CUỘC TÌNH NGA TRUNG: SỰ PHỎNG ĐOÁN CHIẾN LƯỢC
Monday, April 22, 2013
Một tháng trước đây Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm Matxcơva. Nga là quốc gia đầu tiên mà ông lựa chọn cho chuyến thăm cấp nhà nước. Những văn kiện quan trọng nhất được ký kết trong chuyến thăm là các hiệp định về việc tăng cường cung cấp cacbua hyđrô của Nga cho Trung Quốc và xây dựng các nhánh đường ống Phương Nam. Ngoài ra cũng đã ký kết thỏa thuận liên chính phủ về mở rộng hợp tác trong lĩnh vực buôn bán dầu thô và hiệp định hợp tác xây dựng và vận hành nhà máy lọc hóa dầu Thiên Tân.
Sau chuyến thăm đã xuất hiện bài cải chính gây sự tò mò của ITAR-TASS, trong đó thông báo rằng, trong suốt chuyến thăm Matxcơva của Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình từ ngày 22-24/3, các thỏa thuận về việc cung cấp vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại của Nga cho Trung Quốc đã không hề được ký kết. Nguồn tuyên bố như vậy xuất phát từ hệ thống hợp tác kỹ thuật quân sự của LB Nga với nước ngoài đã được giấu tên. Thông tin về các thỏa thuận dường như đã được ký kết trong thời gian chuyến thăm theo lộ trình hợp tác kỹ thuật quân sự đã được Đài truyền hình trung ương Trung Quốc phát tán.
Như vậy, thì thông tin giả đã được tạo ra bởi thói quen của người Trung Quốc “đánh vào những cái kèn” vì một nguyên cớ nhỏ nhất hay sao? Sự thật là, không phải trong thời gian chuyến thăm của đồng chí Tập, mà là trước đó Nga và Trung Quốc đã ký kết văn kiện ở dạng hiệp định khung về việc cung cấp máy bay và tàu ngầm. Về việc này “Vzgliad” (Tầm nhìn) trích dẫn RIA “Novoxti” đã đưa tin, CHND Trung Hoa, có lẽ sẽ mua của LB Nga 24 máy bay Su-35 và 4 tàu ngầm phi hạt nhân dự án 1650 “Amur”. Việc thực hiện 2 thỏa thuận này có thể sẽ là thương vụ cung cấp vũ khí Nga lớn đầu tiên cho Trung Quốc trong nhiều tập niên gần đây. Đồng thời phía Trung Quốc cho rằng, trong tương lai CHND Trung Hoa và LB Nga có thể mở rộng sự hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực cung cấp vũ khí. Ý nói về việc Trung Quốc mua của Nga các động cơ hạng nặng 117S, tên lửa phòng không S-400, máy bay vận tải IL-76 và máy bay tiếp dầu IL-78.
Hợp đồng cung cấp Su-35 và tàu ngầm, như chuyên gia Victor Murakhôvxki đã kể với “Ban tiếng Nga BBC” quả thật đã được ký kết. Bản hợp đồng này đã được chuẩn bị vài tháng: trong thời gian này các bên thảo luận về qui mô của thương vụ. Sự thể là, Nga từ chối cung cấp cho Trung Quốc một lô nhỏ máy bay, Sợ rằng, Bắc Kinh có ý định sao chép những sản phẩm này. Trong quá trình hội đàm hồi năm ngoái thỏa thuận về bảo vệ sở hữu trí tuệ một phần sản phẩm sử dụng cho quốc phòng.
Vả lại, có lẽ không đáng phải tin vào một tuyên bố quả quyết như thế về việc ký kết.
Trên “Nhezaviximaia gazeta” ( “Báo độc lập” ) có bài của Anaxtaxia Bascatôva và Vladimir Mukhin với tựa đề: “Matxcơva và Bắc Kinh không hiểu họ đã ký kết những thỏa thuận gì”. Các phóng viên nhắc tới một sự kiện là, các cuộc hội đàm về việc ký kết hợp đồng cung cấp máy bay tiêm kích cho Trung Quốc đã được tiến hành từ lâu và thỏa thuận liên chính phủ Nga-Trung về cung cấp Su-35 cho Trung Quốc đã được ký kết tháng 1 năm 2013. Sau đó đã diễn ra các cuộc tham vấn về soạn thảo hợp đồng. Hồi tháng 1 Phó giám đốc Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Viatrexlav Đzircan đã kể với các nhà báo về điều này. Ông nói chính xác rằng, đây sẽ không phải là hợp đồng cấp phép (license) mà là hợp đồng cung cấp: Trung Quốc sẽ nhận những máy bay đã sẵn sàng cho sử dụng. Việc cung cấp sẽ phải được bắt đầu sau năm 2015 và thương vụ có giá vào khoảng 1,5 tỉ đô la Mỹ.
Các nhà báo viết rằng hình như Matxcơva và Bắc Kinh đã nhầm lẫn. Xung quanh việc cung cấp máy bay tiêm kích và tàu ngầm của Nga cho CHND Trung Hoa đã nổ ra một vụ scandal. Tranh cãi chủ yếu đã nổ ra về khả năng chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ sản xuất và tổ chức cho ra lò những mẫu tương tự ngay tại các nhà máy ở Trung Quốc.
Theo tin tức từ các nguồn của “Nhezaviximaia gazeta”, Trung Quốc muốn hạn chế tới mức tối thiểu việc mua các mẫu thành phẩm kỹ thuật quân sự từ Nga. Điều quan tâm chủ yếu của Thượng đế là nhập khẩu và nắm bắt các công nghệ mới nhất của Nga. Vì vậy người Trung Quốc cũng đã giảm đi một nửa qui mô của thương vụ mua sắm Su-35: từ 48 xuống còn 24 chiếc. Biên bản ghi nhớ sơ bộ về việc nhập khẩu số lượng máy bay tiêm kích Nga như thế đã được 2 bên tán thành vào tháng 11 năm 2012. Các chuyên gia được “Nhezaviximaia gazeta” thăm dò ý kiến đã khẳng định rằng, việc chế tạo các mẫu tương tự sản phẩm của nước ngoài là một phần chính sách của Trung Quốc, phổ biến trên thực tế ở bất kỳ ngành sản xuất nào của nước này. Các chuyên gia đã cố gắng dự báo tổng giá trị của hiệp định dường như đã được ký kết giữa 2 nước. Ông Narec Avakian- nhà phân tích của công ty tài chính “AForex” cho rằng, với tính toán giá thành một chiếc Su-35 vào khoảng 90 triệu đô la và tính tới giá tàu ngầm thì giá trị của hợp đồng có thể vượt mức 3,5 tỉ đô la.
“Những thỏa thuận về máy bay” của CHND Trung Hoa và LB Nga vẫn đang tiếp tục hành hạ các nhà báo cho tới ngày hôm nay.
Xcôtt Harôld và Loyall Svartx vài ngày trước đã viết về việc này trên tờ “The Diplomat” (Nhà ngoại giao): “Một số nhà báo cho rằng, Trung Quốc định ứng dụng các công nghệ được sử dụng trong động cơ của Su-35 cho các máy bay tiêm kích-tàng hình hiện nay đã được họ chế tạo. Và cũng như trong trường hợp đã diễn ra với việc cung cấp thiết bị mang năng lượng, các nhân vật chính thức của Nga thông qua báo chí đã cho biết rằng, lúc này các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục, và những kết quả cuối cùng, có thể chỉ đến cuối năm mới được biết rõ”.
Trên số mới nhất của tờ báo Nhật “Nikkei” có nói về việc Trung Quốc mua của Nga 24 chiếc tiêm kích Xu-35 loạt vừa sản xuất. Thực ra, các tác giả trích dẫn từ những phương tiện thống tin đại chúng Trung Quốc. Người Nhật nhận định thẳng thắn rằng, mục tiêu của người Trung Quốc là “nhân bản”.
“Su-35 được đưa vào trang bị của quân đội Nga chỉ mới gần đây và là nơi tập trung những phát minh quân sự bí mật. Thật đáng ngạc nhiên là, nước Nga lại bán cho Trung Quốc loại vũ khí như vậy mà không có bất kỳ sự nghi ngờ nào. Những tin tức về thương vụ này làm các chuyên gia về vũ khí trang bị toàn thế giới ngỡ ngàng”.
Người Nhật cho rằng, trên thực tế Trung Quốc muốn nắm bắt các công nghệ tiên tiến. Một đại diện không được nêu tên của các lực lượng phòng vệ Nhật nói: “Trung Quốc hoàn toàn không quan tâm tới chính những chiếc tiêm kích. Mục đích thực sự nằm ở việc sao chép lại các hệ thống của động cơ và ra đa và sử dụng chúng trên các máy bay tiêm kích mà họ tự chế tạo”. Và không nhất thiết phải mua một số lượng lớn máy móc, nếu mục đích duy nhất là sao chép trang thiết bị bên trong của “Sukhôi”.
“Ở giai đoạn đầu hội đàm Trung Quốc nói về việc chỉ mua 4 chiếc tiêm kích, nhưng phía Nga đã tuyên bố rằng, sẽ không bắt đầu bán nếu số lượng ít hơn 48 chiếc”. Tới thăm nước Nga, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong thời gian hội đàm với Tổng thống Putin ngày 22 tháng 3 dẫu sao cũng đã giảm được số lượng xuống 24 chiếc tiêm kích”.
