Tham nhũng trong ngành quốc phòng Nga
Sunday, April 28, 2013
Nạn tham nhũng trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã dẫn tới những lo ngại về hiệu quả các khoản tiền khổng lồ dành để tái vũ trang lục quân và hải quân nước này.
Cuối năm 2012, Viện Kiểm sát Quân sự Nga đã chính thức mở cuộc điều tra về tình trạng tham nhũng trong ngành Quốc phòng.
Theo điều tra sơ bộ, năm 2011, ngân sách quốc phòng Nga đã bị biển thủ khoảng hơn 3 tỷ ruble (hơn 95 triệu USD) bởi các quan chức, tướng lĩnh và các nhà thầu quân sự, trong đó chủ yếu liên quan đến Công ty Quốc phòng Oboronservis, đơn vị gần như độc quyền khai thác các hợp đồng xuất khẩu vũ khí cũng như hiện đại hóa quân đội của Nga.
Dư luận Nga mấy ngày qua lại dấy lên những thông tin về nạn tham nhũng trong ngành quốc phòng. Giá mua vũ khí ở Nga không minh bạch và phụ thuộc vào ý định tham những của các tổ chức quốc phòng bằng chứng là sự chênh lệch rất lớn của giá các loại vũ khí trong các cuộc điều trần tại Viện Xã hội, cơ quan chuyên trách về quan hệ với các công dân Liên bang Nga.
Ngày 23/4, có thông tin hai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borei là Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga trong năm 2013 chứ không phải năm 2014 như thông báo trước đây. Giá dự toán các tàu ngầm mới này do đích thân Tổng thống Vladimir Putin đưa ra. Song mùa Xuân năm ngoái, cơ quan đặt hàng nhà nước thay cho Bộ Quốc phòng Nga cho rằng tập đoàn United Shipbuilding Corporation đã tính vống giá thành chế tạo các tàu ngầm này tới 30%. Trong khi đó, các xưởng đóng tàu cho rằng họ đã đảm bảo chi phí chế tạo ở mức thấp nhất và hầu như không có lãi.
.
Ngành công nghiệp quốc phòng Nga thuộc hàng lớn mạnh nhất thế giớiTháng 5/2012, Tổng thống Putin đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt bàn về giá thành các tàu ngầm trên với sự tham dự của tất cả các bên liên quan. Đến tháng 11/2012, ông Putin chỉ thị cho Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin, người chịu trách nhiệm về các tổ hợp công nghiệp quốc phòng (MIC), cùng một nhóm phụ trách kinh tế trong chính phủ phải hoàn tất việc soạn thảo bộ nguyên tắc chung về định giá trong các đơn hàng quốc phòng của chính phủ.Ngày 22/4, Viện xã hội đã tiến hành một cuộc điều trần về chủ đề “Nâng cao chất lượng điều hành và kiểm soát MIC là yếu tố quan trọng nhất chống tham nhũng”. Lên điều trần là những người trực tiếp tham gia các đơn hàng quân sự của chính phủ và là những người hiểu rõ về các vấn đề trong ngành công nghiệp quốc phòng: đó là đại diện của cơ quan kiểm soát giá và mua sắm quân sự của chính phủ Rosoboronzakaz, cơ quan thuế liên bang, người đứng đầu các MIC, cũng như các thành viên của Viện Xã hội chuyên trách về vấn đề an ninh quốc gia.Tại cuộc điều trần, người ta đã công bố một danh sách các vấn đề trong quốc phòng. Và hóa ra nước Nga lại không có các công cụ để làm rõ yếu tố tham nhũng trong hoạt động của các MIC. Đó là tình trạng không có các thủ tục luật pháp, các quan chức không phải chịu trách nhiệm về bất cứ thông tin sai lệch nào liên quan tới chi tiêu không hiệu quả. Công nghiệp quốc phòng không được luật pháp bảo vệ trước sự sắp đặt không có kiểm soát về phân bổ tài sản và ngân sách quốc gia. Về mặt chính thức, các tổ chức quốc phòng là tổ chức công, song không minh bạch và đôi khi thậm chí chính phủ cũng không thể tác động tới các tổ chức này.Hệ thống định giá trong ngành công nghiệp quốc phòng cho phép đưa vào giá dự toán những khoản tham nhũng. Viện Xã hội kết luận: “Nguy cơ tham nhũng cao trong hoạt động của các quan chức chính phủ liên quan tới việc hình thành giá ban đầu trong các hợp đồng của chính phủ. Cơ quan quản lý tài sản nhà nước, cũng như các MIC lớn không có kế hoạch phòng ngừa để tăng hiệu quả sự dụng ngân sách, và không loại trừ việc lặp lại những vụ bê bối tham nhũng tương tự như ở Bộ Quốc phòng và Cơ quan vũ trụ Nga”.Trong đơn hàng của các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng và các xí nghiệp thuộc MIC, số trường hợp vi phạm trong năm 2012 không giảm so với năm 2011, trong khi số các vụ án hình sự tăng 25%. Theo ông Paul Kravchenko, người đứng đầu Rosoboronzakaz, “số vụ vi phạm đã tăng 15%. Thực tế đã chỉ ra một lượng lớn những điều trái quy định và nguy cơ tham nhũng cao”.V.V (Theo báo Nga) - Toquoc
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment