Việt Nam là quốc gia liên tục thực hiện chủ quyền của mình với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, dù Biển Đông chưa bao giờ lặng sóng.
Sóng Trường Sa Trung HiếuNhân dịp ra mắt chuyên đề Biển đảo trên Điện tử Tổ Quốc tiếng Anh, phóng viên có cuộc trò chuyện với TS Trần Công Trục- Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ- người có hơn 40 năm nghiên cứu về vấn đề biển đảo.+ Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là người gần 40 năm nghiên cứu về Biển Đông, ông có thể cho biết tính liên tục trong việc thể hiện chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?- Phải nói Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi quyền làm chủ đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Từ thời kỳ các chúa Nguyễn, người Việt đã chiếm hữu và gìn giữ hai quần đảo này, liên tục, với tư cách nhà nước. Trong quá trình thực hiện bảo vệ và quản lý, cũng đã phải chống chọi với nhiều thế lực bên ngoài muốn tranh chấp chủ quyền đó. Để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo, trong lịch sử, Nhà nước Việt Nam tùy theo các giai đoạn đã bảo vệ, chống lại sự xâm phạm đó rất ngoan cường. Nhưng giai đoạn có nhiều sự kiện nhất, liên quan đến quá trình bảo vệ, quản lý hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa chính là giai đoạn đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Đây là thời kỳ đáng được nghiên cứu và nhắc lại, đáng được lưu ý, để một mặt chứng minh tính liên tục, tính hiệu quả và tính hợp pháp của nhà nước Việt Nam với hai quần đảo này đồng thời thể hiện tính kiên cường, mạnh mẽ chống lại sự vi phạm của những thế lực bên ngoài nhăm nhe xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này.Cụ thể phải kể đến sự kiện Hoàng Sa 1974, khi Trung Quốc huy động một lực lượng không quân ra đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa lúc bấy giờ do quân đội Việt Nam Cộng hòa đang quản lý. Đấy có thể nói là sự kiện khá đậm nét trong lịch sử bảo vệ, quản lý chủ quyền của nhà nước Việt Nam trước sự xâm lăng của Trung Quốc. Trong tình hình, Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam sau hiệp định Paris, không còn hỗ trợ trực tiếp đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa nữa. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đang trên đà suy thoái trước những đòn tiến công mãnh liệt của quân Giải phóng. Lợi dụng tình hình đó, Trung Quốc đã đưa cả hỏa lực và không quân ra đánh chiếm nốt phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.Sau khi chiếm được hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc biến quần đảo này thành bàn đạp để tiếp tục lấn xuống. Sau khi mất Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng nhận định, khả năng Trường Sa có thể cũng bị mất vào tay Trung Quốc. Chính Nguyễn Văn Thiệu, khi điện cho quân Việt Nam Cộng hòa có nói: đề phòng khả năng Bắc Kinh đưa quân xuống chiếm nốt Trường Sa, do sự làm ngơ của Hoa Kỳ.Sau chiến dịch Hồ Chí Minh, quân đội Việt Nam đã ra tiếp quản các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa đang chiếm giữ.
Ông Trần Công Trục: "Biển Đông chưa bao giờ lặng sóng" (Ảnh: Hồng Hà)
+ Theo những tư liệu mà ông nghiên cứu, các chiến sĩ quân giải phóng đã tiếp quản Trường Sa như thế nào?- Theo thông tin của lực lượng ra tiếp quản, khi chúng ta cắm cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng, ngoài khơi đã có những tàu cắm cờ của Trung Quốc lởn vởn ở ngoài. Rõ ràng họ cũng nhăm nhe lợi dụng cơ hội đó để nhảy vào chiếm nốt Trường Sa. Nhưng khi quân ta ra cắm cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở đó thì họ không dám như đã làm với Hoàng Sa năm 1974 nữa.Việc tiếp quản hoàn thành, nói lên ý nghĩa pháp lý sự kế tục của việc thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, chuyển từ Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sang Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, lại chuyển tiếp sang Việt Nam Dân chủ cộng hòa, rồi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.+Sự tiếp quản của quân đội Việt Nam có ý nghĩa gì, thưa ông? - Chúng ta đã có sự kế tục, kế thừa việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, rất hợp lý và hợp pháp, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Chúng ta có quân đội nhà nước mở rộng thêm các vị trí trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Từ 6-7 đảo, chúng ta mở rộng thêm phạm vi thuộc quần đảo, đến nay, theo công bố của lực lượng quản lý, chúng ta có quân trên 20 điểm. Sự quản lý của Việt Nam với hai quần đảo này cũng nhận được sự quan tâm lớn của Nhà nước, Quốc hội Việt Nam. Chúng ta đã thành lập đơn vị hành chính cấp huyện đối với quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa.Từ đó, rút ra kết luận rằng, thời kỳ của những năm 70 của thế kỷ trước, Nhà nước Việt Nam qua các chính thể khác nhau đã liên tục quản lý hai quần đảo này với tư cách là một quốc gia có chủ quyền và tổ chức, chiến đấu để bảo vệ, chống lại sự xâm lược của các nước khác. Nhưng vì điều kiện, hoàn cảnh có khó khăn nên đã xảy ra việc bị mất Hoàng Sa, sau này, năm 1988, Trung Quốc lại đưa quân ra xâm chiếm, tiếp tục chiếm thêm đảo phía Đông Nam Trường Sa. Chúng ta một mặt phản đối sự xâm phạm, một mặt củng cố chủ quyền bằng việc xây dựng đơn vị hành chính.+ Hơn 40 năm theo dõi vấn đề biên giới, hải đảo, ông thấy ngày xưa, Biển Đông có căng thẳng như bây giờ?- Biển Đông chưa bao giờ lặng sóng. Bản chất vấn đề Biển Đông là do chiến lược của Trung Quốc: họ muốn tìm đường vươn ra biển, muốn biến từ quốc gia lục địa đóng cửa thành quốc gia mở cửa, vươn ra biển. Con đường họ chọn là Biển Đông bởi đây là con đường khả thi hơn cả. Biển Bắc thì có quá nhiều đối thủ lớn.+ Trước những căng thẳng ấy, theo ông, ứng xử của ta đã đủ mạnh?- Phải nhìn nhận thực tế là trong khu vực, Việt Nam là nước tích cực nhất trong các vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông từ ngày chúng ta tham gia Công ước Luật Biển. Chúng ta là nước đầu tiên có tuyên bố về phạm vi các vùng biển trong khu vực Đông Nam Á, cũng là nước đầu tiên cho ra đời đường cơ sở, tích cực tham gia đàm phán về các vùng chồng lấn trên biển. Rất nhiều học giả đã đánh giá cao sự giải quyết của Việt Nam trong vấn đề biên giới trên biển.+ Với kinh nghiệm của người nhiều năm làm công tác biên giới, tham gia nhiều cuộc đàm phán trong vai trò Trưởng Ban biên giới chính phủ, theo ông, khi đàm phán biên giới với các nước, nhất là Trung Quốc, thì khó khăn nhất là việc gì?- Mọi người giữ trách nhiệm đàm phán thì đều phải xuất phát từ lợi ích của đất nước mình, làm sao để giành lợi ích tối đa cho quốc gia. Đó là điều cơ bản và rõ ràng. Khi đàm phán chắc chắn sẽ có các quan điểm không giống nhau vì nếu thống nhất rồi thì chắc hẳn chẳng ai đàm phán làm gì. Mỗi người một quan điểm thì sẽ khó khăn.Vào những năm 90 của thế kỷ trước, việc khai thông tuyến đường sắt Đồng Đăng- Bằng Tường (giữa Việt Nam và Trung Quốc) đang lâm vào bế tắc thì hai bên xảy ra tranh chấp về biên giới ở khu vực Hữu Nghị Quan. Thậm chí có đổ máu. Lúc bấy giờ, phía mình khẳng định đường biên giới không phải ở trên nối ray mà phải cách đó 300m. còn phía Trung Quốc thì nói ngược lại. Dựa trên tư liệu có được, thấy rằng quan điểm cả hai bên đều có những nhầm lẫn và đường biên giới phải nằm ở đoạn giữa của khu vực đó. Nhưng tôi nói cái nào rõ ràng của mình thì mình bảo vệ, cái nào chưa rõ thì phải đàm phán và có sự nhân nhượng giữa hai bên. Cuối cùng, giải pháp đó được chấp nhận, tôi được giao đi cùng đoàn đàm phán gặp Đường Gia Triền (sau này là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc). Mất một ngày đàm phán, họ đưa ra nhiều lý do để chối bỏ, nhưng cũng phải chấp nhận phương án mình đưa ra.Tôi cho rằng cái khó nhất là khi những người ngồi đàm phán lại có lập trường quan điểm xuất phát từ ý kiến chủ quan, thiếu khách quan, thiếu cơ sở khoa học và không cầu thị. Nếu cứ khăng khăng ý kiến của mình hoàn toàn đúng, không có gì thay đổi cả, lại thiếu thiện chí, thì đó là điều khó khăn.+ Xin cám ơn ông!Hồng Hà (thực hiện) - TOQUOC
Comments[ 0 ]
Post a Comment