Ở Nhật Bản-một nước rất không thích sự mạnh lên của CHND Trung Hoa và tranh chấp với Trung Quốc quần đảo Xen-ca-cự người ta đã hiểu tình huống này đúng theo một nghĩa như thế đó.
Còn điều gì về phía người Trung Quốc?
Chủ đề quan hệ song phương Trung-Nga có được một cú hích từ thời điểm gặp gỡ của 2 đồng chí Putin và Tập tại Matxcơva được thông tấn xã “Tân Hoa” phát triển những ngày gần đây. Cần phải nhận xét rằng, “đề tài” về Su-35 hay tàu ngầm thậm chí đã không hề được nhắc tới.
Trong một bài báo lớn có kể về chuyến thăm Trung Quốc của một đoàn đại biểu lớn của chính phủ Nga do Phó thủ tướng thứ nhất Igor Suvalôv dẫn đầu. Đoàn tới Trung Quốc để giới thiệu những khả năng đầu tư của Nga. Ở đây nêu lên một cách cao hứng rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên mà ông Putin thực hiện chuyến thăm xuất ngoại ngoài khuôn khổ SNG sau khi tái đắc cử Tổng thống, và Nga đã trở thành điểm dừng đầu tiên trong đợt xuất ngoại của ông Tập Cận Bình sau khi ông nhậm chức nguyên thủ quốc gia.
Sự hợp tác chiến lược đã được đề cập tới. Như phó giám đốc Viện nghiên cứu Nga, Đông Âu và Trung Á trực thuộc Học viện khoa học xã hội Trung Quốc Li Yun Juan đã nhận xét trong bài phỏng vấn của phóng viên “Tân Hoa”, giờ đây cả Trung Quốc và Nga coi việc đẩy mạnh hợp tác song phương như những cơ hội chiến lược. Vị chuyên gia nhận định: “Sự phối hợp về chính trị ở cấp độ cao, không nghi ngờ gì nữa, đang tạo ra những khả năng hợp tác to lớn cho giới doanh nhân 2 nước và việc mở rộng tương trợ song phương là sự lựa chọn tất nhiên của cả 2 bên”. Còn Bộ trưởng thương mại CHND Trung Hoa Gao Khutran phát biểu tại hội nghị đầu tư Nga-Trung diễn ra ở Bắc Kinh ngày 15 tháng 4 đã tuyên bố rằng, Trung Quốc và Nga coi việc đi vào chiều sâu hợp tác thực tế như là nhiệm vụ trọng tâm trên con đường phát triển hợp tác song phương trong giai đoạn tới, và hợp tác đầu tư như là hướng ưu tiên phát triển sự hợp tác song phương thực tế.
Theo nhận định, căn cứ vào các số liệu thống kê của Trung Quốc, giữa Nga và Trung Quốc trong những năm gần đây đã quan sát thấy xu hướng thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư. Quy mô hợp tác tới gần 30 tỉ đô la Mỹ. Trong vòng 10 năm qua Trung Quốc giữ vững được tốc độ tăng trưởng đầu tư trung bình hàng năm hơn 40% vào các lĩnh vực phi tài chính của Nga. Liên bang Nga theo thông báo của “Tân Hoa” đã trở thành một trong những quốc gia lớn nhất về tốc độ tăng trưởng thu hút đầu tư từ Trung Quốc.
Nhưng cũng cần nhận thấy rằng, so với tầm cao của các mối quan hệ chính trị và các tiềm năng trên thị trường 2 nước thì mức độ hợp tác đầu tư hiện nay hãy còn thấp. Chủ tịch điều hành Trung tâm hợp tác kinh tế-thương mại Nga-Trung Xecgây Xanacôev đã phát biểu ý kiến của mình rằng, nhiệm vụ chính hiện nay là xây dựng bầu không khí tin cậy cao độ trong giới kinh doanh và thể hiện sự sẵn sàng đảm bảo an ninh kinh tế của chính phủ 2 nước. Còn ông Igor Suvalôv nói rằng, mục tiêu chính của chuyến thăm Trung Quốc là hiện thực hóa các thỏa thuận mà lãnh đạo 2 nước đã đạt được và thể hiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc thấy rõ những khả năng đầu tư to lớn của Nga: “Chúng tôi muốn làm tan đi huyền thoại về sự nghi ngại đối với nền kinh tế Nga của các nhà đầu tư Trung Quốc”.
Một trong những nhiệm vụ chính của chuyến thăm Trung Quốc mới nhất của Đoàn đại biểu Nga là lôi kéo các nhà đầu tư của Trung Quốc tham gia vào các dự án đầu tư lớn tại Viễn Đông cũng được lưu ý tới. Đoàn đại biểu Nga, “Tân Hoa” viết, đã giới thiệu cho các doanh nhân Trung Quốc những khả năng đầu tư vào khu vực này, đó là các lĩnh vực: giao thông vận tải, năng lượng khu vực, viễn thông, và cuối cùng là lĩnh vực xây dựng các hải cảng và hạ tầng xã hội. Các vị đại diện chính phủ đã tuyên bố về việc Nga sẵn sàng đưa ra nhiều ưu đãi về thuế nhằm thu hút các nhà đầu tư vào Viễn Đông và Baikal.
