Nước Mỹ gõ cửa châu Á - châu Á gõ cửa nước Mỹ
Friday, April 12, 2013
Với chuyến thăm châu Á của Ngoại trưởng Kerry, chính quyền Obama-II vẫn đặt trọng tâm chiến lược vào châu Á-Thái Bình Dương.
Châu Á-Thái Bình Dương quan tâm đến chủ trương của chính quyền Obama-II với êkip đối ngoại-anninh-quốc phòng mới đối với khu vực này sẽ như thế nào, sau 4 năm Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á bằng chính sách “xoay trục” (2009-2012).Mỹ điều chỉnh tư duy chiến lượcVới ngân sách quốc phòng chiếm 3% và ngân sách ngoại giao chỉ chiếm 1% ngân sách Liên bang, khó khăn tài chính đang đe dọa nền quốc phòng và chính sách ngoại giao của Mỹ. Chính quyền Obama-II buộc phải tái cấu trúc lại chính sách đối ngoại-an ninh-quốc phòng trong điều kiện mới.Về chiến lược đối ngoại, có một sự điểu chỉnh rất cơ bản tư duy chiến lược và học thuyết can dự: Mỹ sẽ giảm cam kết và cam kết một cách có chọn lọc, giảm dính líu và dính líu một cách có chọn lọc. Việc Mỹ rút quân Mỹ khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014 được đánh giá là sự rút lui vai trò sen đầm quốc tế một cách chọn lọc.Cách thức Mỹ can dự vào các cuộc xung đột Lybia, Mali và Syria thể hiện tư duy chiến lược mới của Mỹ về can dự thận trọng, có mức độ và chọn lọc: những nơi không thuộc lợi ích sống còn, nhưng cần hỗ trợ các đồng minh NATO trong nỗ lực chống các thế lực hồi giáo cực đoan, Mỹ chỉ đóng vai trò tình báo, hậu cần, huấn luyện, nhưng không can dự trực tiếp quân sự. Trong Chiến tranh Lybia, Mỹ chỉ thực hiện một số hoạt động chiến đấu vào thời điểm lực lượng Anh, Pháp không có khả năng thực hiện giải quyết chiến trường; những công việc chính được để cho các nước đồng minh phương Tây và lực lượng đối lập bản địa trực tiếp thực hiện.
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Essex neo đậu tại cảng Subic (Philippines) - một phần của sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình DươngBài học lớn được rút ra từ hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan là lực lượng Mỹ có thể đánh bại lực lượng quân sự đối phương nhưng Mỹ thất bại trong việc áp đặt các giá trị Mỹ để xây dựng các chính quyền sở tại ổn định.Tuy vậy, dù mất vai trò độc tôn sau Chiến tranh lạnh, nhưng giữa 3 trung tâm quyền lực thế giới hiện nay (Mỹ-Tây Âu, Trung Quốc), Mỹ hiện vẫn là cường quốc toàn cầu, mạnh nhất thế giới trên cả ba phương diện kinh tế, chính trị, quân sự. Thế giới vẫn cần Mỹ cũng như Mỹ không thể rút lui khỏi công việc thế giới.Việc Mỹ độc lập về năng lượng nhờ phát triển được những kỹ thuật khai thác dầu tiên tiến sẽ tác động đến nước Mỹ như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.Về địa-chính trị, tầm quan trọng Trung Đông giảm đi do Mỹ không phải phụ thuộc vào dầu lửa Trung Đông có tính sống còn. Điều này cho phép Mỹ tính toán lại sự can dự và sắp xếp một bàn cờ lớn, tính lại vai trò của Nga, Israel, và cách thức mới kiềm chế Trung Quốc và Iran.Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là ưu tiến chiến lược đối ngoại MỹChâu Á-Thái Bình Dương vẫn được xác định là ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của Mỹ, ít nhất vì hai lý do chính: Khu vực này là động lực tăng trưởng kinh tế thương mại của thế giới; Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương có những lợi ích quốc gia tại khu vực này, đồng thời Trung Quốc vẫn là mối đe dọa tiềm năng đang tìm mọi cách thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ về kinh tế, chính trị và quân sự.Tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc là một trong các trọng tâm đối ngoại của chính quyền Obama-II. Ngoại trưởng Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đều ủng hộ chủ trương hòa giải với Trung Quốc. Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Mỹ đang đối mặt với thách thức để giải thích khái niệm “quan hệ kiểu mới”.Một nền tảng khá hoàn chỉnh đã được thiết lập cho việc xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa Trung Quốc và Mỹ. Động lực của quan hệ này là thương mại và kinh tế. Hai nước hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau với giao dịch thương mại lên tới gần 500 tỷ USD vào năm 2012. Washington và Bắc Kinh đã thể chế hóa các cuộc tiếp xúc và đối thoại cấp cao thông qua các cuộc họp thượng đỉnh và đàm phán như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung. Hai bên cũng tiến hành bình thường hóa các trao đổi quân sự và đối thoại.Mặc dù quan hệ song phương đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn một khoảng trống rất lớn giữa hai nước trong việc thiết lập sự tin cậy chiến lược. Quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là mắt xích yếu trong nỗ lực xây dựng quan hệ kiểu mới.Cách làm của Mỹ trong việc thực thi chiến lược “trở lại châu Á” từ nay về sau có thể sẽ ôn hòa hơn, và điều này sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực đến quan hệ Trung-Mỹ. Nhưng mâu thuẫn về mặt chiến lược giữa Trung Quốc với Mỹ từ nay về sau cũng sẽ nhiều hơn, cạnh tranh trong lĩnh vực chính trị ngoại giao cũng sẽ sâu sắc hơn.Cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ ba trên bán đảo Triều đã tạo cớ cho Mỹ thể hiện lập trường cứng rắn nhằm củng cố long tin của các nước đồng minh, trước hết là Nhật Bản và Hàn Quốc, về việc Mỹ nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ hiệp ước.Mặt khác, các phản ứng cứng rắn của Mỹ đối với Triều Tiên, với việc tăng cường hiện diện quân sự, đặc biệt đã tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản, và thiết lập thêm trạm tên lửa mới tại Guam cho thấy Mỹ tích cực nắm bắt thời cơ để tăng cường khả năng răn đe và kiềm chế tại châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ làm việc này mà Trung Quốc không có lý do phản đối.Trước khi nước Mỹ cử ngoại trưởng mới sang gõ cửa châu Á thì châu Á đã gõ cửa nước Mỹ, thể hiện qua các chuyến thăm Washington của Thủ tướng Nhật Bản, Singapore, Quốc vương Brunei, của các Ngoại trưởng Úc, Hàn Quốc và Philippines. Trong các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo Mỹ đã tái khẳng định việc tiếp tục chính sách tái cân bằng sang châu Á. Việc Tổng thống Mỹ cam kết sẽ tham dự EAS và gặp gỡ cấp cao Mỹ-ASEAN tại Brunei, Ngoại trưởng Mỹ dự ARF, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tham dự Đối thoại Shangrila cho thấy Mỹ không thể để Trung Quốc thao túng chính trị khu vực; do đó Mỹ vẫn cần can dự vào khu vực, tuy hình thức và nội dung có điều chỉnh./.Nguyễn Nguyên - Toquoc
Tags:
Biển Đông,
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment