao từ các khoảng cách lớn hơn đang được phát triển sẽ cho phép các vệ tinh quan sát bay chậm ở quỹ đạo thấp nằm trong tầm hoạt động của trạm mặt đất trong nhiều giờ chứ không phải chỉ vài phút. (Trong một đến hai thập niên tới, các nhà quan sát trông chờ độ phân giải vật thể 1 mét từ quỹ đạo địa tĩnh sẽ trở nên khả thi, cho phép sự quan sát không bị gián đoạn). Thứ ba, trong thập niên tiếp theo, sự ra đời của việc chụp ảnh có độ phân giải cao của các vệ tinh radar thương mại sẽ cho phép việc quan sát trong mọi điều kiện thời tiết suốt 24 giờ trong ngày. Kĩ thuật “ lẩn tránh” đến lúc đó có thể dễ dàng bị phát hiện ra, và các kỹ thuật nghiêm túc hơn sẽ phải được nghiên cứu tính toán.
Các chiến lược nguỵ trang Năm 1998, Ấn Độ đã thành công trong việc nguỵ trang công việc chuẩn bị của mình cho các vụ thử nguyên tử để không bị vệ tinh Mỹ sử dụng kỹ thuật nguỵ trang và ngụy trang phát hiện với sự lợi dụng các đám bụi che. Màn khói ngụy trang cũng có thể che những khu vực nhất định trong những khoảng thời gian nhất định. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Bộ quốc phòng Liên – Xô đã lập ra hẳn một ban đặc biệt tập trung vào nhiệm vụ được gọi là “chiến lược đánh lừa” hay theo tiếng Nga là Maskirovka. Mục tiêu của nó là giảm hiệu quả của việc Mỹ sử dụng các vệ tinh do thám chụp ảnh bằng cách nguỵ trang, tạo ra thông tin giả và các kỹ thuật khác. Ngày nay, chính phủ của một "nước Nga nợ nần" đang chào bán cho nước ngoài các công nghệ quân sự của mình, và họ sớm nhận ra rằng xuất khẩu công nghệ nguỵ trang ngụy trang này của mình là một công việc có khả năng mang lại lợi nhuận rất lớn.
Nhưng đưa các công nghệ liên quan đến lĩnh vực quân sự vào lòng đất có thể tạo ra những tác động bất ngờ, với mối đe dọa của các vệ tinh chụp ảnh “bạn có thể trốn, nhưng sau đó bạn không thể chạy”. Điều đó có nghĩa là, các biện pháp để bảo vệ một mục tiêu khỏi sự phát hiện của các hệ thống chụp ảnh vũ trụ cũng có thể gây trở ngại hoặc thậm chí ngăn cản việc khai thác chức năng hoạt động của nó. Phương pháp tạo thông tin giả khác là lập ra các mục tiêu giả trên mặt đất cũng rất hiệu quả. Chris Haakon, giám đốc điều hành hãng Autometric nói rằng: “Bạn có thể tạo ra nhiều vật ngụy trang để làm quá tải cả hệ thống, vì không có đủ những nhà phân tích ảnh được đào tạo để làm việc này”...
Tài Liệu Tham Khảo 1. Đề án : Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám ở Việt nam giai đoạn 2001-2010 _Bé Khoa học Công nghệ và Môi trường.
2. Thông tin vệ tinh và các ứng dông _ GS.Nguyễn Văn Ngọ.
3. Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường_ Nguyễn Ngọc Thạch(chủ biên)
4. Introduction to Radar and RADARSAT_ IMAGE Centre_May 1996
Comments[ 0 ]
Post a Comment