Xcôtt Harôld và Loyall Svartx ( nói thêm, đây là các nhà nghiên cứu chính trị, những nhân viên của công ty đầu não “RAND Corporation”)-2 người đã được nhắc tới trên đây nhận định một cách công bằng rằng, ngoài các nguồn dự trữ năng lượng khổng lồ của Nga, các nhu cầu đang tăng nhanh của Trung Quốc, sự gần gũi về địa lý của 2 nước và những ưu thế chiến lược của vận chuyển bằng đường bộ, mà Hải quân Mỹ không có khả năng cản trở, thì sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc vẫn còn hạn chế.
Nước Nga vẫn chỉ xếp thứ tư về giá trị cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc và chỉ đảm bảo được 8% nguồn nhập khẩu dầu mỏ của nước này. Trong lĩnh vực khí đốt tự nhiên mức độ hợp tác còn thấp hơn.
“…người đứng đầu “Roxnefti” Igor Xetrin đã tuyên bố rằng, Nga và Trung Quốc hiện nay chưa ký kết hợp đồng cuối cùng về nghĩa vụ của 2 bên. Chướng ngại lần này là cơ cấu xây dựng giá thành trong việc xuất khẩu khí đốt. Nga muốn thiết lập giá ở mức độ có lợi như trong những thương vụ mà mình đã ký kết với các nước châu Âu, nhưng Trung Quốc muốn nhận khí đốt với giá rẻ hơn nhiều. Trong quá khứ sự bất đồng về giá cả đã hơn một lần làm gián đoạn các cuộc hội đàm, vì vậy rất có thể là tới tận cuối năm 2013 thương vụ vẫn có nguy cơ bất thành”.
Về lĩnh vực vũ khí thì ở đây, theo ý kiến của các nhà phân tích, Bắc Kinh muốn trả càng ít tiền cho các công nghệ quân sự hiện đại và trang bị kỹ thuật càng tốt. Nga muốn tăng cường cung cấp vũ khí cho Trung Quốc, nhưng đồng thời có ý định né tránh các thương vụ có thể tạo ra mối đe dọa về an ninh cho chính mình.
Các nhà nghiên cứu chính trị lưu ý rằng, việc cung cấp vũ khí của Nga cho Trung Quốc giảm đi rõ rệt từ sau năm 2007: Bắc Kinh đã bắt đầu đòi hỏi không những trang bị mà cả công nghệ.
Các nhà phân tích Mỹ cũng nhận định cả về khả năng hợp tác giữa Bắc kinh và Matxcơva trong việc xây dựng cùng với các quốc gia BRICS khác một tổ chức tương tự như IMF và WB dành cho “thế giới đang phát triển”.
Để kết luận các nhà phân tích dường như nhún vai:
“… lúc này không hiểu, Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến thăm Matxcơva để đạt được những thỏa thuận quan trọng về mặt chiến lược hay chưa. Trong thời gian cuộc gặp cấp cao các quan chức và nhà báo Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố ám chỉ rằng, đã đạt được các thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực năng lượng và buôn bán vũ khí. Nhưng theo những tin tức của báo chí Nga thì, những tuyên bố này là quá vội vàng, và những cuộc hội đàm khó khăn còn đang chờ đợi 2 bên ở phía trước”.
Các nhà phân tích của “RAND Corporation” chỉ rõ, những nghi kỵ do lịch sử để lại, sự thiếu tin tưởng lẫn nhau và khác biệt về những lợi ích chiến lược có thể cản trở việc mở rộng sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga.
Như vậy liên minh hợp tác chiến lược Nga-Trung đang làm cho Phương Tây lo ngại này vẫn còn đang được đặt dưới dấu hỏi.
Hiện nay chỉ có thể vững tin nói được một điều: mục đích chủ yếu (và công khai) chuyến thăm Matxcơva tháng 3 của ông Tập Cận Bình là tăng cường việc mua cacbua hyđrô Nga của Trung Quốc. Thượng đế hiện nay đang mua dầu mỏ ở Ả rập Xêut là chính. Cần bổ sung điều này rằng, người Trung Quốc thường nghĩ về thủ đoạn dương đông, kích tây trong việc mua các nguồn năng lượng: họ không chấp nhận sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp.
Về Su-35 thì chúng ta sẽ còn được nghe về “thỏa thuận khủng”.
Tác giả: Oleg Truvakin - Biên dịch: Đỗ Ngọc Linh
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment